Trên thân một người xuất sắc đều có chín phẩm chất. Vậy chín phẩm chất đó là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Phẩm chất thứ nhất: Thừa nhận lỗi sai
Mọi người thường không chịu thừa nhận lỗi lầm của mình. Họ luôn cho rằng mọi việc đều là lỗi của người khác và cho rằng mình đúng. Kỳ thực bản thân việc không thừa nhận sai lầm thì chính là sai lầm.
Trên thực tế, việc thừa nhận lỗi lầm của mình không những không mất đi điều gì mà còn thể hiện bạn là người độ lượng.
Phẩm chất thứ hai: Trung thực
Sự trung thực là nền tảng của cuộc sống con người. Người xưa có câu: “Người không thành thật thì không thể kết giao” và “Muốn gánh vác trách nhiệm lớn thì phải thành thật”. Làm người cần phải trung thực, như vậy bạn mới có thể giành được sự tôn trọng của người khác, mới có thể phát triển sự nghiệp của riêng mình.
Phẩm chất thứ ba: Khiêm tốn
Khiêm tốn là một thành phần quan trọng của một người có tính cách tốt. Việc khiêm tốn không chỉ có lợi cho sự tiến bộ của bản thân mà còn có lợi cho việc hòa hợp với những người khác. Mọi người đều yêu quý một người khiêm tốn.
Người xưa nói: “Dù là người quyền cao hay giàu sang, dù nghèo hay khó thì cũng không được tỏ ra hợm hĩnh, dù có tài giỏi đến đâu thì cũng không được kiêu ngạo”.
Phẩm chất thứ tư: Thiện lương
Thiện lương là yếu tố quan trọng hình thành tính cách tốt. Con người phải luôn có tấm lòng cảm ân thì mới được người khác ngưỡng mộ.
Người quân tử đều biết tới câu nói: “Nhân tâm sinh nhất niệm, Thiên địa tận giai tri” (Khi tâm con người sinh ra một niệm, thì cả Trời và Đất đều biết hết). Câu nói này quả thực là nghìn vạn lần chính xác.
Vì vậy, chúng ta nên có thiện tâm nhiều hơn, làm nhiều việc thiện hơn. Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể sống một cuộc sống bình yên.
Phẩm chất thứ năm: Giữ lời hứa
Người xưa nói: “Người không có chữ tín thì không thể làm được gì”. Nếu một người không có uy tín thì không thể làm tốt được việc gì. Chìa khóa cho mối quan hệ giữa mọi người là phải giữ chữ tín.
Người xưa coi chữ tín là một trong những phẩm chất quan trọng nhất để làm người. Nếu một người không có sự thành tín thì rất khó để có được sự chấp thuận của mọi người.
Phẩm chất thứ sáu: Khoan dung
Người có tấm lòng bao dung thì mới có thể làm được những việc khó trong thiên hạ. Bao dung người khác thực ra sẽ khiến tâm trí bạn thư giãn hơn, nếu không, nó sẽ chỉ tạo áp lực lên tâm trí của chính bạn, và bạn sẽ là người đau khổ. Chúng ta phải thừa nhận sự khác biệt giữa con người với nhau, nhìn nhiều hơn vào ưu điểm và điểm mạnh của người khác và bao dung những khuyết điểm của người khác.
Phàm là sự đấu đá giữa hai bên thì cả hai bên đều tổn thương, còn nếu biết nhượng bộ thì cả hai bên đều được lợi.
Trương Anh là lễ bộ thượng thư thời nhà Thanh, trả lời thư của gia đình ông gửi, nói về việc tranh chấp một khoảng đất trống để làm tường với nhà hàng xóm của mình, sau khi viết thư trả lời, Trương Công đã viết một bài thơ. Bài thơ nói:
“Phong thư đến chỉ vì tường,
Nhường ông ba thước có phương hại gì,
Trường Thành vạn lý bất di,
Tần Hoàng giờ có còn gì nữa đâu“.
Sau khi người nhà nhận được thư, chủ động nhường ra ba thước đất. Hàng xóm thấy vậy, cũng chủ động nhường đất, cuối cùng chỗ đó thành con hẻm sáu thước, câu chuyện chiến tranh thành hòa bình này được lưu truyền đến ngày nay. Đây là một trạng thái bao dung, hiếm có.
Phẩm chất thứ bảy: Nhẹ nhàng
Thương Dung từng hỏi Lão Tử: Tại sao về già răng rụng bị mà lưỡi vẫn còn?
Lão Tử đáp: Sở dĩ răng rụng hết là do nó quá khỏe, lưỡi biết lúc nào nên lộ mặt mềm, nên sống được lâu.
Vì vậy, tính cách nhẹ nhàng thì mới sống lâu được. Nhẹ nhàng là bước tiến lớn nhất trong việc tu hành. Cuộc đời nhẹ nhàng mới có thể có một cuộc sống vui vẻ và sống lâu.
Phẩm chất thứ tám: Thấu hiểu
Nếu không có sự thấu hiểu thì sẽ sinh ra thị phi, mọi tranh chấp và hiểu lầm đều xuất phát từ việc không hiểu nhau.
Phẩm chất thứ chín: Buông bỏ
Cuộc sống giống như một chiếc vali, bạn nhấc nó lên khi cần dùng và đặt nó xuống khi không cần đến. Khi nên buông thì lại không buông, giống như đang kéo hành lý nặng nề, không thể nào tự tại được!
Nhân sinh chính là một quá trình tu hành. Trong quá trình tu hành thì quý nhất đó là tu tâm. Lấy bất động tâm để đối mặt với nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống, chăm chỉ học tập, không ngừng tinh tấn, cuối cùng sẽ viên mãn. Đây mới chính là sự trí huệ.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: secretchina (Minh Tâm)
Xem thêm
Vạn Điều Hay