Các đặc tính dinh dưỡng và dược liệu của mít rất nhiều. Nó là một nguồn protein hoàn chỉnh do có 9 axit amin thiết yếu, mặc dù nhìn chung nó có hàm lượng protein thấp và có rất ít một trong số các axit amin đó. (Needpix)
Mùa hè là mùa của các loại trái cây, đặc biệt ở các quốc gia nhiệt đới. Bên cạnh hương vị thơm ngon, chúng còn có nhiều hợp chất hoạt tính sinh học giúp giảm viêm, huyết áp cao và thậm chí cả nguy cơ phát triển ung thư.
Một trong những thứ trông kỳ lạ nhất trong số đó là mít (Artocarpus heterophyllus), có sẵn từ tháng 3 đến tháng 8 và có thể nặng tới 45kg khi trưởng thành, mặc dù những quả được nhìn thấy trong các cửa hàng thường rơi vào khoảng 4,5kg – 11kg.
Vỏ ngoài màu xanh sần sùi của quả che giấu một lớp thịt dính màu trắng chứa đầy các hạt, mỗi hạt được một lớp thịt màu vàng thơm ngon bao quanh.
Ở các nước nhiệt đới nơi mít phát triển, nó được coi là một loại trái cây thần kỳ do hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ cao. Ở Bangladesh, nó được xếp vào hàng “quốc bảo”. Ấn Độ là nhà sản xuất mít lớn nhất thế giới, tiếp theo là Thái Lan, Indonesia, Mexico và Nepal.
Thịt mít chưa chín có thể được sấy khô và ăn như một chất thay thế thịt trong các món ăn chay và thuần chay. Thịt chín có thể ăn không hoặc làm thành bánh, sữa trứng, cà ri và sinh tố. Vỏ hạt màu vàng có vị ngọt và thơm ngon, hạt có thể rang lên ăn như một món ăn vặt.
Chất lượng dinh dưỡng
Các đặc tính dinh dưỡng và dược liệu của mít rất nhiều. Nó là một nguồn protein hoàn chỉnh do có 9 axit amin thiết yếu, mặc dù nhìn chung nó có hàm lượng protein thấp và có rất ít một trong số các axit amin đó.
Các vitamin và khoáng chất phổ biến nhất của mít bao gồm vitamin A, C, thiamine, niacin, riboflavin, canxi, phốt pho, kali, sắt, đồng, magie, mangan và kẽm.
Mặc dù mít có chứa đường, trong đó phần lớn là đường fructose, nhưng chất xơ và protein trong mít giúp làm chậm quá trình chuyển hóa đường, mang lại chỉ số đường huyết trung bình phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Hợp chất có hoạt tính sinh học
Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, một hợp chất hoạt tính sinh học là một chất hóa học được tìm thấy trong thực vật có thể thúc đẩy sức khỏe tốt.
Phytonutrients là những chất được sản xuất trong thực vật để tự bảo vệ. Nhiều loại cũng có thể là các hợp chất hoạt tính sinh học có lợi cho cơ thể khi được tiêu thụ. Các chất dinh dưỡng thực vật phổ biến bao gồm carotenoid, flavonoid, coumarin, indoles, isoflavone và resveratrol.
Gần đây, flavonoid đã thu hút được sự quan tâm của khoa học do tác dụng tích cực của chúng đối với sức khỏe và khả năng sử dụng chúng trong việc kiểm soát các bệnh mãn tính.
Các đặc tính dinh dưỡng thực vật, đặc biệt là polyphenol, đóng một vai trò trong hội chứng chuyển hóa, đặc biệt là chứng viêm và quá trình oxy hóa.
Từ thời cổ đại, mít rất giàu các hợp chất có lợi này, đã được biết đến với đặc tính chữa bệnh, bao gồm tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, trị đái tháo đường và chống oxy hóa.
Nó cũng chứa nhiều kali, giúp giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Chất sắt trong mít giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và hỗ trợ lưu thông máu thích hợp, trong khi hàm lượng đồng trong trái cây đóng vai trò thiết yếu trong quá trình trao đổi chất của tuyến giáp.
Niacin, một chất dinh dưỡng khác có trong mít, cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng, chức năng thần kinh và tổng hợp một số hormone.
Một số chất dinh dưỡng thực vật được tìm thấy trong mít đã được nghiên cứu về tác động của chúng đối với tình trạng sức khỏe tâm thần, bao gồm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và mất ngủ.
Một cuộc điều tra về flavonoid epigallocatechin gallate đã xem xét ảnh hưởng của nó đối với căng thẳng và tâm trạng.
Một nghiên cứu khác trên tạp chí Khoa học thần kinh dinh dưỡng năm 2018 cho thấy carotenoids làm giảm đáng kể căng thẳng, cortisol và các triệu chứng về sức khỏe thể chất cũng như cảm xúc. Cần nghiên cứu thêm để xác nhận lợi ích của mít và công dụng chữa bệnh của nó đối với sức khỏe tâm thần.
Thuộc tính chống lão hóa
Vitamin A trong mít hỗ trợ sức khỏe của mắt và có thể chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi tác. Vitamin C hỗ trợ quá trình lão hóa tự nhiên của da thông qua khả năng chống nắng và sản xuất collagen. Nó cũng đóng một vai trò to lớn trong việc duy trì hệ thống miễn dịch để chống lại chứng viêm và các bệnh thoái hóa như ung thư, bệnh tim mạch và tổn thương do các gốc tự do gây ra.
Hàm lượng magie và canxi cao trong mít giúp ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương như loãng xương. Nghiên cứu cho thấy magie có thể giúp giảm bớt chứng mất ngủ.
Chất xơ trong mít giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Điều này có thể làm giảm các vấn đề về táo bón, ung thư ruột kết và trực tràng, thoát vị và bệnh trĩ. Chất xơ này cũng có thể giúp giảm mức glucose và cholesterol, do đó làm giảm nguy cơ béo phì.
Để có được chất lượng dinh dưỡng, hương vị và mùi vị tốt nhất từ bất kỳ loại trái cây nhiệt đới nào, hãy ăn tươi và sống, kể cả vỏ của hầu hết, trừ mít. Trái cây dần dần mất đi giá trị dinh dưỡng và khả năng chống lại bệnh tật sau khi hái, vì vậy điều quan trọng là phải ăn ngay.
Theo Sandra Cesca – The Epoch Times
Hoàng Tuấn biên dịch
NTD Việt Nam