Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Vì sao vua Dục Đức vừa lên ngôi đã bị hạch tội, sau 3 ngày thì bị phế truất?

Vì sao vua Dục Đức vừa lên ngôi đã bị hạch tội, sau 3 ngày thì bị phế truất?

khaimokhaimo22/12/2022170
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Nội dung
  1. Chưa kế vị đã bị vua Tự Đức phán đoán: “chưa chắc đã làm nổi việc lớn”
  2. Thân thế và cuộc đời vua Dục Đức
    1. Ngày vua Dục Đức đăng cơ cũng là ngày ông bị hạch tội
    2. Tại vị 3 ngày rồi bị bỏ đói từ đó đến chết
    3. Là một vị vua nhưng xác bị gói trong manh chiếu rách và chôn thân ngay nơi vệ đường
Click Đọc
 
 

Từ khi chưa đăng cơ, vua Dục Đức đã bị tiên đế nhắc nhở về đạo đức. Ông tại vị vỏn vẹn trong 3 ngày nhưng ngay ngày đầu tiên đã bị hạch tội rồi bị bỏ đói đến chết.

Chưa kế vị đã bị vua Tự Đức phán đoán: “chưa chắc đã làm nổi việc lớn”

Vua Tự Đức có hơn 300 phi tần, cung nhân nhưng không có lấy một người con. Công việc triều chính cần có người nối dõi, nên ông đã nhận 3 người con trai của hai người em làm con nuôi. Trong 3 người con nuôi, người khiến ông vừa lòng nhất là Ưng Đăng. Tuy nhiên, thứ nhất Ưng Đăng tuổi còn rất nhỏ, thứ hai Ưng Chân là người con cả, theo tục lệ hoàng thất, ông buộc phải truyền ngôi lại cho vị trưởng tử này.

Khi vua Tự Đức băng hà, trong di chiếu của ông đã thể hiện rõ thái độ không ưng ý đối với tính tình của Ưng Chân, ông viết: “Ưng Chân từ lâu đã đến tuổi trưởng thành, nhưng vì mắt có tật nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt. Tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt; vì tâm tính rất xấu, không chắc đảm đương nổi việc lớn. Nhưng đất nước cần có vua lớn tuổi, trong thời thế khó khăn này không dùng Ưng Chân thì dùng ai?…” 

Vì sao vua Dục Đức vừa lên ngôi đã bị hạch tội, sau 3 ngày thì phế truất?
Vua Tự Đức và bá quan triều Nguyễn (ảnh: Spiderum)

Vua Tự Đức phong 3 đại thần Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tuờng và Tôn Thất Thuyết làm Phụ chính để giúp tân đế. Ba vị đại thần Phụ chính đã dâng sớ lên nhà vua xin bỏ đi đoạn viết về tính tình không tốt của Ưng Chân nhưng vua kiên quyết: “Phải giữ lại câu đó để nhắc người kế vị phải tự răn mình, tu tỉnh”.

Thân thế và cuộc đời vua Dục Đức

Vào ngày 19 tháng 7 năm 1883, vua Tự Đức qua đời tại điện Càn Thành. Theo di chiếu, Ưng Chân – người kế vị ngôi vua vào điện Hoàng Phước chịu tang. Ngày hôm sau, triều đình tổ chức lễ đăng cơ cho tân đế lấy niên hiệu là Dục Đức.

Vua Dục Đức (1852-1883) là con trai thứ hai của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y và phu nhân Trần Thị Nga. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Ái, sau này được vua Tự Đức đổi thành Nguyễn Phúc Ưng Chân và là hoàng đế thứ năm của triều đình nhà Nguyễn.

Lúc ông 17 tuổi, ông được bác ruột là vua Tự Đức chọn làm một trong ba người con nuôi. Vua mở Dục Đức đường cho Ưng Chân ở và giao ông cho Hoàng quý phi Vũ Thị Duyên nuôi dưỡng, dạy dỗ.

Khi biết được trong di chiếu của cha nuôi có đoạn nói không tốt về mình, vì không muốn để cho mọi người nghe được nên Dục Đức gọi ba viên Đại thần Phụ chính vào bàn bạc để xóa đi phần di chiếu đó, nói rằng:

“Vua là bậc đứng đầu trăm họ, phải là người có đạo đức đứng đầu, di chiếu của tiên đế vì lo trăm họ, nên có lời răn bảo nghiêm khắc như trên. Ngày nay việc nước khó khăn, quan hệ ngoại giao căng thẳng, nếu để di chiếu lan truyền thì quân Pháp sẽ tìm cớ gây rối, mà các lân bang cũng xem thường, với tình hình như vậy, đình thần giải quyết ra sao?”

