Diện mạo Trái đất khi nước biển bị hút cạn hiện lên độc đáo trong video dựng bởi một sinh viên ngành đồ họa đến từ Canada
Theo Live science, video đồ họa này được Ryan Brideau, nghiên cứu sinh ngành đồ họa và phân tích không gian địa lý tại Đại học New Brunswick, Canada thực hiện và đăng trên mạng xã hội Reddit mới đây.
Mô hình của Brideau mô tả những thay đổi đáng kể ở đường ven biển của các lục địa trong 200.000 năm đầu tiên. Cuối video, gần ba triệu năm sau khi nút chặn được kéo ra, chỉ có Thái Bình Dương vẫn đang đổ xuống lỗ cống.
Trong video đồ họa, bản đồ phẳng của Trái Đất hé lộ các đường bờ biển mở rộng cùng với những dải đất xuất hiện giữa các lục địa và quần đảo trước đây khi nước biển dần rút cạn. Trong gần 3 triệu năm nước biển dần khô cạn, những quần đảo và vùng đất lớn nổi lên từ đại dương.
Quá trình nước rút ở Thái Bình Dương, nơi có vực Mariana, kéo dài tới cuối video đồ họa, trong khi những vùng nước khác nhanh chóng bị bao quanh bởi đất liền và ngừng rút nước, theo Brideau.
Brideau rất hào hứng với thử thách tái tạo phiên bản đồ họa của mô hình mà nhà khoa học Munroe từng sử dụng để tính toán viễn cảnh trước đây. Anh tìm thấy một video đồ họa về quá trình rút nước đại dương do các nhà khoa học NASA tạo ra năm 2008, nhưng nhóm nghiên cứu mắc một thiếu sót lớn khi không tính đến phần nối liền giữa các đại dương, theo Brideau.
Việc thiết kế đồ họa kiểu này đòi hỏi bản đồ độ cao của các kết cấu đất ở bên trên và dưới mực nước biển, cùng với dữ liệu vị trí của tất cả những vùng nước lớn trên Trái Đất. “Những dữ liệu này cần ở ‘dạng mành’, nhưng thay cho mỗi pixel ghi chép màu, chúng ghi lại độ cao và sự tồn tại hoặc không tồn tại của nước”, Brideau nói.
Mô hình sau đó ước tính tốc độ rút nước ở các đại dương, điều chỉnh theo những thay đổi ở phần nối liền giữa các vùng nước khi chúng bị cô lập bởi kết cấu nhô lên từ đáy biển và ngừng rút nước, Brideau giải thích.
Phần khó là tính toán nước còn lại ở mỗi bước. Bạn phải tính ra khu vực nước nào ở bước trước đó có thể bị rút nước và trừ đi từ chỗ nước còn lại, nhưng để nguyên các vùng nước chưa bị ảnh hưởng. Bạn cũng phải trừ đi bất kỳ vùng đất nào bắt đầu nhô lên khỏi biển nước. Một vấn đề khác là yếu tố thời tiết, nó đang thay đổi và ngày càng khó dự đoán khiến cho việc tính toán gặp nhiều khó khăn.
Hoài Anh / Theo DKN
- ‘Qua mắt’ NASA, một tiểu hành tinh có thể hủy diệt cả New York vừa sượt qua Trái Đất
- Xuất hiện ‘lục địa thứ 7’ trên Trái Đất