(Từ năm 1992 đến nay)
Tác giả: Tâm Duyên
[ChanhKien.org]
Dự ngôn liên quan đến việc tai họa đầu tiên mà Giang Trạch Dân gây ra cho Trung Hoa
Tượng thứ 50 trong “Thôi Bối Đồ” thời nhà Đường đã dự ngôn một trong những việc ác gây họa loạn Trung Hoa của Giang. Tượng thứ 50 khắc họa một con hổ hung dữ đang tìm thức ăn trong bãi cỏ, trong tư thế sẵn sàng tấn công, lời sấm “thú quý nhân tiện” (Tạm dịch: thú quý, người hèn mọn) trong đó có ngụ ý sâu sắc.
Tụng văn viết: “Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên, Bạch mễ doanh thương bất trị tiền, Sài lang kết đội nhai trung tẩu, Bát tận phong vân thủy kiến thiên” (tạm dịch: Người đầu hổ gặp năm đầu hổ, Kho dư gạo trắng chẳng đáng tiền, Sài lang lập đội đi giữa phố, Quét sạch gió mây lại thấy trời”.
“Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên, Bạch mễ doanh thương bất trị tiền”, điều này ám chỉ việc Giang (“người đầu hổ”), là kẻ đương quyền sinh vào năm con hổ, vào năm 1998 (“năm con hổ”), xuất phát từ lợi ích cá nhân, đã xử lý hồng thuỷ không đúng đắn dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng. Mọi người vì để lấp các lỗ hổng bờ đê, đã vứt rất nhiều lương thực xuống sông thành những mảnh vụn gây lãng phí, trận hồng thuỷ cuồn cuộn kéo tới thậm chí còn phá huỷ vô số “Kho dư gạo trắng”, những thứ quý giá nhất vào lúc bình thường này trong nháy mắt đã trở thành những rác thải không còn giá trị. Hai câu sau “Sài lang kết đội nhai trung tẩu, Bát tận phong vân thủy kiến thiên”, ám chỉ sự việc sắp xảy ra và kết cục của một trận mưa gió lớn đại chiến chính tà trong tương lai, hình tượng ẩn dụ biểu hiện hành vi của quân đội, cảnh sát, tư pháp cùng với các cơ quan nhà nước khác trong thời kỳ Giang chấp chính.
Tai hoạ đầu tiên: Trận lũ lớn năm 1998, Giang vì tư lợi dẫn đến việc gây ra thương vong lớn cho bách tính
Năm 1998, lưu vực sông Trường Giang của Trung Quốc hứng chịu trận lũ lụt thế kỷ.
Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng của ĐCSTQ đều đồng loạt gọi trận lũ này là “trận lũ khủng khiếp”, “trăm năm mới có một”, nhưng nhiều chuyên gia thuỷ lợi cho rằng bản thân trận lũ lớn này thực ra không được tính là “cực lớn”. Một tiêu chí quan trọng để đo lường quy mô lũ lớn hay nhỏ chính là lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất. Theo số liệu quan trắc từ Trạm Thủy văn Nghi Xương trên sông Trường Giang, lưu lượng đỉnh cực đại trong đợt lũ này là 63.600 mét khối/giây xuất hiện vào ngày 16/8, lớn hơn một chút so với lưu lượng lũ 5 năm trước là 60.300 mét khối/giây vào lúc 19h ngày 16/8, nhưng còn rất xa mới đạt được lưu lượng lũ 20 năm mới có một lần là 72.300 mét khối/giây, do đó, các chuyên gia cho rằng trận lũ này nên được xếp vào loại “tiểu hồng thuỷ”. Tuy nhiên, trận lũ lụt này bất ngờ dẫn đến “mực nước dâng cao và thiên tai nghiêm trọng”. Sau khi thảm họa kéo dài hơn hai tháng qua đi, số liệu thống kê nội bộ phía nhà nước xác nhận gần 400 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, gần 5.000 người thiệt mạng và thiệt hại trực tiếp về kinh tế lên tới hơn 300 tỷ nhân dân tệ.
