Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Vì sao cổ nhân nói: “Vẻ đẹp cao quý nhất của con người là cô đơn”?

Vì sao cổ nhân nói: “Vẻ đẹp cao quý nhất của con người là cô đơn”?

khaimokhaimo16/09/202360
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Nội dung
  1. 1. Sự cao quý giống như “gió”, nó sẽ thổi qua dù có ai nhìn thấy hay không
  2. 2. Sự cao quý giống như một “bông hoa”, nó sẽ nở rộ dù có ai trân trọng nó hay không
  3. 3. Sự cao quý giống như “tuyết”, nó sẽ rơi dù có ai thích hay không
  4. 4. Sự cao quý giống như “mặt trăng”, vẫn tròn trịa dù không có ai khen ngợi
Click Đọc
 
 

Trang Tử nói: “Ra vào Lục Hợp, đi khắp Cửu Châu, đi một mình và đến một mình, đây gọi là độc nhất. Người như vậy được gọi là người cao quý nhất.”

Nhiều người cho rằng nếu tỏ ra nổi bật giữa đám đông thì được gọi là người cao quý. Nhưng không phải vậy, sự cao quý của một người đến từ khí chất bên trong, tinh thần tự giác cao độ trong cuộc sống. Người ấy có vẻ ngoài trầm ổn, một trái tim trong sáng và tốt bụng, người như vậy nhất định sẽ có cuộc sống tốt đẹp.

Nếu suy ngẫm kỹ hơn, bạn sẽ thấy cảnh giới của sự cao quý thật ra chính là cô đơn, giống như thành ngữ: “Phong hoa tuyết nguyệt”, nơi tiên cảnh hội tụ đủ gió, hoa, tuyết, trăng.

1. Sự cao quý giống như “gió”, nó sẽ thổi qua dù có ai nhìn thấy hay không

Đặc tính lớn nhất của gió là nó “đến không dấu vết và rời đi cũng không một dấu vết.” Bởi vậy chúng ta có thể cảm nhận được gió thổi vào mặt và lướt qua mình, nhưng chúng ta không thể bắt được gió. Ở nơi thoáng đãng bạn cũng sẽ không biết gió ở đâu.

Là một con người, nếu bạn giống như một cơn gió, bạn sẽ đặc biệt tự do và hiểu rõ tấm lòng của chính mình. Bạn cũng sẽ không nằm trong vui buồn được mất của thế gian, mà tĩnh tại đón nhận niềm vui của cuộc sống.

Con trai của Vương Hy Chi là Vương Huệ Chi sống ở huyện Sơn âm một thời gian. Đến tối, anh chợt thấy ngoài cửa sổ có tuyết, liền nhờ gia đình mang rượu đến uống để giữ ấm. Sau đó, trong khi đọc thơ, ông cùng người hầu đi thuyền đến nhà người bạn Đại An ở huyện bên cạnh.

Thuyền đi khá lâu, gần đến nhà Đại An nhưng Vương Huệ Chi lại nói, chúng ta về nhà thôi. Những người đi cùng không hiểu nên anh giải thích: “Tôi tùy hứng đến đó, không còn tâm trạng nữa mà quay về. Tại sao tôi lại phải gặp Đại An”.

Tôi nhớ bạn tôi, nhưng không muốn để bạn tôi không biết. Những cảm xúc như vậy thật phi thường, nếu bạn bè của bạn biết được điều đó, họ chắc chắn sẽ rất cảm động. Gió tưởng chừng như không có gì nhưng gió ở khắp mọi nơi, mang theo tình yeu đến với mọi người.

2. Sự cao quý giống như một “bông hoa”, nó sẽ nở rộ dù có ai trân trọng nó hay không

Trong bài “Mai Hoa”, Vương An Thạch viết: “Tường giác sổ chi mai, lăng hàn độc tự khai, nghĩa là “Mấy cây mai nơi góc tường, vươn lên trong cái rét, riêng mình nở hoa”, nghe hai câu thơ này, có phải chúng ta đều cảm thấy hoa mai rất cao quý hay không?

