Giác hơi sử dụng không khí trong cốc tạo thành trạng thái chân không, áp sát vào da và tạo ra áp suất âm, hút da vào trong cốc khiến mao mạch bị vỡ và chảy máu. Khi một lượng lớn máu rò rỉ ra khỏi bề mặt da, nó sẽ hình thành các vết bầm. (Needpix)
Giác hơi sử dụng không khí trong cốc tạo thành trạng thái chân không, áp sát vào da và tạo ra áp suất âm, hút da vào trong cốc khiến mao mạch bị vỡ và chảy máu. Khi một lượng lớn máu rò rỉ ra khỏi bề mặt da, nó sẽ hình thành các vết bầm.
Vết bầm do giác hơi là gì?
Liệu pháp điều trị bằng cốc của Trung Quốc có lịch sử hơn 2.000 năm, xuất hiện lần đầu tiên vào thời Tiền Tần, vào thời điểm đó, con người đã có thể sử dụng sừng của gia súc, cừu và các vật nuôi khác để chích và hút mủ, máu ra khỏi cơ thể. Vào thời Tây Hán, thậm chí còn có nhiều người sử dụng phương pháp này để điều trị bệnh trĩ.
Giác hơi sử dụng không khí trong cốc tạo thành trạng thái chân không, áp sát vào da và tạo ra áp suất âm, hút da vào trong c khiến mao mạch bị vỡ và chảy máu. Khi một lượng lớn máu rò rỉ ra khỏi bề mặt da, nó sẽ hình thành các vết bầm.
Màu sắc của vết bầm thường thay đổi tùy thuộc vào vị trí và cường độ giác hơi. Nhưng đôi khi màu sắc của chúng lại là dấu hiệu của một số bệnh tiềm ẩn.
- Màu đỏ: Nếu da đỏ tươi và bóng thì có thể do âm hư, có thể thiếu khí huyết hoặc âm hư hoả vượng. Da đỏ sậm có thể do mỡ máu cao hoặc nhiệt tà;
- Màu xanh xám: Nếu sau khi giác hơi, vết bầm có màu trắng nhạt và không ấm khi chạm vào, có khả năng là cơ thể yếu hoặc lạnh, độ ẩm nặng nề. Nếu xuất hiện màu lục lam, nó chỉ ra rằng cơ thể dường như đang bị cảm lạnh.
- Màu tím đen: Nếu sau khi giác hơi, vết bầm chuyển sang màu tím đen thì bạn cần cảnh giác vì nguồn cung máu không đủ (thiếu máu), máu lưu thông kém và có tụ máu. Nếu kèm theo các chấm màu tím với sắc thái khác nhau thì có thể là do tắc ứ khí huyết.
Giác hơi có thể mang lại 3 lợi ích, nhưng không phù hợp với 6 kiểu người
Giác hơi có thể kích thích các dây thần kinh dưới da, cơ và mạch máu, cải thiện chức năng co bóp của mạch máu và thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ. Hơn nữa, áp suất âm của giác hơi sẽ làm vỡ thành mạch máu của mao mạch, phá hủy hồng cầu và gây tan máu cục bộ, gây kích thích lành tính cho các tế bào miễn dịch của cơ thể.
Bác sĩ Zang Ping tại Khoa Châm cứu của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc và phương Tây kết hợp thành phố Nam Kinh, cho biết giác hơi có thể giúp giảm bớt những khó chịu sau:
1. Co thắt cơ
Thường xuyên sử dụng máy điều hòa nhiệt độ hoặc bị không khí lạnh kích thích dễ làm co thắt cơ vai và cơ cổ, từ đó gây đau nhức, khó chịu. Tình trạng này là một dạng khó chịu do kinh lạc bị lạnh, rất thích hợp cho việc giác hơi.
2. Cứng cổ
Đối với hội chứng cứng cổ do gió lạnh, có thể dùng giác hơi để giảm thiểu tình trạng đau mỏi và cứng cơ cổ.
3. Viêm họng
Thời tiết hanh khô có thể gây viêm họng liên cầu do nhiệt độc, giác hơi vừa phải có thể giúp hạ sốt, giảm nóng trong người và điều hòa cân bằng âm dương trong cơ thể.
Điều đáng chú ý là đối với người bị tổn thương da, chức năng đông máu bất thường, thể chất yếu, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, mạch máu não, giác hơi không phù hợp vì có thể gây tổn thương vật lý.
Nói chung, thời gian giác hơi nên vừa phải, 5-10 phút là đủ, 2-3 lần một tuần là phù hợp và không quá thường xuyên. Bạn có thể tắm trước khi giác hơi, nhưng không thể tắm ngay sau khi giác hơi, làn da lúc này nhạy cảm hơn và dễ bị tổn thương nếu tắm ngay.
Vết bầm sau khi giác hơi có phải là do cơ thể đào thải độc tố hay không?
Ngoài giác hơi, nhiều người còn sử dụng phương pháp “cạo gió” để giải độc và giữ gìn sức khỏe, nhưng vết bầm sinh ra sau khi giác hơi có phải là độc tố hay không?
Cạo gió là một liệu pháp cổ xưa, nó sử dụng các dụng cụ đặc biệt và phương tiện thích hợp để cạo và chà xát bề mặt cơ thể, khiến “gió” xuất hiện cục bộ trên da, từ đó đạt được nhiều tác dụng chăm sóc sức khỏe và trị liệu, chẳng hạn như kích hoạt tuần hoàn máu và thư giãn cơ bắp, giải độc…
Sau khi cạo, da luôn có màu đỏ, những vết đỏ này chính là “gió”. Theo quan điểm của y học hiện đại, đây là hiện tượng mạch máu cục bộ ở da giãn nở dần dần dẫn đến vỡ mao mạch, hình thành vết bầm máu.
Giống như giác hơi, cạo cũng có chống chỉ định nếu bị tổn thương da, nhiễm trùng, suy giảm chức năng gan thận, thiếu máu, mang thai, cao huyết áp, bệnh tim mạch, làm việc quá sức, ăn quá no, say rượu hoặc tập thể dục vất vả.
Khi cạo gió hãy nhớ áp dụng các biện pháp bảo vệ, vì cạo gió sẽ khiến lỗ chân lông mở ra, không nên tiếp xúc với gió hoặc lạnh và bạn cũng nên đề phòng khi ra ngoài. Đồng thời, lưu ý không nên cạo quá thường xuyên, thông thường phải 2 tuần sau mới có thể cạo lại, nếu vết bầm trên da chưa mờ đi thì không nên cạo.
Giác hơi và cạo gió đều là những liệu pháp y học cổ truyền, chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu áp dụng đúng dựa trên việc phân biệt hội chứng. Nếu muốn giác hơi và cạo gió, bạn nên tìm đến các cơ sở chính quy và đủ tiêu chuẩn để tránh làm tổn thương cơ thể cũng như hạn chế các hậu quả nghiêm trọng.
Theo Wang He – Aboluowang
Nhật Duy biên dịch
NTD Việt Nam