Trong nước đã từng có nhiều cuộc tranh luận về nguyên nhân của trận lũ lụt này, tập trung vào việc liệu đó là thảm họa tự nhiên hay thảm họa do con người gây ra. Nhiều chuyên gia cho rằng mặc dù trận lũ lụt này là thảm họa tự nhiên nhưng quan trọng hơn, nó là thảm họa do con người gây ra. Trên thực tế, có thể nhiều người không biết rằng nếu không phải Giang kiên quyết thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt và không chịu phân luồng lũ thì thiệt hại trong trận thiên tai lần này đã không bi thảm như vậy.
Ngày 6/8/1998, đỉnh lũ thứ tư ở thượng nguồn sông Trường Giang sẽ đến Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc là Giả Chí Kiệt và Tỉnh trưởng Tưởng Chúc Bình đã cùng đệ trình yêu cầu chỉ đạo kích hoạt Khu vực phân luồng lũ Kinh Giang. Đến 12 giờ trưa, mực nước ở Sa Thị lên tới 44,68 mét. Theo Kế hoạch kiểm soát lũ sông Trường Giang do phòng ban chuyên môn của Quốc vụ viện xây dựng, khi mực nước ở Sa Thị lên tới 44,67 mét, khu vực phân lũ Kinh Giang phải mở các cửa để chuyển hướng lũ. Phân luồng lũ là việc sử dụng các khu vực phân lũ và trữ lũ để giảm nguy cơ lũ lụt và là phương pháp kiểm soát lũ có chi phí thấp nhất. Đến 9 giờ ngày 17/8, mực nước ở Sa Thị dâng cao kỷ lục 45,22 mét, cao hơn 0,55 mét so với mực nước lũ cao nhất năm 1954. Trong trận lũ lụt thảm khốc năm 1954, khu vực phân lũ Kinh Giang đã được kích hoạt ba lần, làm mực nước lũ tối đa giảm 0,96 mét. Theo phân tích của chuyên gia, nếu Kinh Giang và các khu vực trữ lũ khác được sử dụng vào năm 1998 thì lẽ ra cũng sẽ đạt được hiệu quả tương tự, làm giảm mực nước cao nhất lịch sử ở Sa Thị vào ngày 17 tháng 8 từ 45,22 mét xuống 44,26 mét. Nếu thế thì mực nước sông Trường Giang đã không gây ra lũ lụt nguy hiểm nghiêm trọng như vậy ở đoạn sông Kinh Giang. Tuy nhiên, Giang, kẻ đang ở Bắc Kinh xa xôi, lại nhiều lần ra lệnh “kiên quyết nghiêm phòng tử thủ, bảo đảm an toàn cho bờ đê lớn sông Trường Giang”.
Nghe nói rằng nguyên nhân căn bản khiến Giang kiên quyết không đồng ý với việc chuyển dòng nước lũ từ sông Kinh Giang là vì Giang lúc đó tin vào “huyền cơ” về việc “bảo tồn long mạch” do một vị dịch học nổi tiếng ở Trung Nam Hải tiết lộ. Giang tin rằng nếu phân lũ từ khu vực phân lũ Kinh Giang, chủ động phá đê, thì cũng đồng nghĩa với việc cắt đứt “long mạch” của bản thân. Năm 1998 là năm con hổ, là năm bản mệnh đầu tiên trong 10 năm Giang lên nắm quyền, Giang quyết tâm nghiêm phòng tử thủ, tuyệt đối sẽ không bao giờ chủ động mở cửa xả lũ.