Trong bài thơ “Ái Liên Thuyết”, Chu Đôn Di viết rằng: “Thuỷ lục thảo mộc chi hoa, khả ái giả thậm phồn. Tấn Đào Uyên Minh độc ái cúc; tự Lý Đường lai, thế nhân thịnh ái mẫu đơn; dư độc ái liên chi xuất ô nê nhi bất nhiễm, trạc thanh liên nhi bất yễu, trung thông ngoại trực, bất mạn bất chi, hương viễn ích thanh, đình đình tịnh thực, khả viễn quan nhi bất khả tiết ngoạn yên.

Dư vị cúc, hoa chi ẩn dật giả dã; mẫu đơn, hoa chi phú quý giả dã; liên, hoa chi quân tử giả dã. Y! Cúc chi ái, Đào hậu tiển hữu văn; liên chi ái, đồng dư giả hà nhân; mẫu đơn chi ái, nghi hồ chúng hĩ.”

“Hoa của cây cỏ dưới nước trên bờ, nhiều loài dễ mến. Đào Uyên Minh đời Tấn riêng một mình thích cúc; từ triều Đường của họ Lý tới nay, người đời rất thích mẫu đơn; riêng tôi, tôi thích hoa sen từ bùn mọc lên mà không nhơ, trơ trọi trên nước lăn tăn mà không ẻo lả, bên trong thông suốt bên ngoài thẳng ngay, chẳng bò dưới đất (không hệ luỵ) chẳng phát nhánh cành (không bè cánh), mùi thơm truyền xa càng tinh khiết, cắm yên đứng thẳng (hiên ngang, ngay thẳng), có thể ngắm từ xa, nhìn không chán.

Tôi nghĩ rằng hoa cúc là hoa của kẻ ẩn dật; hoa mẫu đơn là hoa của bực giàu sang; hoa sen là hoa của người quân tử vậy. Ôi! Yêu thích hoa cúc, sau họ Đào vẫn còn có vài người; có ai yêu thích hoa sen cùng với ta nào; còn yêu thích mẫu đơn thì có nhiều kẻ đến thế ư.”

Đọc những câu nói cổ xưa này khiến người ta thấy hoa sen duyên dáng, nhưng không thể đến gần hoa sen, không thể đi sâu vào trong và gần gũi.

Có những loài hoa nở ở những nơi mà chúng ta không thể nhìn thấy. Những gì chúng ta thấy chỉ là một phần nhỏ bề ngoài. Cũng không có ai quan tâm điều đó cả, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến quá trình nở hoa. Vì “nở” là việc của riêng bạn chứ không phải “nở” cho ai xem.

Là một con người, bạn phải trưởng thành một mình và nỗ lực để đạt được thành tựu của chính mình. Kể cả khi bạn không nhận được danh hiệu hay thậm chí là phần thưởng, hãy vui vì bạn đã vượt qua được giới hạn của bản thân mình.

Mọi người nên sống tốt và tu dưỡng từ bên trong, thay vì sống cho người khác nhìn thấy. Sống tốt là lòng dũng cảm của chính bạn và là một quá trình trưởng thành tích cực.

3. Sự cao quý giống như “tuyết”, nó sẽ rơi dù có ai thích hay không

Trong bài “Bạch tuyết ca tống vũ phán quan quy kinh”, có hai câu thơ: “ Hốt như nhất dạ xuân phong lai, thiên thụ vạn thụ lê hoa khai”, ý là “Dường như qua một đêm gió xuân thổi về, ngàn cây vạn cây hoa lê rộ nở”.

Đỗ Phủ lại viết hai câu thơ: “Chu môn tửu nhụ xú, lộ hữu đồng tử cốt”, ý là “Cửa son rượu thịt thối, trên đường đống xương chết”.

Một số người còn cho rằng tuyết là điềm báo mùa màng bội thu. Có một cảm giác cô đơn và thoải mái trong tuyết, như hai câu thơ trong bài “Giang Tuyết” của Liễu Tông Nguyên: “Cô chu tuy lạp ông, độc điếu hàn giang tuyết”, “Thuyền trơ trọi, ông già nón lá áo tơi, Một mình ngồi thả câu trong tuyết trên sông lạnh.” 

Trong văn chương thế giới tuyết rất đẹp, nhưng trong mắt người nghèo, nó lại thật tàn nhẫn, một cuộc sống hoang tàn và sự lạnh lẽo của tuyết cộng lại sẽ làm con người thấy bi thương. Thời tiết lạnh giá cũng không so được với một tâm hồn lạnh lẽo, vô cảm. Đời người hữu hạn, vậy nên hãy trân quý quãng thời gian này, bởi bạn sẽ chẳng nắm được an bài của vận mệnh, chỉ có sống thật tốt, làm một người lương thiện, chúng ta sẽ có một cuộc sống tốt đẹp.

