Tháng 10 năm ngoái, một nghiên cứu lớn được Đại học Imperial College London (Vương quốc Anh) thực hiện, đã khảo sát 84.000 người và phát hiện những người khỏi bệnh sau khi nhiễm Covid-19 cho thấy những khiếm khuyết rõ ràng về nhận thức. Một số bệnh nhân từng mắc triệu chứng nặng thậm chí còn thoái hóa não bộ khoảng 10 năm.
Dịch viêm phổi Vũ Hán đã bùng phát hơn một năm, một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus corona có khả năng làm tổn thương dây thần kinh não nghiêm trọng.
Chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm Châu Âu, Tiến sĩ Đồng Vũ Hồng, trưởng công ty công nghệ sinh học cho biết, hiện tại, không có phương pháp điều trị tiêu chuẩn bằng thuốc đối với tổn thương thần kinh do Covid-19 gây ra.
Tuy nhiên, cũng theo nữ tiến sĩ, thiền định là một liệu pháp hiệu quả trong việc giúp phục hồi tổn thương thần kinh, cải thiện tình trạng thoái hóa não, thậm chí đảo ngược quá trình lão hóa.
Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Đồng Vũ Hồng:
Ngồi thiền có thể kéo dài các telomere của tế bào và làm cho não trẻ hơn
Sự lão hóa của con người bắt đầu từ não bộ. Khi coronavirus mới tấn công, nó có thể gây ra tổn thương và thoái hóa tế bào não, thậm chí ngay cả bệnh thoái hóa thần kinh cũng xuất hiện, chẳng hạn như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.
Bác sĩ tâm thần học – Tiến sĩ George Slavich và Tiến sĩ David Black, một chuyên gia y tế dự phòng đến từ Đại học Nam California, đã cùng thực hiện một báo cáo đánh giá hệ thống về 20 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng do các nhà khoa học thực hiện trong 20 năm qua.
Một trong những kết luận cho thấy sau khi một người thiền định, chiều dài của các telomere tế bào dài hơn so với người không thiền định.
Sự ngắn lại của các telomere tế bào là một dấu hiệu của sự già đi và đồng thời là biểu hiện trong quá trình chết đi của tế bào. Kết quả này cho thấy thiền làm chậm tốc độ lão hóa của tế bào.
Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Neuroreport, khảo sát những người có thời gian thiền định trung bình khoảng 9 năm.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ngồi thiền trong thời gian dài có vỏ não dày hơn. Những người tập thiền lớn tuổi có những thay đổi rõ ràng nhất ở vỏ não.
Vỏ não là cấu trúc chính chịu trách nhiệm về sự chú ý, nhận thức của con người. Khi chúng ta già đi, vỏ não trở nên mỏng hơn. Các nhà nghiên cứu nói rằng thiền định có thể mang lại những thay đổi tích cực cho cấu trúc của não bộ.
Ngồi thiền để tăng lượng máu cung cấp cho não
Một lợi ích trực quan khác của thiền là nó có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho não.
Mọi người đều biết rằng thiền định yêu cầu phải bắt chéo chân. Một số người cho rằng nếu khép chân chặt trong lúc thiền, các mạch máu sẽ bị dồn nén và lưu thông máu sẽ không tốt.
Trên thực tế, khi các mạch máu ở chân bị nén lại khi bắt chéo chân, lượng máu sẽ được phân phối nhiều hơn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Ngoài ra, khi áp lực trong động mạch chân tăng lên, tim sẽ theo phản xạ tăng khả năng cung cấp máu và thúc đẩy quá trình cung cấp máu lên não.
Cung cấp đủ máu cho não rất quan trọng. Mặc dù thể tích của nó chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể, nhưng lưu lượng máu của nó lại chiếm 20% cơ thể.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi ngồi thiền, lượng máu cung cấp cho não tăng 35%, đây là một giá trị đáng kể.
Thiền để sửa chữa tổn thương dây thần kinh não
Ngồi thiền thường đòi hỏi suy nghĩ của con người bình tĩnh lại, không nghĩ về bất cứ điều gì, loại bỏ tất cả các loại suy nghĩ phân tâm.
Khi chúng ta chủ động loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng, lo lắng trong não thì cảm xúc của chúng ta sẽ dịu lại.
Ở trạng thái yên tĩnh này, khả năng tự phục hồi của não được tăng cường, và các tổn thương thần kinh cũng dễ dàng được cải thiện.
Khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng thiền định thường xuyên có thể khiến hoạt động của vỏ não trước bên trái tăng lên và hoạt động của hạch hạnh nhân giảm xuống.
Vỏ não trước bên trái có liên quan đến suy nghĩ tích cực của con người và hạch hạnh nhân nói chung liên quan đến cảm xúc tiêu cực.
Điều này cho thấy rằng khi thiền định, cảm xúc tích cực của một người tăng lên và cảm xúc tiêu cực bị kìm hãm. Với việc tập luyện đều đặn như vậy mỗi ngày, con người ngày càng trở nên tích cực và tràn đầy năng lượng.
Ngồi thiền giúp chống lại virus
Nghiên cứu của Đại học California, Los Angeles cũng phát hiện ra rằng thiền định có thể nâng cao khả năng chống lại virus của cơ thể.
Các biểu hiện chính như sau: Khi ngồi thiền, hoạt động và số lượng tế bào miễn dịch trong tế bào T trợ giúp cơ thể tăng lên, khả năng sản xuất kháng thể cũng tăng theo; đồng thời, sự biểu hiện của các gen cản trở miễn dịch giảm xuống, và các gen biểu hiện các protein gây viêm cũng giảm.
Nói cách khác, thiền định thúc đẩy khả năng miễn dịch kháng virus của con người và tiêu diệt loại coronavirus mới xâm nhập vào não.
Ngồi thiền có thể tăng cường năng lượng cho cơ thể
Có một lợi ích khác đối với thiền định. Trong khi thiền, lưỡi thường được ép vào hàm trên. Trên thực tế, theo quan điểm của y học Trung Quốc, chuyển động của lưỡi đối với hàm trên kết nối các kinh mạch của cơ thể con người.
Y học hiện đại đã phát hiện rằng các kinh mạch và bàng quang có liên quan đến năng lượng, tức là thiền định có thể thúc đẩy sự lưu thông của các kinh mạch và năng lượng của cơ thể.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng phát hiện khi ngồi thiền, hàm lượng chất cung cấp năng lượng ATP (adenosine triphosphate) cho cơ thể tăng lên đáng kể, là biểu hiện của việc làm giàu năng lượng vật chất.
Như vậy, việc cung cấp đủ năng lượng thì tư duy sẽ minh mẫn hơn, năng lượng cũng tràn trề hơn.
Y học cổ truyền luôn cho rằng thiền định là cách giữ gìn sức khỏe tốt, y học hiện đại hiện cũng ngày càng chú ý hơn đến vai trò của thiền trong việc sửa chữa cơ thể và cải thiện bệnh tật.
Virus corona có thể để lại nhiều di chứng về thần kinh cho bệnh nhân, gây ra các triệu chứng như suy giảm nhận thức, mệt mỏi tột độ, mất khứu giác, vị giác. Bệnh nhân có thể cân nhắc thiền định hàng ngày để tự bồi bổ và tăng tốc độ sửa chữa cơ thể.
Theo Epoch Times tiếng Trung / ntdvn.com