Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Vợ bỏ theo người khác, chồng được em vợ và bên nhà vợ chăm sóc tận tình

Vợ bỏ theo người khác, chồng được em vợ và bên nhà vợ chăm sóc tận tình

khaimokhaimo30/07/202410
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

“Tôi chỉ mong mình khoẻ lại, có thể làm được mấy việc cá nhân để không phải nhờ em Hai nữa. Nhiều lúc tôi nghĩ thấy mình vẫn thật may mắn, bị vợ bỏ nhưng bên vợ, em gái vợ vẫn lui tới thăm hỏi, chăm sóc”, anh Đệ tâm sự.

Vợ bỏ đi, người đàn ông may mắn được em gái của vợ tận tình chăm sóc khi đau ốm. Câu chuyện hẳn sẽ khiến nhiều người xúc động.

Chị Hai (em gái vợ của anh Đệ) và anh Đệ (54 tuổi) đang sống ở Củ Chi (TP.HCM) vốn có quan hệ anh rể – em vợ. Tuy không sống cùng nhà nhưng người em vẫn lui tới nhà của anh rể hàng ngày để chăm sóc anh rất ân cần như anh trai ruột của mình.

Chia sẻ về hoàn cảnh của anh Đệ, chị Hai cho biết: “Tôi và vợ của anh Đệ là chị em họ con cô con bác. Chúng tôi thân thiết với nhau từ nhỏ, lúc trưởng thành lại ở sát nhà nhau. Sau này chị ấy bỏ đi với người khác, anh rể phải chăm sóc thằng con mắc bệnh tâm thần.

Tôi thấy thương nên qua lại giúp đỡ vì dù sao ngôi nhà có bàn tay người phụ nữ vẫn tốt hơn. Sau đó anh bị tai nạn lao động, nằm một chỗ không có ai chăm nom. Tôi đành lật đật chạy qua đó ngày vài lần để nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa”.

Qua lời kể này, mình rất đỗi ngưỡng mộ trước tình thương của người phụ nữ này dành cho anh rể khi thấy anh chẳng may rơi vào cảnh ngặt nghèo. Trước đây, anh Đệ từng có vợ đẹp và con trai nhưng vài năm trước, vợ của anh đã bỏ đi. Cắn răng sống cảnh “gà trống nuôi con”, anh Đệ chăm 2 con trai, trong đó đứa con út bị bệnh tâm thần.

“Tôi đã nhiều lần níu kéo vợ nhưng bất thành. Cô ấy vẫn một mực chạy theo tình yêu với hi vọng cuộc sống sung sướng. Tôi biết bản thân nghèo lại lớn tuổi nên chấp nhận, để cô ấy ra đi. Tôi cố gắng nuôi 2 con trai trưởng thành. Giờ thằng lớn đã có gia đình riêng, còn thằng út bệnh tật nên ở với tôi trong căn nhà của mẹ vợ”, anh Đệ trải lòng.

untitled 1 67

unnamed 2 2
(Ảnh: kienthuc.net)

Để nuôi con, anh từng làm đủ nghề. 2 năm trước, anh chẳng may bị tai nạn lao động trong lúc đi làm hồ và đôi chân không thể đi được. Giờ đây, người đàn ông phải sống cảnh năm một chỗ, nhìn đứa con út dại khờ mà lòng quặn thắt.

Trong tận cùng tuyệt vọng, anh Đệ may mắn khi có nhà vợ tử tế, không bỏ rơi mà mỗi người đã dang tay giúp đỡ cha con của anh. Mọi người đóng góp để anh có tiền chữa trị, hy vọng mau phục hồi sức khỏe.

“May mắn anh chị em bên ngoại thương yêu, đã cưu mang tôi lúc hoạn nạn như thế này.

Kể cả căn nhà này cũng là của mẹ vợ tôi cho đó. Giờ bà đã lớn tuổi nên không qua chăm sóc tôi được nhưng thi thoảng vẫn sang ngó ngàng. Tôi biết ơn nghĩa của bà và mọi người ở đây lắm.

Tôi chỉ mong mình khoẻ lại, có thể làm được mấy việc cá nhân để không phải nhờ em Hai nữa. Nhiều lúc tôi nghĩ thấy mình thật may mắn, bị vợ bỏ nhưng bên vợ, em gái vợ vẫn lui tới thăm hỏi, chăm sóc”, anh Đệ trải lòng.

Về phía chị Hai, vì sống gần nhà của anh Đệ nên mủi lòng, mỗi ngày chị đều qua chăm sóc anh rất ân cần. Chị kể: “Anh vợ của anh Đệ cấp tiền, còn tôi nhà ở sát bên không có tiền đã góp công sức. Ngày nào tôi cũng chạy qua dăm ba lần để chăm sóc anh và thằng nhỏ.

Có hôm tôi chạy qua nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo cho cha con anh. Có bữa tôi nấu cơm sẵn từ nhà rồi gọi thằng nhỏ sang lấy về để hai cha con cùng ăn. Ngày nào anh đau nhức mỏi người, tôi sẵn sàng bóp chân bóp tay.

Ai không hiểu chuyện sẽ nghĩ này nghĩ kia nhưng thật tâm tôi thương hai cha con anh vô cùng. Giờ tôi chỉ mong anh chóng khỏe, làm chỗ dựa vững chắc cho thằng nhỏ”.

Chị còn cho biết thêm, anh rể là người sống có nghĩa tình lại hiền lành, thật thà nên được nhiều người thương quý. Chị cũng không hiểu sao người vợ lại bỏ đi, bỏ mặc chồng và 2 con trai, trong đó có con út bị bệnh.

“Tôi cũng không hiểu vì sao chị họ của tôi lại bỏ chồng con đi biệt tích nữa. Anh ấy hiền lành, chịu thương chịu khó lắm.

Tôi cũng không biết vì sao mình lại “gắn bó” với cha con anh. Có lẽ tôi thương và xót xa cho phận gà trống nuôi con. Người ta cũng nói có thể đó là “tình chị duyên em”, thôi thì giờ anh rể gặp hoạn nạn, chẳng lẽ tôi bỏ được cháu mình”, chị Hai nghẹn giọng.

Mong rằng với tình thương và sự chăm sóc ân cần từ phía nhà vợ cũ, anh Đệ sẽ sớm hồi phục sức khỏe để lo cho con út. Hiện tại, anh chủ yếu sống dựa vào tiền chu cấp từ nhà vợ và sự chăm sóc của chị Hai. Trong cảnh hoạn nạn khốn đốn thế này, dù sao tình người vẫn còn hiện hữu và hy vọng đó là động lực, sức mạnh giúp người đàn ông này sớm vượt qua cảnh ngặt nghèo.

Nguồn: webtretho

Xem thêm

Vạn Điều Hay

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Viêm phổi Vũ Hán: Thà tin theo “kẻ tung tin đồn” còn hơn là tin vào ĐCSTQ

03/02/2020

Tôi đã khỏi bệnh nhược cơ

21/12/2022
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?