Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Tỳ nữ xấu xí sinh quý tử, trở thành Hoàng Thái hậu

Tỳ nữ xấu xí sinh quý tử, trở thành Hoàng Thái hậu

khaimokhaimo28/05/202330
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Tỳ nữ xấu xí sinh quý tử, trở thành Hoàng Thái hậu. (Tranh thời Minh – miền công cộng)

Lý Lăng Dung chỉ nhờ sinh quý tử mà một bước lên địa vị cao, sự kỳ diệu này đã nói lên rằng: Lịch sử là do Thần an bài, an bài của Thần thường nằm ngoài dự liệu của con người, những chủ định của Thần Phật người ta cho là không thể xảy ra, nhưng đến lúc nào đó lại phát sinh; ngoài ra cũng là lời dạy cho thế nhân: Đừng đánh giá người qua vẻ bề ngoài, đừng thấy người có thân phận thấp hèn mà tỏ ý coi thường.

Lý Lăng Dung (351~400) là mẹ của Tấn Hiếu Vũ Đế Tư Mã Diệu, tôn hiệu Hoàng Thái hậu, sau khi Tấn Hiếu Vũ Đế qua đời, bà được tôn xưng là ‘Thái hoàng Thái hậu’. Nói về quãng đời bà trải qua, có thể nói là vô cùng thần kỳ.

Thời ban đầu, trước khi Tấn Giản Văn Đế Tư Mã Dục lên ngôi Hoàng đế, vẫn còn đang là Cối Kê Vương, ông có 5 người con trai: ba người con yểu mệnh, hai người còn lại cũng qua đời khi còn rất trẻ. Tư Mã Dục Lâm vào cảnh buồn phiền không con nối dõi. Sau đó, mấy vị cơ thiếp cũng không ai có bầu trong gần mười năm.

Thế là ông nhờ quan chiêm bốc là Hỗ Khiêm bói cho một quẻ, Hỗ Khiêm đọc giải quẻ tượng nói ‘Hậu phòng có một nữ nhân, sẽ sinh hai con trai, một người sẽ làm rạng danh nhà Tấn’. Khi đó, sủng thiếp Từ Thị (sau này được phong làm Từ quý nhân) vừa mới sinh hạ Công chúa Tân An, do có phẩm đức tốt nên được sủng ái. Nhưng một năm sau đó, bà vẫn chưa có dấu hiệu mang bầu theo như mong đợi của Tư Mã Dục. Không lâu sau, Tư Mã Dục lại thỉnh giáo đạo sĩ Hứa Mại, Hứa Mại nói:

‘Tôi là người thích cảnh núi sông, không có đạo thuật gì, không biết đoán định tương lai, điện hạ nên nghe theo lời của Hỗ Khiêm.’

Vậy là Tư Mã Dục lại tiếp tục tuyển chọn thêm vài cơ thiếp, tiếc thay vài năm sau đó vẫn không có con nối dõi.

Tư Mã Dục lại cho tìm một vị giỏi xem tướng, trước tiên nhìn các cơ thiếp xem ai là người có thể sinh con trai, xem qua một lượt các ái thiếp, không thấy ai có mệnh sinh quý tử. Cực chẳng đã, Tư Mã Dục đành cho gọi tất cả tỳ nữ trong vương phủ ra cho thầy tướng xem. Thầy tướng thấy Lý Lăng Dung liền nói ‘Là người này’

Lý Lăng Dung nguyên xuất thân hèn kém, là con nhà bình dân, da ngăm đen dáng cao gầy, khi ấy đang là một tỳ nữ dệt vải. Cô còn bị gọi với tên khác là ‘Côn Luân’. Bởi vì núi Côn Luân ở phía Bắc, trong ngũ hành thì màu sắc đối ứng với phương bắc là màu đen, cho nên biệt danh đó là chỉ màu da đen của cô.

Thời ấy người ta chuộng da trắng, mà Lý lăng Dung da lại đen, khẳng định sẽ không được lọt vào mắt của Tư Mã Dục. Nhưng do thầy tướng đã nói vậy, nên ông đành nạp cô làm thiếp. Lý Lăng Dung vài lần mơ thấy ‘Lưỡng long chẩm tất, nhật nguyệt nhập hoài’(hai rồng cuộn dưới gối, nhật nguyệt sa vào lòng), cô nói chuyện này cho cơ thiếp khác. Tin này đến tai Tư Mã Dục, ông càng thêm tin cô không phải người tầm thường. Sau đó quả nhiên bà sinh hai con trai, một là Tấn Hiếu Vũ Đế Tư Mã Diệu, một là Cối Kê Văn Hiếu Vương Tư Mã Đạo, cùng Công chúa Bà Dương.

Khi bà hoài thai Tư Mã Diệu, trong mộng gặp Thần nhân bảo: ‘Con sẽ sinh con trai, nên đặt tên tự là ‘Xương Minh’ (nghĩa là sáng láng, tốt đẹp)’.

Quả nhiên khi Tư Mã Diệu xuất sinh, đúng vào lúc sáng sớm trong lành mặt trời ló rạng, nên lấy chữ ‘Diệu’ nghĩa là rực rỡ sáng soi đặt làm tên, tự ‘Xương Minh’.

Tư Mã Diệu sau này trở thành vị quân vương quyền lực hùng mạnh nhất tính từ thời khai quốc Đông Tấn, trong thời gian trị vì, ông đã đánh bại Tiền Tần trong trận chiến Phì Thủy. Quả nhiên ứng nghiệm với dự ngôn “Kỳ nhất chung thịnh Tấn thất”. (một người sẽ làm nhà Tấn hưng thịnh).

Lý Lăng Dung từ chỗ không chút hy vọng, chỉ nhờ sinh quý tử mà một bước lên địa vị cao, sự kỳ diệu này đã nói lên rằng: Lịch sử là do Thần an bài, an bài của Thần thường nằm ngoài dự liệu của con người, những chủ định của Thần Phật người ta cho là không thể xảy ra, nhưng đến lúc nào đó lại phát sinh; ngoài ra cũng là lời dạy cho thế nhân: Đừng đánh giá người qua vẻ bề ngoài, đừng thấy người có thân phận thấp hèn mà tỏ ý coi thường.

Minh Cổ – Epoch Times
Thái Bình biên dịch

Nguồn tư liệu:

  • Tấn thư. Quyển 9. Đế ký đệ cửu
  • Tấn thư. Quyển 32.Liệt truyện đệ nhị
  • Lưỡng Tấn diễn nghĩa

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Cụ Nguyễn Đức Cần – Kỳ bí vị lương y chữa bệnh… không dùng thuốc

05/01/2018

Suy kiệt vì Viêm gan – Thận hư và trải nghiệm cải tử hoàn sinh của tôi

21/12/2022
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?