(Từ năm 1992 đến nay)
Tác giả: Tâm Duyên
[ChanhKien.org]
Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của Pháp Luân Công ngày 25/4
Ngay cả khi Pháp Luân Công được hồng truyền khắp Trung Quốc và trên toàn thế giới, các thế lực tà ác trong nội bộ ĐCSTQ vẫn không từ bỏ. Chúng quyết định tạo ra những rắc rối mới để bôi nhọ Pháp Luân Công và làm cho vấn đề trở nên lớn hơn, từ đó đạt được mục tiêu đàn áp Pháp Luân Công. Cách làm cụ thể là lợi dụng việc bắt giữ các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân để chỉ dẫn các học viên Pháp Luân Công đến Trung Nam Hải thỉnh nguyện, đồng thời thực hiện một âm mưu mới trong quá trình thỉnh nguyện. Mà Giang, kẻ đứng đầu của ĐCSTQ, bởi vì tâm đố kỵ và sợ hãi cá nhân mạnh mẽ, đã một mình quyết định đàn áp Pháp Luân Công sau sự kiện các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa vào ngày 25 tháng 4.
– Nguyên nhân cuộc thỉnh nguyện
Vào ngày 11 tháng 4 năm 1999, anh rể của La Cán là Hà Tộ Hưu một lần nữa đăng một bài báo bôi nhọ Pháp Luân Công trên tạp chí “Kiến thức thanh thiếu niên” của Viện Giáo dục Thiên Tân. Bài báo một lần nữa trích dẫn những nhận xét phỉ báng Pháp Luân Công của hắn được đăng trên Đài Truyền hình Bắc Kinh năm 1998, các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân cho rằng cần phải làm rõ sự thật để loại bỏ tác động tiêu cực của bài báo. Vì vậy, từ ngày 18/4 đến 24/4, một số học viên ở Thiên Tân đã đến Viện Giáo dục và các cơ quan liên quan để phản ánh tình hình thực tế. Vào ngày 23 và 24 tháng 4, Văn phòng Công an thành phố Thiên Tân đã sử dụng cảnh sát chống bạo động để đánh đập các học viên phản ánh tình hình, khiến các học viên bị chảy máu và bị thương, cảnh sát cũng bắt giữ 45 người. Khi các học viên yêu cầu thả họ, Chính quyền thành phố Thiên Tân đã thông báo rằng Bộ Công an ở Bắc Kinh đã can thiệp vào việc này, nếu không có sự cho phép của Bắc Kinh, các học viên bị bắt sẽ không được thả và chỉ ra rằng chỉ có cách đến Bắc Kinh mới có thể giải quyết vấn đề.
– Quá trình thỉnh nguyện
Vào ngày 25 tháng 4, các học viên biết tin về vụ bắt giữ ở Thiên Tân đã quyết định tới Văn phòng khiếu nại của Quốc Vụ Viện trên đường Phủ Hữu để thỉnh nguyện. Văn phòng khiếu nại của Quốc Vụ Viện nằm ở cổng phía Tây của Trung Nam Hải, nằm gần trụ sở Trung ương ĐCSTQ và Quốc Vụ Viện. Vào thời điểm đó, ở Trung Quốc có gần 100 triệu học viên Pháp Luân Công, số người đi có hơn một vạn, sau đó Thủ tướng Chu Dung Cơ đã yêu cầu các học viên cử đại diện để phản ánh tình hình, các học viên có mặt lúc đó đã tự nguyện rời đi.
Theo lời của Thạch Thái Đông, một người hiện đang làm việc cho một công ty bảo vệ môi trường ở New York, kể rằng vào năm đó khi ông tự giới thiệu mình là đại diện của Pháp Luân Công và được Chu Dung Cơ dẫn vào Trung Nam Hải. Ông nói: “Sáng ngày 25 tháng 4, khi tôi đến lối vào phía Bắc của đường Phủ Hữu, nhiều học viên đã đứng ở hai bên đường. Không có tắc nghẽn giao thông cũng không có tiếng ồn. Chu Dung Cơ bước ra khỏi Trung Nam Hải và nói hãy để người đại diện tiến vào phản ánh tình huống. Tôi tự nguyện nói rằng mình có thể đi. Chúng tôi đã phản ánh tình huống bản thân thông qua tu luyện đã có được lợi ích, và đồng thời đề xuất ba yêu cầu: 1. Cảnh sát Thiên Tân phải thả người; 2. Cho phép tự do luyện công; 3. Cho phép xuất bản “Chuyển Pháp Luân”. Vào buổi trưa, một số học viên của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công đã tới Quốc Vụ Viện với tư cách là đại diện của Pháp Luân Công để báo cáo tình hình và một lần nữa khiếu nại ba yêu cầu trên của học viên Pháp Luân Công. Thủ tướng Chu Dung Cơ hỏi người đại diện: “Tôi đã chỉ dẫn cho các bạn, các bạn không thấy sao?” Những người đại diện nói: “Chúng tôi không thấy”.