ĐCSTQ tự xưng là “vô thần luận”, nhưng trên thực tế, nhiều quan chức cấp cao trong đảng tin vào phong thủy và số người cầu thần xem bói không biết là bao nhiêu. Ví dụ như bạo chúa Mao Trạch Đông. Các lãnh đạo cấp cao trong nội bộ ĐCSTQ đều biết rằng bản thân Giang rất tin tưởng vào phong thủy, âm dương và số mệnh. Sau khi phong trào sinh viên Lục Tứ bị đàn áp, Giang cũng hy vọng dùng phong thuỷ để kéo dài việc cai trị, lúc đó tại Bắc Kinh hắn đã làm ba việc. Việc thứ nhất là đổ đầy nước vào hồ Bạch Dương Điện. Bắc Kinh là kinh đô của sáu triều đại đế vương, ba mặt Đông, Tây, Bắc đều bao quanh bởi các dãy núi, phía Nam là nước, được gọi là vùng đất quý, phong thuỷ dựa núi nhìn sông. Nhưng do ĐCSTQ cai trị đã tạo thành khủng hoảng sinh thái, khiến cho hồ Bạch Dương Điện ở phía Nam của Bắc Kinh khô cạn. Do vậy, dưới danh nghĩa khôi phục viên minh châu của vùng Hoa Bắc, Giang đã cho người làm đầy nước hồ Bạch Dương Điện, thực tế là vì muốn khôi phục phong thuỷ của Bắc Kinh, mong muốn giang sơn vĩnh cố. Việc thứ hai là giương cao cột cờ ở Quảng trường Thiên An Môn. Vì ở Quảng trường Thiên An Môn có nhà xác – Nhà tưởng niệm Mao Chủ tịch, làm hỏng phong thủy của Tử Cấm Thành, mà chiều cao của cột cờ thấp hơn nhà xác, các thầy phong thủy cho rằng như vậy thì âm khí quá nặng, thế là Giang lấy danh nghĩa nâng cao uy danh của đất nước, xây dựng tư tưởng chủ nghĩa yêu nước để nâng cao cột cờ. Cột cờ sau khi tăng cao đã cao hơn rất nhiều so với nhà tưởng niệm Mao. Việc thứ ba là di dời núi đất ở Thiên Đàn. Ngọn núi đất này là hoàng thổ được đào lên từ các hố đất để tích lũy lương thực thời Mao, được tích lại ở phía tây đường Triều Thiên Thần tại công viên Thiên Đàn, đã hình thành một ngọn núi đất còn cao hơn cả Điện Kỳ Niên (điện đường cầu cho mùa màng bội thu). Dưới sự chỉ điểm của các thầy phong thuỷ, Giang ra lệnh rời núi đất đi, ở chỗ đất ban đầu trồng cây bách vào. Có rất nhiều ví dụ tương tự.
Trong trận lũ sông Trường Giang này, Giang đã từ chối sử dụng khu vực dẫn lũ Kinh Giang để xả nước lũ nhằm bảo vệ “long mạch” của hắn. Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo và những người khác không còn cách nào khác ngoài việc thực hiện chỉ thị của Giang, tuyên bố với thế giới bên ngoài rằng việc xả lũ sẽ gây thiệt hại kinh tế lớn hơn. Sự thật là trong đợt lũ lụt này, người dân khu vực phân lũ Kinh Giang đã ba lần sơ tán đến khu vực an toàn để chuẩn bị phân lũ, có thể nói mọi thứ đã sẵn sàng và họ chỉ còn chờ lệnh xả lũ là có thể phân luồng lũ.
Trong cán cân của Giang, sự sống chết của hàng trăm triệu người dân vùng lũ lụt kém quan trọng hơn nhiều so với “long mạch” của hắn. Mà lúc này, Giang đang mời các nghệ sĩ điện ảnh đến dự tiệc ở Trung Nam Hải. Giang còn nói rằng “đây là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong lòng tôi”. Trong lúc hưng phấn, Giang cùng mọi người hát bài “Đại dương, quê hương tôi”. Người dân đang chật vật trong trận lũ lớn của đại dương mênh mông, Giang lại cất cao giọng hát bài “Đại dương, quê hương tôi” ở quê hương Trung Nam Hải yên bình. Một kẻ che giấu thân phận Hán gian, để tranh cướp chức vị cao, trong tâm của hắn làm sao có thể quan tâm đến sự sống chết của nhân dân?
