Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Từ anh hùng đến kẻ xấu, vì sao nhiều nhân vật mang tên Jack như vậy?

Từ anh hùng đến kẻ xấu, vì sao nhiều nhân vật mang tên Jack như vậy?

khaimokhaimo30/07/202400
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Jack và cây đậu thần. Nguồn: Wikipedia, phạm vi công cộng.

Jack là tên gọi nam tính phổ biến nhất trong thế giới Anh ngữ. Chúng ta sẽ thấy chữ “Jack” xuất hiện ở khắp nơi, trong từ vựng, thuật ngữ, cho đến tên các nhân vật văn học, điện ảnh, từ anh hùng cho đến kẻ xấu. Vì sao lại như vậy?

Ai là hiện thân của mùa đông và băng giá? Jack Frost.

Ai sẽ leo lên cây đậu thần, đánh bại tên khổng lồ hung ác và trở nên giàu có? Jack Spriggins.

Ý tưởng cho một mối tình trái ngang? Jack và Rose trên con tàu Titanic.

Khi các nhà làm phim muốn đặt tên cho một tay cướp biển láu lỉnh, quái dị, họ sẽ chọn cái tên nào? Jack Sparrow.

Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của cái tên Jack này, ví như nó là biến thể của John, Jankin hoặc có thể là biến âm của Jacques trong tiếng Pháp. Hay có giả thuyết cho rằng nó có nguồn gốc từ một từ tiếng Anh cổ đại là Yakkios với nghĩa “sức khỏe, mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng sống”.

Không ai có thể khẳng định chắc chắn, chỉ biết rằng, từ rất xa xưa, người ta đã sử dụng tên Jack để phiếm chỉ cho nam giới, đặc biệt là tầng lớp bình dân. Để so sánh chúng ta có thể nghĩ nó cũng tương tự như chữ Bờm, Tèo trong tiếng Việt vậy.

Bước vào thời kỳ hàng hải, khám phá, khi mà binh lính và thủy thủ, những người đàn ông vốn xuất phát từ tầng lớp bình dân nhưng lại đóng vai trò nổi bật trong đời sống kinh tế xã hội, thì những từ vựng bình dân cũng bắt đầu được phát triển và phổ biến hơn. Người ta ghi nhận các thủy thủ bắt đầu sử dụng từ vựng liên quan đến “jack” vào khoảng những năm 1650, đến năm 1781 có thuật ngữ Jack-tar để phiếm chỉ các thủy thủ hải quân Đế quốc Anh, năm 1875 xuất hiện thuật ngữ Jack-ashore nghĩa là say xỉn. Ở Anh, từ Jack được dùng để chỉ một thủy thủ, trong khi ở Hoa Kỳ, nó đã lần đầu được dùng để chỉ một người lạ hoặc người không quen biết vào năm 1889.

Jack có thể mang nhiều ý nghĩa, hoặc cá nhân hóa một ý tưởng hay điều gì đó vô hình. Vào những năm 1610, lần đầu tiên người ta ghi nhận việc sử dụng jack để nhân cách hóa, đó là thuật ngữ Jack-of-all-trades có nghĩa là một người đa năng, biết rất nhiều công việc. Câu thành ngữ “Jack of all trades, master of none”, nghĩa là: Người đa năng biết mọi việc nhưng không giỏi nghề nào, tương đương với câu thành ngữ Việt “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết”.

Ngoài ra còn rất nhiều cụm từ khác, như Jack-nasty là thủy thủ; Jack-sprat là người nhỏ bé; Jack-pudding là anh hề; Jack-on-both-sides là người cố gắng trung lập v.v…

Jack, về cơ bản, sẽ mang nghĩa tích cực, hoặc trung tính. Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy.

Jack the Ripper, kẻ giết người hàng loạt của nước Anh, đã tự đặt cho mình cái tên này thông qua những lá thư “Kính gửi sếp” mà hắn gửi cho cảnh sát từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1888. Jack Ketch là cái tên mà vua James II đã đặt cho tay đao phủ của mình vào khoảng năm 1670, bởi vì ông ta không biết là do tàn ác hay vụng về, mà thường không thể hành quyết nhanh gọn tội nhân, khiến họ phải trải qua khoảng thời gian cuối đời kinh hoàng cùng đau đớn tột độ.

Jack cũng là danh từ để nhân cách hóa bản sắc nam giới trong cơ học, động vật, đồ vật, những hiện tượng lạ hay trừu tượng như điều kiện thời tiết.

