Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»“Trời mưa bong bóng phập phồng, mẹ đi lấy chồng con ở với ai” nguyên văn là thế này

“Trời mưa bong bóng phập phồng, mẹ đi lấy chồng con ở với ai” nguyên văn là thế này

khaimokhaimo13/12/2022360
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

“Trời mưa bong bóng phập phồng, mẹ đi lấy chồng con ở với ai” nguyên văn là thế này
Ảnh: Internet

“Trời mưa bong bóng phập phồng, mẹ đi lấy chồng con ở với ai” – Câu ca dao buồn này hẳn ai cũng đều đã hơn một lần nghe qua. Nhưng có lẽ ít ai biết được rằng đằng sau đó là còn cả một câu chuyện.

Từ trước đến nay, nhiều người chúng thường hiểu câu ca dao này nói về cảm giác bất lực trước số phận, người phụ nữ buộc phải xa con đi lấy chồng. Việc người mẹ đi bước nữa là một việc làm quá ư vô lý, khó hiểu và có thể là điều không tốt đẹp. Tuy nhiên, vốn dĩ câu ca dao này còn biểu thị một ý kính trơi biết mệnh, đó là: “Ý trời đã định thì sức người không thể lay chuyển được”.

Đằng sau câu ca dao này còn lưu truyền một câu chuyện cho đến ngày nay: Ngày xưa có một chàng thư sinh tên là Chu Khang, khi anh được một tuổi thì cha anh lâm bệnh qua đời. Để giữ cho con không bị oan ức, mẹ anh đã quyết định không tái giá, chịu đựng gian khổ để một mình nuôi dạy anh. Sau đó anh được gửi đến học nhà một người thầy tên là Trương Tử.

Dưới sự dạy dỗ nghiêm khắc và tận tình của thầy Trương, Chu Khang đã sớm đạt được kết quả tốt trong học tập. Năm 18 tuổi anh đã đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi Đình, sau đó may mắn được gặp hoàng đế. Khi hoàng đế triệu kiến anh, khí chất và kiến thức của Chu Khang khiến hoàng đế rất hài lòng, còn có ý ban cho anh làm phò mã.

Lúc này anh nghĩ đến mẹ ở nhà nên nói với hoàng đế rằng, bản thân có được thành tích ngày hôm nay là nhờ công nuôi dưỡng của mẹ, sau khi bố mất, mẹ anh đã không tái hôn suốt 18 năm qua để dưỡng dục anh thành tài. Hoàng đế đã rất xúc động khi nghe được điều này, và ngay lập tức ra lệnh ban thưởng cho người mẹ Chu Khang, ban cho mẹ anh danh hiệu “người phụ nữ thanh khiết”.

Mẹ Chu Khang chịu đựng gian khổ để một mình nuôi dạy cậu thành tài. Ảnh Internet

Sau đó Chu Khang được ban yến và vinh quy về quê bái tổ. Khỏi phải nói, người mẹ đã xúc động thế nào khi nhìn thấy con trai thành danh, Chu Khang cũng nói với mẹ mình về việc hoàng đế ban thưởng, ban cho mẹ danh hiệu “người phụ nữ thanh khiết”. Nghe vậy người mẹ tỏ vẻ băn khoăn.

Sau nhiều lần tra hỏi của Chu Khang, mẹ anh đã nói ra sự thật. Hoá ra vợ của thầy Trương đã qua đời nhiều năm trước, mẹ anh sau đó đã nảy sinh cảm mến với thầy Trương, và quyết định rằng sau khi con trai thành danh trở về sẽ tái hôn với thầy Trương, một là để trả ơn, hai nữa là tìm chỗ dựa khi về già.

Chu Khang sau khi nghe thấy điều này, anh quỳ xuống đất, khóc và nói: “Mẫu thân, nếu người thực sự muốn làm điều này thì con đã phạm tội lừa dối hoàng đế, chuyện này cả nhà ta khó mà giữ được mạng sống”. Lúc này mẹ anh cũng bật khóc. Bà một mình bươn chải bao nhiêu năm nuôi con ăn học thành tài, ai thấu được nỗi khó khăn của bà. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, bà thở dài một hơi: “Mọi chuyện phó mặc cho số phận vậy”.

Nói xong, bà cởi chiếc áo đang mặc ra, đưa cho Chu Khang nói: “Con trai của mẹ, đã đến lúc con cũng nên báo hiếu mẹ, ngày mai giúp mẹ giặt chiếc áo này. Nếu chiếc áo này khô thì mẹ sẽ không tái hôn, còn nếu ướt thì mặc số phận ông trời sắp đặt vậy”, Chu Khang không còn cách nào khác là là ngoài việc nghe theo ý mẹ mình.

Vào hôm sau, thời tiết tốt, Chu Khang rất vui khi giặt chiếc áo và cảm thấy rằng không kể một chiếc ao, chứ mười chiếc cũng sẽ đều khô. Tuy nhiên, anh không ngờ rằng khi anh vừa giặt xong chiếc áo, vừa phơi ngoài sân thì mây đen bắt đầu kéo đến, một lúc sau trời đổ mưa to. Chưa kể đến độ khô của chiếc áo, cuối cùng nó thậm chí còn ướt hơn cả khi mới giặt.

Lúc này mẹ của Chu Khang nói với anh: “Con trai à, trời mưa rồi, mẹ tái hôn với thầy Trương. Có lẽ đây là ý trời, không thể làm trái”. Mặc dù Chu Khang đang khóc trong lòng, anh bất lực khi nhìn thấy trời đổ mưa, nhưng cũng đành xuôi theo mệnh Trời. 

Trở lại kinh thành, Chu Khang đã thành thật nói ra sự thật về cuộc hôn nhân của mẹ mình với thầy Trương, và việc mẹ nhờ anh giặt áo nhưng trời đổ mưa và xin hoàng đế trách tội. Sau khi nghe điều này, hoàng đế hết lần này đến lần khác kinh ngạc nói: “Trời mưa, mẹ con đi lấy chồng, đây là ý trời, để mẹ đi”.

Từ đó, người ta thường dùng câu “Trời mưa bong bóng phập phồng, mẹ đi lấy chồng…” để diễn tả những điều mà không ai có thể thay đổi được, chỉ biết kính Thiên mệnh, thuận Thiên mệnh, tức là mọi việc đều thuận theo ý trời mà làm. Chứ không hẳn là câu chuyện lâm li bi đát như chúng ta vẫn thường hiểu.

Khải Minh biên tập

Nguồn: soundofhope

Xem thêm

Vạn Điều Hay

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Âm nhạc cổ điển thực sự có sức mạnh chữa bệnh như thế nào?

20/11/2017

Suy kiệt vì Viêm gan – Thận hư và trải nghiệm cải tử hoàn sinh của tôi

21/12/2022
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?