Trong trận lũ, Giang ngoài việc liên tục ra lệnh điều động bổ sung quân đội, cảnh sát vũ trang, còn chỉ thị quan chức các cấp triển khai bổ sung nhân lực, vật lực để bảo vệ nghiêm ngặt bờ đê. Theo thống kê của cơ quan thuỷ lợi, hơn 70 triệu quan binh và dân công đã được huy động, chỉ riêng dọc sông Trường Giang, đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ tài chính và vật lực nhưng không đạt được kết quả. Từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 5 tháng 8, các bờ đê dân cư thuộc đoạn Bài Châu, đoạn cửu Giang, vùng Giang Tâm,… thuộc huyện Gia Ngư của sông Trường Giang lần lượt bị vỡ. Vào ngày 7 tháng 8, bờ đê chính của sông Trường Giang bị vỡ. Vào ngày 5 tháng 8, các bờ đê dân cư thuộc đoạn Bài Châu, đoạn cửu Giang, vùng Giang Tâm,… thuộc huyện Gia Ngư của sông Trường Giang lần lượt bị vỡ. Lũ lụt đã làm vỡ bờ đê và thực tế đã khiến hàng chục nghìn người chết và thiệt hại tài sản hàng chục tỷ. Vì những lý do ai cũng biết, con số thực sự cho đến nay vẫn là một bí ẩn.
Tại Hội nghị chuyên đề học thuật quốc tế lần thứ bảy về trầm tích sông tổ chức năm 1998, Dương Chấn Hoài, nguyên Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi, Ủy viên Thường vụ Quốc hội khóa IX, đã phân tích nguyên nhân thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây ra và cho rằng: Không sử dụng vùng phân bổ và tích trữ lũ theo quy hoạch ban đầu là nguyên nhân chủ yếu đẩy lũ lên cao.
Đối diện với sai lầm lớn trong việc ra quyết định này, Giang đã chỉ đạo giới truyền thông tiến hành che đậy toàn diện, các quan chức đã báo cáo số liệu về số người chết và thiệt hại tài sản một cách thống nhất, giảm thiểu số liệu thống kê đến mức thấp nhất. Số người chết và thiệt hại tài sản thực tế cao hơn 50 lần so với báo cáo chính thức.
Trong bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ, dưới khẩu hiệu “trận đại hồng thuỷ trăm năm có một”, có vẻ như thảm họa nhân tạo bi thảm như vậy thực chất chỉ là một thảm họa tự nhiên, và tội lỗi của Giang đã hoàn toàn bị che đậy lại.
Trận lũ lụt chưa từng có này cũng trở thành cơ hội dát vàng lên mặt Giang, thể hiện “hình tượng anh minh” của hắn. Biến điều xấu thành “điều tốt” và biến những thảm họa to lớn do mình gây ra thành cơ hội để tự ca ngợi công đức của bản thân, đây là bản sự sở trường nhất của Giang.
Vào ngày 13 tháng 8, sau khi lỗ thủng bị chặn và nước lũ rút xuống, Giang đã đến Hồ Bắc, dưới sự bảo vệ như ở trong thùng sắt của các sĩ quan và quân nhân vũ trang, trên tay hắn cầm chiếc microphone, khuôn mặt tỏ vẻ buồn bã, tới con đê lớn của sông Trường Giang để phát biểu bài diễn giảng “đặc sắc”, “Hoạt động chống lũ và cứu hộ hiện đang là ưu tiên hàng đầu tại các khu vực dọc sông Trường Giang, chúng ta phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho các bờ đê sông Trường Giang”, hô vang khẩu hiệu trước ống kính máy quay “kiên định tín tâm, quyết đấu tranh đến cùng”,…
Lúc này, giới truyền thông ĐCSTQ cũng nhận được chỉ thị, lợi dụng sự lãnh đạo của “Chủ tịch Giang” về “những thành tựu to lớn trong việc chống lũ” để tạo dư luận cho “Giang nòng cốt”, và một đợt “vận động tạo thần” mới tiến hành một cách lặng lẽ. Kết quả là năng lực tuyên truyền của ĐCSTQ và sự tự tin trong bài phát biểu của Giang đã được cải thiện đáng kể. Báo chí và tạp chí định kỳ của ĐCSTQ tiếp tục tâng bốc Giang dưới vỏ bọc báo chí và tạp chí nước ngoài. Thậm chí còn dùng một số câu kinh tởm và lố bịch làm tiêu đề và phụ đề, ca ngợi Giang là “vĩ nhân” ngang hàng với Mao và Đặng Bình,…
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/34430
Ngày đăng: 09-04-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org