Sự thăng hoa làm cho chúng ta cảm thấy thật tuyệt vời và hạnh phúc. (Ảnh minh hoạ: Tumisu/Pixabay)
Tất cả chúng ta đều đã chứng kiến ai đó đang ở ‘trạng thái thăng hoa’ của mình, đó là một cảnh tượng đầy cảm hứng. Đó cũng là thời gian mà chúng ta cảm thấy hạnh phúc nhất.
Nội dung chính
- Một người nào đó đang ở trong trạng thái thăng hoa, về cơ bản là anh ấy đang ở gần với đỉnh cao tinh thần của mình. Thế giới tan biến và tất cả những gì còn lại là nhiệm vụ trước mắt — và xuất sắc hoàn thành nó.
- Bạn có thể thường xuyên ở trạng thái thăng hoa hơn để giải phóng bản thân khỏi những phiền nhiễu, và làm mọi việc một cách tỉnh táo nhất.
- Vì vậy, hãy hòa mình vào các hoạt động – như là công việc, sở thích, thể thao, nuôi dạy con cái, v.v. – những hoạt động thực sự bạn yêu thích. Bạn có thể thấy mình hòa vào sự thăng hoa thường xuyên hơn.
Nhận biết trạng thái thăng hoa
Mỗi người đều có thể có được trạng thái thăng hoa của mình. Có thể đó là một chính trị gia đang có một bài phát biểu siêu việt, một ca sĩ với màn trình diễn tuyệt vời, hoặc một vận động viên chơi giỏi đến mức hoàn hảo. Trong những lúc này, bạn đang chứng kiến một người đang ở “trạng thái thăng hoa”.
Nhà tâm lý học người Mỹ gốc Hungary Mihaly Csikszentmihalyi, người đã nhiều năm lãnh đạo khoa tâm lý học tại Đại học Chicago, bước đầu đã công nhận và đặt tên cho khái niệm ‘thăng hoa’ từ nhiều thập kỷ trước. Ông nêu lên 6 yếu tố chính để xác định trạng thái này, bao gồm:
- Sự tập trung cao độ vào hiện tại, và chỉ hiện tại
- Hợp nhất giữa hành động và nhận thức
- Sự nhận thức về hành động tốt nhất
- Một cảm giác hoàn toàn kiểm soát tình hình
- Một nhận thức về thời gian thăng hoa
- Trải nghiệm hành động như một phần thưởng nội tại
Tóm lại, một người nào đó đang trải qua cảm giác thăng hoa, về cơ bản họ đang ở hoặc gần với đỉnh cao tinh thần của họ. Thế giới tan biến và tất cả những gì còn lại là nhiệm vụ trước mắt và xuất sắc hoàn thành nó.
Lợi ích của sự thăng hoa
Sự thăng hoa làm cho chúng ta cảm thấy thật tuyệt vời và hạnh phúc. Khi ở trong trạng thái thăng hoa, dopamine, hormone “hạnh phúc”, sẽ đi qua não và các khu vực phản ứng với nó và sẽ làm cho các hành động tích cực hơn.
Csikszentmihalyi qua đời năm ngoái sau khi cống hiến phần lớn sự nghiệp của mình để nghiên cứu sự thăng hoa. Những người khác đã tiếp bước những nghiên cứu của ông.
Một trong những nhà tư tưởng này, tác giả, nhà báo và doanh nhân Steven Kotler, gần đây đã có cuộc trao đổi với Big Think, đưa ra những lời khuyên mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng để trải nghiệm nhiều sự thăng hoa hơn trong cuộc sống của họ. Kotler đã nghiên cứu và viết về khái niệm này trong ba thập kỷ. Ông là Giám đốc điều hành của trang Flow Research Collective, hướng dẫn rèn luyện để đạt được sự thăng hoa.
Luyện tập để luôn có sự thăng hoa
Đối với những người mới bắt đầu, Kotler khuyên nên tham gia vào các thử thách vượt quá kỹ năng thông thương một chút, vì những thử thách này cần được chú ý nhiều hơn. Hơn nữa, điều này buộc người tham gia phải học cách thoải mái với việc bị lép vế và hơi khó chịu một chút.
Kotler cũng khuyến khích thiết lập một bối cảnh thích hợp. Nếu bạn biết mình là người thích làm việc vào buổi sáng, hãy đảm nhận những nhiệm vụ phức tạp vào buổi sáng. Nếu bạn phát triển mạnh vào ban đêm, hãy làm chúng vào ban đêm.
Và khi bạn chấp nhận thử thách, hãy tập trung hoàn toàn vào chúng, loại bỏ càng nhiều phiền nhiễu càng tốt. Không điện thoại thông minh, không tivi, không ôm đồm nhiều việc cùng một lúc.
Kotler nói: “Sự thăng hoa chỉ xuất hiện khi tất cả sự chú ý của chúng ta tập trung vào nó, ngay tại nơi đó, và ngay lúc đó”.
Nó cũng có xu hướng chỉ xuất hiện nếu chúng ta có đủ động lực để thực hiện công việc đó. Kotler cho biết, thúc đẩy động lực này là sự yêu thích, niềm đam mê, mục đích, quyền tự chủ và khả năng làm chủ.
“Khi yêu thích về điều gì đó, chúng ta không cần phải đấu tranh. Chúng ta không cần phải đốt cháy nhiều calo để cố gắng chú ý đến nó”.
‘Sự đam mê’ là chìa khóa cho sự thăng hoa
Sự yêu thích có thể khiến bạn trở nên đam mê một thứ gì đó, từ đó có thể thúc đẩy thứ đó mang lại cho bạn mục đích của công việc yêu thích. Bản thân hoạt động đó đã trở nên hoàn thành dễ dàng. Nó vừa là phương tiện vừa là chiếc phao nâng đỡ.
Kotler giải thích thêm: “Một khi bạn thực hiện bất cứ việc nào với mục đích rõ ràng, một hệ thống bên trong bạn sẽ tự thực hiện mọi việc để đạt được mục đích đó. Ví dụ bạn biết rằng bạn muốn tự do theo đuổi mục đích của mình. Và một khi bạn có được sự tự do đó, hệ thống bên trong bạn sẽ có được động lực cuối cùng trong số những động lực lớn nhất, đó là sự thành thạo. Sự tinh thông là những kỹ năng để theo đuổi tốt mục đích đó”.
Vì vậy, hãy hòa mình vào các hoạt động – có thể là công việc, sở thích, thể thao, nuôi dạy con cái, v.v. – những hoạt động thực sự thúc đẩy bạn và tập trung hoàn toàn vào chúng khi bạn thực hiện. Bạn có thể thấy mình hòa vào dòng chảy và đạt được sự thăng hoa thường xuyên hơn, điều này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và thành công hơn. Tất cả chúng ta đều có khả năng làm được nhiều hơn những gì chúng ta có thể.
Theo Big Think
NTD Việt Nam