Chúng ta đã từng chứng kiến có những người “thượng thọ” đến hơn 100 tuổi. Nhưng giới hạn độ tuổi mà chúng ta có thể đạt đến là bao nhiêu?
Tuổi thọ của con người đều có giới hạn nhất định, ở phương Tây đã nghiên cứu về tuổi thọ của động vật và con người. Có một loại học thuyết tính toán từ số lần phân chia tế bào phổi trong cuộc sống và tin rằng tuổi thọ của con người phải là 110 năm; một lý thuyết khác dựa trên nghiên cứu về chu kỳ trưởng thành về giới tính của cuộc sống cho thấy tuổi thọ của con người phải là 110 đến 140 năm; nghiên cứu về mối quan hệ giữa hệ số tuổi thọ của con người và thời kỳ tăng trưởng của con người kết luận rằng tuổi thọ của con người nên nằm trong khoảng từ 125 đến 175 tuổi.
Tiến hành so sánh tuổi thọ của động vật và con người, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả các loài động vật đều có thể sống theo tuổi thọ tự nhiên của chúng, trong khi hầu hết con người chỉ sống được một nửa tuổi thọ tự nhiên của mình.
Thông qua các nghiên cứu khác nhau trên động vật và con người, một số người sử dụng quan điểm tiến hóa luận để đi đến kết luận này: họ tin rằng sự khác biệt về tư thế vận động, cách thở, hệ tuần hoàn và chức năng tiêu hóa của con người so với động vật quyết định tuổi thọ của con người bị giảm đi một nửa. Cá nhân tôi có một số nghi ngờ về loại nghiên cứu này.
Thứ nhất, không chỉ con người mới đứng thẳng, như khỉ leo cây, tinh tinh di chuyển trên mặt đất, hầu hết đều không làm giảm hoặc giảm đi một nửa tuổi thọ. Thứ hai, ghi chép về những người sống lâu trong lịch sử cũng phủ nhận quan điểm này: Tôn Tư Mạc thời nhà Đường đã sống 160 tuổi; Trương Tam Phong của nhà Minh sống hơn 130 năm; Bành Tổ sống hơn 800 năm. Những người sống thọ này họ cũng sinh hoạt giống như con người ngày nay và cũng không bò như động vật. Họ không những không rút ngắn tuổi thọ mà còn có những bước đột phá. Rõ ràng có thể thấy giữa tuổi thọ của con người và những sinh mệnh đứng thẳng không có quan hệ gì.
Nhiều người không chú ý đến việc dưỡng sinh, không quý trọng sinh mệnh của bản thân mà lại rất quan tâm đến danh lợi trong cuộc sống. Để thỏa mãn việc theo đuổi danh lợi tình trong cuộc sống, ngày đêm nghĩ ngợi sẽ làm hại gan; uống rượu quá độ và trụy lạc làm tổn hại dạ dày; tham sắc dục làm tổn hại thận; Vui buồn quá mức sẽ làm hại tim. Đợi đến khi cơ thể có vấn đề rồi mới đi khám thì sẽ quá muộn! Đây là sự khác biệt cơ bản giữa sự sinh tồn của con người và động vật.
Khác với quan niệm sinh tồn hiện nay, người Trung Quốc cổ đại đã đi theo con đường ngược lại. Tu hành Phật giáo và Đạo giáo truyền thống đã mở ra một con đường hoàn toàn mới cho con người. Đạo Phật nói về giới, định, huệ. Giới là từ bỏ những dục vọng không tốt, buông bỏ thất tình lục dục, như vậy tâm con người mới có thể thanh tĩnh, mới có thể nhập định, như vậy mới có thể khai mở được những tiềm năng và trí huệ của con người. Đạo gia thông qua quan sát bốn mùa trong năm rồi đưa ra quy luật dưỡng sinh. Những người tu luyện trong môi trường thiên nhân hợp nhất thì có thể đạt được thân thể khỏe mạnh, tâm lý thoải mái và sống lâu.
Trong lịch sử có rất nhiều người sống lâu, họ có thể là người tu hành, thầy thuốc, nhà hiền triết. Họ không quan tâm đến được mất cá nhân, danh lợi trong cuộc sống, họ tu hành trên núi và đạt được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Tuổi thọ của họ ngắn cũng là mấy trăm năm, dài cũng là trên nghìn năm, điều này đối với con người ngày nay thì không thể tưởng tượng được. Vì họ không có tham vọng danh lợi, nên họ đương nhiên không thể hiện những thần tích kỳ diệu của mình cho mọi người xem, chính vì vậy mà người trong xã hội không biết đến sự tồn tại của họ.
Bằng cách buông bỏ thất tình lục dục, thì có thể đột phá được quy luật luân hồi sinh tử của con người.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: secretchina (Trần Cương)
Xem thêm
Vạn Điều Hay