Vào khoảng hơn chín giờ tối, những người đại diện bước ra và nói: “Các học viên Thiên Tân đã được thả và vấn đề đã được giải quyết viên mãn”. Các học viên Pháp Luân Công ngay lập tức dọn dẹp hoàn cảnh xung quanh và rời khỏi hiện trường một cách lặng lẽ và nhanh chóng.
Phải nói là sự việc này đã được giải quyết tốt đẹp. Nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đã đánh giá cao cách xử lý vụ việc của chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không ngờ tới là trong quá trình thỉnh nguyện, các thế lực tà ác trong nội bộ ĐCSTQ sớm đã giăng bẫy và dùng những thủ đoạn hèn hạ để vu khống Pháp Luân Công.
ĐCSTQ mưu đồ vu khống hãm hại Pháp Luân Công sau sự kiện ngày “25/4”
Tại sao lại nói các thế lực tà ác trong nội bộ ĐCSTQ sớm đã giăng bẫy và dùng những thủ đoạn hèn hạ để vu khống Pháp Luân Công? Từ một số tình huống trước khi sự việc phát sinh, cho tới thời điểm ngày hôm đó và sau này, không khó để có thể nhìn ra những điểm nghi vấn sau:
Điểm nghi vấn thứ nhất: Công an Thiên Tân bắt người không thả và nói: “Các bạn đi tới Bắc Kinh đi, tới Bắc Kinh mới có thể giải quyết vấn đề”. Chính là công an Thiên Tân đã nhắc các học viên tới Bắc Kinh để giải quyết vấn đề.
Điểm nghi vấn thứ hai: Các học viên Pháp Luân Công vốn dĩ là đứng ở cửa của Văn phòng khiếu nại, dưới sự chỉ dẫn của cảnh sát vũ trang Trung Nam Hải, một nhóm người dần dần hình thành vòng vây xung quanh Trung Nam Hải, lúc đó các học viên cho rằng cảnh sát có ý định tốt và đang giúp các học viên Pháp Luân Công mở đường.
Điểm nghi vấn thứ ba: Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào ngày 20 tháng 7, Đài truyền hình Trung ương đã phát sóng đoạn phim về số lượng học viên Pháp Luân Công tập trung ở Trung Nam Hải. Điều này càng có thể nói rõ rằng: Trước ngày 25 tháng 4, camera đã được lắp đặt ở nhiều ngã tư khác nhau.
Theo thông tin được tiết lộ trong nội bộ ĐCSTQ, khi một số học viên Pháp Luân Công vào thành phố vào sáng sớm ngày 25 tháng 4, Hà Tộ Hưu, La Cán và một số kẻ khác đã bày mưu: “Chỉ có cách làm cho vấn đề trở nên lớn hơn, chính quyền trung ương mới có thể đưa ra quyết định đàn áp Pháp Luân Công”. Vì vậy, La Cán khẩn cấp ra lệnh dỡ bỏ rào chắn, đồng thời sử dụng cảnh sát vũ trang để dẫn dắt một cách có trật tự số lượng lớn học viên Pháp Luân Công đang bị chắn ở bên ngoài Trung Nam Hải tạo thành một “vòng bao vây” xung quanh Trung Nam Hải.
Vào ngày 25, Hà Tộ Hưu xuất hiện ở cổng chính phía Tây của Trung Nam Hải, đi đi lại lại. Mà Giang lại ngồi trên xe chống đạn đến hiện trường để tiến hành “khảo sát hiện trường”.
Giang một mình một ý quyết tâm đàn áp Pháp Luân Công
Giang, kẻ chứa đầy đố kỵ trong tâm, nhìn thấy có nhiều người như vậy tín ngưỡng Pháp Luân Công, tôn kính Sư phụ của họ, không thể tiếp tục chịu được nữa.
Đêm ngày 25/4/1999, Giang tức tốc gửi thư cho các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ và các lãnh đạo liên quan, nói rằng: “Sẽ là chuyện cười lớn nếu Đảng XX không thể đánh bại được Pháp Luân Công”. Bức thư đã được chuyển xuống dây chuyền như một tài liệu bí mật nội bộ. Sáu thành viên còn lại của Thường vụ Bộ Chính trị bày tỏ quan điểm khác nhau, nhưng cuối cùng đều khuất phục trước quyền lực của Giang.