Jackass là con lừa, Jackdaw là con quạ gáy xám, đồng thời chỉ những người ngốc nghếch. Quân bài hình người có giá trị thấp nhất trong bộ bài Tây là Jack. Union jack là thuật ngữ của thủy thủ có nghĩa là lá cờ nhỏ ở mũi thuyền vào những năm 1630, đến thời hiện đại nó có nghĩa là lá cờ Anh.

Ngoài ra Jack-in-the-box là hộp đồ chơi mà khi mở sẽ có chú hề bật ra; Jack-in-the-pulpit là một loài hoa nhìn giống bục giảng trong nhà thờ; Jack-knife là loại dao bỏ túi lớn; Clock jack là đồng hồ cơ có đánh chuông; Applejack là rượu táo; Flapjack là một loại bánh nướng; Jackstone nghĩa là trò bắn bi; giắc cắm cũng chính là Jack v.v…

Hiện tượng băng giá, gió lạnh sẽ được gọi là Jack Frost. Theo truyền thuyết, Jack Frost được cho là tinh linh, hay vị thần đã để lại sương giá và các hoa văn trên cửa sổ vào những buổi sáng mùa đông, và cũng là thực thể bí ẩn siết chặt tứ chi con người trong thời tiết lạnh giá. Trải qua sự thay đổi theo thời gian, sương giá cửa sổ đã trở nên ít phổ biến hơn trong thế giới hiện đại do sự phát triển của kính hai lớp, nhưng Jack Frost vẫn là một nhân vật nổi tiếng trong văn hóa đại chúng. Đôi khi anh được mô tả là một người xách theo xô màu và cọ vẽ, tô điểm màu sắc cho những tán lá mùa thu – đỏ, vàng, nâu và cam.

Jack Frost được miêu tả là một thiếu tướng trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Nguồn: Wikipedia, phạm vi công cộng.

Hiện tượng ma trơi được gọi là Jack-o’-lantern. Xuất xứ từ một truyện cổ, kể về một kẻ say xỉn, vô tích sự tên là Jack đã đánh lừa quỷ sứ. Một lần quỷ sứ đến bắt linh hồn anh ta, nhưng anh ta xin nó cho mình được uống một lần cuối. Quỷ sứ đồng ý. Jack lại xin quỷ sứ hóa thành đồng xu để anh ta trả cho chủ quán nếu không chủ quán sẽ không cho anh ta đi. Quỷ sứ đồng ý. Vậy là Jack bỏ tọt đồng xu vào chiếc túi có thêu Thánh giá ở ngoài khiến quỷ sứ bị vô hiệu hóa. Quỷ sứ cầu xin Jack thả nó ra, Jack đồng ý nhưng bắt quỷ sứ phải để anh ta sống thêm 10 năm.

Hết thời hạn 10 năm, quỷ sứ quay lại bắt Jack đi. Trên đường đi, Jack than đói, và xin quỷ sứ hái hộ anh ta quả táo trên cây. Khi quỷ sứ trèo lên cây hái táo, Jack vẽ Thánh giá vào dưới gốc cây khiến quỷ sứ không xuống được. Lần này quỷ sứ phải đồng ý không bao giờ bắt linh hồn Jack nữa.

Tuy nhiên, khi hết thọ mệnh, một người say xỉn, vô lại như Jack không thể lên Thiên đường, mà phải xuống địa ngục. Vì cam kết với Jack, quỷ sứ không động đến linh hồn anh ta, nhưng đưa cho anh ta một cục than nóng, để anh ta tự mò tìm đường giữa cảnh tranh tối tranh sáng, giữa cõi thiện và cõi ác. Jack liền khoét rỗng một cây củ cải mà anh ta tìm được, để đựng cục than hồng. Về sau Jack-o’-latern cũng được dùng để chỉ quả bí ngô đèn lồng trong lễ Halloween.

undefined
Jack-o’-lantern và gà tây ngày lễ Tạ ơn ở Mỹ. Nguồn: Wikipedia, phạm vi công cộng.

Jack cũng còn là động từ nhân cách hóa hành động và nhiệm vụ của nam giới. Giống như Lumberjack là thợ đốn gỗ; Jacking có nghĩa là kích vật nặng; To jack có nghĩa là đánh cắp của ai, hoặc gây gổ với ai v.v…

Hữu Đức

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Các dự ngôn và điểm hóa liên quan đến “chín chữ vàng”

18/02/2020

Nghệ sĩ múa Lê Vi: ‘Tôi may mắn khi tìm thấy ánh sáng chân lý của cuộc đời’

08/06/2018
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?