Tương truyền rằng, cách đây đã rất lâu rồi, người dân ở ngôi làng Kháo Sơn đã trở nên ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác. Họ sẵn sàng vì lợi ích của bản thân mình mà không việc gì là không dám làm, khiến cho đạo đức đã rất bại hoại.
Thuận theo đó, người dân cũng không còn tin rằng thiện ác có báo là Thiên lý, làm điều ác thì sẽ không bị ác báo. Nghiêm trọng hơn là họ cũng không tin vào sự tồn tại của Thần Phật nữa. Bởi vì toàn bộ con người nơi đây đã quá bại hoại rồi nên không thể tránh khỏi được quy luật “thành trụ hoại diệt” của vũ trụ, những thứ xấu xa sẽ bị tiêu hủy để tái tạo ra những sinh mệnh mới tốt hơn.
Chư Thần Phật chuẩn bị dùng lửa lớn để thiêu hủy con người nơi đây, nhưng Thần Phật vốn lại từ bi vô hạn, nên các Ngài vẫn muốn cấp cho con người đã rất bại hoại này một lần cơ hội lựa chọn nữa.
Thế là, Quan Thế Âm Bồ Tát vì để cứu những người này, đã hạ phàm, hóa thành một ông lão bán hàng rong. Ông lão ấy quẩy đôi quang gánh gồm hai giỏ hàng chứa đầy quả táo khô, quả đào và than lửa (loại dùng để nướng bánh).
Người bán hàng rong vừa đi vừa cất giọng rao: “Mau mau tránh đại hỏa thiêu nào! Mau mau tránh đại hỏa thiêu nào!” (Âm tiếng Hán Việt là: Cản tảo nhân đào đại hỏa thiêu!)
Ông lão vừa đi vừa rao như vậy mấy ngày liền, không ngừng mách bảo cho những người dân đang bị mê muội này chạy khỏi thôn để kịp thời tránh hỏa hoạn sắp xảy ra thiêu ngôi làng và những người xấu.
Thế nhưng, mấy ngày liền trôi qua mà không có một người nào hiểu được hàm ý trong câu rao đó. Họ chỉ tin tưởng vào những thứ mà mắt họ nhìn thấy. Họ cho rằng đó chỉ là câu nói đơn thuần để ông lão bán những mặt hàng “táo khô, đào khô và than lửa” của mình mà thôi. (Ghi chú: “Táo khô, đào và than lửa” trong tiếng Hán là: “Can tảo nhân đào đại hỏa thiêu”, đọcgần giống với câu rao của của ông).
Buổi chiều hôm ấy, trời âm u, gió thổi rất mạnh và còn kèm theo những bông tuyết rơi. Thời tiết rất lạnh, có một bà lão lương thiện đã mua một ít táo khô của ông lão bán hàng rong. Bà lão lương thiện nhìn thấy ông lão bán hàng rong đã lạnh cóng cả người nên đã vội vã mời về nhà mình sưởi ấm.
Trong lúc vừa sưởi ấm vừa nói chuyên, ông lão bán hàng rong nói: “Con gái bà đang bị ốm nặng đấy. Cô ấy nhờ tôi nhắn với bà rằng, mong bà và mọi người trong nhà ngày mai đến gặp mặt lần cuối. Nếu không, chỉ e sau này không còn cơ hội gặp mặt nữa.”
Sáng sớm ngày hôm sau, bà lão lương thiện cùng mọi người trong nhà lập tức rời khỏi làng đến nhà con gái để thăm nom. Khi họ vừa đến nhà con gái thì thấy cô rất khỏe mạnh, không hề bị ốm đau gì. Cả gia đình họ đều tức giận và trách mắng rằng ông lão bán hàng rong lừa gạt người.
Nhưng ngay vào lúc gia đình bà lão lương thiện kia rời đi thì ngôi làng nhỏ ấy đột nhiên xảy ra cháy lớn, số người sống sót vô cùng ít ỏi. Khi chứng kiến điều này, gia đình bà lão lương thiện mới hiểu ra và thốt lên rằng: “Hóa ra ông lão bán hàng rong ấy không phải lừa gạt chúng ta mà là đã cứu chúng ta.”
Sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, những người sống sót bấy giờ mới hiểu được hàm nghĩa của những thứ mà ông lão bán hàng rong bán “can tảo nhân đào đại hỏa thiêu” (táo khô, đào và than lửa) chính là: “Mau mau chạy đi, sắp cháy lớn rồi!” Nhưng lúc này thì mọi sự đã quá muộn!
Cũng kể từ đó, người dân vì cảm động, nhớ ơn ân đức của Quan Thế Âm Bồ Tát nên đã đổi tên ngôi làng “Kháo Sơn” thành “Thiên Phật Viện”.
Kỳ thực, trước khi đại nạn xảy ra, Thần Phật đều sẽ cảnh báo cho con người. Họ dùng đủ loại phương thức để nói cho con người biết rằng đại nạn sắp xảy ra. Chỉ là do con người mê muội quá nên không ngộ ra mà thôi!
theo Đại Kỷ Nguyên vn