Vào ngày 6 tháng 6 năm 1999, chính quyền Trung Quốc lần đầu tiên thẩm vấn hơn 100 học viên Pháp Luân Công tham gia thỉnh nguyện ngày “25/4”.
Vào ngày 7 tháng 6 năm 1999, Giang phát biểu tại một cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, nói rằng “vấn đề Pháp Luân Công có bối cảnh chính trị và xã hội sâu sắc, thậm chí có bối cảnh quốc tế phức tạp” và “là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng chính trị năm 1989”. Nội dung bài phát biểu đã được truyền đạt bí mật trong nội bộ ĐCSTQ vào ngày 13/6.
Vào ngày 10 tháng 6, “Phòng 610 Trung ương” được thành lập, đứng đầu là Lý Lam Thanh, Đinh Quan Căn và La Cán, với Lý Lam Thanh là tổ trưởng. Nhiệm vụ của nó là chuyên môn lên kế hoạch và thúc đẩy cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên quy mô lớn. Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, “Phòng 610” được chỉ định là cơ quan thường trực cấp bộ. Có hàng chục nghìn cơ quan “610” ở mọi cấp trên cả nước, với hàng triệu nhân viên toàn thời gian và bán thời gian, có đầy đủ kinh phí và quyền hạn vượt quá quyền hạn của các cơ quan chính phủ thông thường, cơ quan công tố và cơ quan thực thi pháp luật, chỉ phục tùng đảng ủy và có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với “Phòng 610” cấp trên. Chức năng của nó là “chỉ đạo và điều phối mọi hoạt động của các cơ quan công quyền, kiểm sát, pháp luật, tư pháp và an ninh trong việc điều tra, bắt giữ, truy tố, xét xử,… để đối phó với Pháp Luân Công”.
Vào ngày 14 tháng 6, người phụ trách Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ và Cục Thông tin Văn phòng Quốc Vụ Viện đã có bài phát biểu nói rằng người dân có quyền tin hoặc không tin vào một công pháp nào đó, và biểu thị rằng thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công sắp xảy ra chỉ là lời đồn. ĐCSTQ một lần nữa lại giở trò hai mặt.
Vào ngày 18 tháng 6, để chống lại cuộc đàn áp bí mật và bảo vệ các quyền cơ bản của tu luyện, hơn một nghìn học viên Pháp Luân Công đã khởi hành từ thành phố Bổn Khê, tỉnh Liêu Ninh, đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Công an Bổn Khê đã tiến hành phong tỏa ở mọi cấp độ, khiến 28 chuyến tàu đi vào Bắc Kinh bị chặn tại ga Thẩm Dương trong khoảng hơn một giờ. Sau cuộc vây bắt quy mô lớn của cảnh sát, hơn 500 học viên đã vượt qua vòng phong tỏa và đến Bắc Kinh vào ngày 19 tháng 6 để kiến nghị tập thể lên Văn phòng Khiếu nại của Quốc Vụ Viện. Vụ việc này đã kinh động đến chính quyền trung ương và được gọi là vụ việc “ngày 19/6”.
Vào ngày 14 tháng 7, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công từ Duy Phường và các vùng lân cận đã đến Văn phòng Khiếu nại của chính quyền thành phố Duy Phường để thỉnh nguyện. Sáng sớm ngày 15 tháng 7, họ nhận được văn bản trả lời chính thức có chữ ký của chính quyền thành phố, nội dung công văn bao gồm: Không công kích Pháp Luân Công trên các tờ báo được phát hành rộng rãi, cho phép các học viên Pháp Luân Công luyện công ở những nơi công cộng, cho phép các tài liệu Pháp Luân Công được phát hành nội bộ và không tấn công những người thỉnh nguyện để trả thù.
Từ tháng 5 năm 1992 đến tháng 7 năm 1999, theo điều tra nội bộ của cảnh sát, số người tập Pháp Luân Công lên tới từ 70 triệu đến 100 triệu người.
Vào ngày 19 tháng 7 năm 1999, Giang chính thức công bố quyết định cuối cùng tại một cuộc họp cấp cao, và Bộ Nội vụ đã công bố lệnh “cấm” toàn diện đối với Pháp Luân Công. Giang quyết định thực hiện chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” đối với học viên Pháp Luân Công, đi kèm với việt đốt và tiêu hủy các sách Pháp Luân Công.
Trang sử đen tối và vô sỉ nhất trong lịch sử Trung Quốc và nhân loại đã được mở ra.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/34448
ChanhKien.org