4. Sự cao quý giống như “mặt trăng”, vẫn tròn trịa dù không có ai khen ngợi

Có vô số người nổi tiếng ca ngợi mặt trăng. Trong bài thơ: “Một mình uống rượu dưới trăng”, Lý Bạch nói: “Cử bôi yêu minh nguyệt, đối ảnh thành tam nhân”, nghĩa là Nâng ly mời với trăng sáng, Cùng với bóng nữa là thành ba người

Dù bạn có khen ngợi mặt trăng đến mức nào thì nó vẫn nằm ngoài tầm với của bạn, nó thực sự mang một màu sắc bí ẩn. Mặc dù hiện nay có một số người đi khám phá mặt trăng nhưng họ chỉ có thể nghiên cứu được những thứ ở bề ngoài.

Điều ấn tượng nhất vẫn là mặt trăng lúc khuyết. Trong cuộc sống cũng vậy, người ta thường nói, con người có niềm vui và nỗi buồn đan xen. 

Có câu chuyện về anh hùng thiên cổ Hàn Tín, sau một thời gian dài đầu quân cho Lưu Bang nhưng không được Lưu Bang trọng dụng nên Hàn Tín đành ôm nỗi thất vọng rời đi. Tiêu Hà ý thức được rằng, nhà Hán không thể để mất một kỳ tài như vậy nên khi nghe tin ông bỏ đi. Tiêu Hà đã bất kể đêm hôm phi ngựa đuổi theo, đây cũng là khởi nguồn của điển tích “Tiêu Hà dưới trăng đuổi theo Hàn Tín”. 

Nhưng sau khi Lưu Bang bình định thiên hạ, lập nên bá nghiệp thì Tiêu Hà bắt đầu đố kỵ với tài năng của đệ nhất công thần Hàn Tín. Nên dù có công lao to lớn, giúp nhà Hán đánh chiếm hơn nửa giang sơn thì ông cũng không thoát khỏi kiếp nạn của mình.

Kết cục Tiêu Hà bị Lưu Bang lừa, lại đứng ra bày kế lừa Hàn Tín vào Trường Lạc Cung rồi bị Lã Hậu giết chết và chu di tam tộc.

Tình cảm giữa người với người cũng vậy, lúc mất mát, lúc trọn vẹn, đó là vòng tuần hoàn của đời người. Vậy nên hãy có trai tim cao thượng, tha thứ cho những người đối xử tệ với bạn, bởi luật nhân quả rất công bằng, chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi.

Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của đời người, không ai có thể tránh khỏi nó, nhưng điều bạn có thể làm là tạo nên một quá trình đời người tuyệt vời và ý nghĩa. Một khi bạn tin vào an bài của vận mệnh, bạn sẽ cảm thấy an tâm trong cuộc sống.

Không bị ngoại cảnh tác động là một cảnh giới cao của đời người. Nếu bạn có thể làm như vậy, bạn sẽ cuộc sống an yên và vui vẻ, cũng không vì được mất của thế gian mà ưu sầu khổ não.

Sự cao quý của một người không nằm ở sự hỗn loạn mà ở tâm bất động, nó không nằm ở sự kết thúc mà ở quá trình; nó không nằm ở sự hoàn hảo mà ở những thiếu sót; nó không nằm ở đạt được mà là ở sự sẵn lòng, nó không nằm ở độ cao mà ở sự thăng trầm. Hoa lặng lẽ nở, trăng sáng cũng lặng lẽ, gió lướt qua không để lại dấu vết, tuyết rơi không để lại bụi, con người khi trầm ổn và lặng lẽ cũng thật đẹp đẽ và nên thơ.

Thùy Dung biên tập

Nguồn: aboluowang (Vương Hòa)

Vạn Điều Hay

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Khoa học chứng minh: Hàm dưỡng tâm từ bi đem đến lợi ích không ngờ

18/11/2017

Nhận ‘án tử’ là căn bệnh ung thư dạ dày, cuộc đời hồi sinh nhờ …

03/07/2022
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?