Vì sao vua Dục Đức vừa lên ngôi đã bị hạch tội, sau 3 ngày thì phế truất?
Vua triều Nguyễn và 3 vị quan đại thần (ảnh: Yan)

Trần Tiễn Thành gật đầu đồng ý, hai vị còn lại thì giữ im lặng. Đến ngày làm lễ đăng cơ tại điện Thái Hòa, quan Phụ chính Trần Tiễn Thành là người đứng ra đọc di chiếu. Khi đọc tới đoạn nói về những tật xấu của Dục Đức, ông hạ giọng đọc xuống rất thấp và lướt qua nhanh, khiến không ai có thể nghe được.

Ngày vua Dục Đức đăng cơ cũng là ngày ông bị hạch tội

Ngay tức khắc quan Phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường liền xen vào chất vấn; sau đó cử Tham tri Nguyễn Trọng Hợp đọc lại di chiếu. Rồi họp các hoàng thân và các quan ở Tả vu, nói về tội lỗi của Ưng Chân, và xin lập vua khác. Quan Phụ chính Trần Tiễn Thành muốn can ngăn, nhưng Tôn Thất Thuyết quát lớn:“Ông cũng có tội to, còn muốn nói gì nữa?”.

Trong cả triều chỉ có quan Ngự sử Phan Đình Phùng lên tiếng phản đối, nhưng bất thành, lại bị Tôn Thất Thuyết cách chức bắt giam vào ngục.

Những vị khác đều hoảng sợ nhất loạt ký tên vào biểu hạch tội, gửi lên Thái hoàng Thái hậu Từ Dụ, chung quy Ưng Chân phạm phải những đại tội sau: muốn sửa di chiếu, có đại tang mà mặc áo màu, tự ý đưa một giáo sĩ phương Tây vào hoàng cung, thông dâm với cung nhân của tiên đế.

Tại vị 3 ngày rồi bị bỏ đói từ đó đến chết

Vào ngày 23/7/1883 nhận được sự đồng ý của Thái hoàng Thái hậu, quan Phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tuyên bố phế truất ngôi vua của Ưng Chân. Giáng ông xuống làm Thụy quốc công như trước và giải về ở nơi ở cũ là Dục Đức Đường; sau đó chuyển sang viện Thái y, cuối cùng là ngục thất trong Kinh thành Huế.

Vì sao vua Dục Đức vừa lên ngôi đã bị hạch tội, sau 3 ngày thì phế truất?
Hình ảnh một buổi lễ phong vương triều Nguyễn (ảnh: Spiderum)

Ưng Chân bị giam trong một phòng kín và bị bỏ đói luôn trong đó. Sống trong cảnh ngộ cùng cực này, ông cầm cự không đến một tháng thì qua đời.

Là một vị vua nhưng xác bị gói trong manh chiếu rách và chôn thân ngay nơi vệ đường

Thi hài của ông được hai người lính gói gọn trong tấm chiếu rách mang đi chôn cất. Nhưng không may khi đi đến đầu làng An Cựu, ngoại thành Huế, chiếc “quan tài” bằng chiếu này bị đứt dây rơi xuống bên khe nước cạn. Người ta cũng cho rằng có lẽ đây là nơi yên nghỉ do Dục Đức tự chọn, nên họ chôn cất luôn ở đó qua loa cho xong chuyện.

Nấm mộ nằm bên cạnh khe nước cạn, không có người vun đắp hương đăng nên cũng nhanh chóng bị san phẳng. Về sau, con trai của ông là vua Thành Thái lên ngôi đã cho người lần theo dấu vết để tìm mộ cha mình và truy tôn ông làm Cung Tôn Huệ Hoàng đế.

Vua Dục Đức cũng bởi bản tính hiếu sắc nên không có được sự tín nhiệm của cha nuôi. Lại dám cắt bớt lời răn nghiêm khắc trong di chiếu của tiên đế. Vua Tự Đức khi còn sống không chấp nhận giáo lý của giáo sĩ phương Tây, ông cho rằng nó đi ngược lại nền văn hoá truyền thống; nhưng vua Dục Đức lại dễ bề tiếp thu. Nếu xét kỹ, ông tội ngập trong tội, có làm vua cũng khó bề được quần thần nguyện ý phò tá.

Theo Vietsciences

sống lương thiện

Truyền Thống

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Bé gái 8 tuổi vượt qua bạo bệnh ung thư bằng ‘sự can trường đáng nể’

22/12/2017

Khổ tận cam lai, người phụ nữ bất hạnh tìm lại được hạnh phúc

21/12/2022
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?