Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Vợ chồng già hạnh phúc

Vợ chồng già hạnh phúc

khaimokhaimo13/07/202400
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Vợ chồng già hạnh phúc – Tình yêu là liều thuốc của Thượng Đế. (Ảnh minh họa pexels)

Dù dấu vết thời gian đã khắc sâu trên khuôn mặt của bà cụ 71 tuổi nhưng bà vẫn bước vào phòng khám với khuôn mặt vui vẻ, được một cụ ông dùng bàn tay dày thô dắt vào, cảnh tượng này chỉ có vậy thôi nhưng khiến người ta cảm động.

Bà mắc bệnh Parkinson, đầu cứ lắc lư từ bên này sang bên kia, nhưng bà đến để điều trị là chứng đau nhức ở vai phải và lưng, hơi khó khăn và bị kẹt khi nhấc tay lên, đồng thời mắt cá chân phải không còn êm ái khi đi lại và cũng bị đau. Sau khi kể lể bệnh tình, bà nói thêm: “Chị tôi cũng mắc bệnh Parkinson, cứ gật đầu liên tục. Vì thế khi con cái đi hẹn hò yêu đương, chị tôi chỉ có thể thể hiện sự đồng tình và thiện chí. Nếu là tôi, thì sẽ bị họ hiểu lầm là không tán thành”.

Tuy ốm đau nhưng bà rất lạc quan, vừa nói vừa cười hồn nhiên, đáng yêu. Người có tâm trạng vui vẻ thì bệnh tật dễ chữa hơn.

Điều trị châm cứu

Đau bả vai phải, điểm đau mà bà chỉ đã lan ra xuống tay trên kinh Phế Thái Âm, kinh Thái Dương Tiểu Trường và kinh Dương Minh Đại Trường. Trong số đó, kinh Dương Minh có đặc điểm là khí huyết dồi dào, phần trên lấy ở huyệt Hợp Cốc, phần dưới lấy ở huyệt Túc Tam Lý. Tiểu trường kinh lấy huyệt Hậu Khê mà thông mạch Đốc, kinh Phế Thái Âm ở tay lấy huyệt Liệt Khuyết để khơi thông phần đầu cổ, đồng thời châm cứu các huyệt Phong Trì, Kiên Tỉnh, Kiên Trinh ở vùng bị đau, cuối cùng châm huyệt Dương Lăng Tuyền ở bên trái.

Sau khi châm, tôi yêu cầu bà cử động vai, lắc đầu và cổ rồi giơ tay phải lên, bà cảm thấy đã dễ chịu hơn nhiều. Đối với chứng đau nhức ở mắt cá chân phải, châm huyệt Khúc Trì sát tới xương, phối hợp với huyệt Hợp Cốc nối cánh tay và vai, và huyệt Túc Tam Lý nối đầu gối để tiếp kinh dẫn khí, một mũi tên trúng hai đích, đồng thời yêu cầu bà xoay mắt cá chân phải để giảm ngay cảm giác khó chịu.

Vì những căn bệnh đều ở bên phải nên khí, huyết, âm dương, mất cân bằng, đặc biệt là khí tương đối yếu, mặt sưng phù. Bài thuốc tốt nhất là dùng Sài Hồ Quế Chi Thang để điều hòa cân bằng, thêm Quyên Tý Thang để khơi thông kinh lạc và tuần hoàn máu và thư giãn gân cốt.

Căn dặn bà bớt ăn đồ lạnh như chuối, măng và đồ uống lạnh. Dùng 1 cân khoai lang, khoai lang ruột đỏ là tốt nhất, tốt nhì là khoai ruột vàng. Cho 1/3 chai rượu gạo, cho 7 vạch nước vào nồi ngoài, hấp trong nồi điện, ăn canh khoai lang; nếu cảm thấy đau nhức, hãy ăn một lần một ngày, sau đó chưng hấp ăn mỗi tuần một lần để duy trì. Hoặc dùng rượu nguyên chất đun sôi nửa cân sườn heo, 4 đến 6 lạng dâu tây, 3 chai rượu gạo, đun sôi nhỏ lửa, mỗi tối uống ăn một bát cả nước lẫn cái. Có thể thoa giấm lên chỗ đau, mặc quần áo rồi dùng máy sấy tóc thổi khí nóng trong 10 phút hoặc chườm khăn nóng và lạnh luân phiên mỗi lần 1 phút.

Ôn Tần Dung và cuốn sách Minh Huệ Chẩn Gian của bà. (Tổng hợp)

Có lần trước khi châm cứu, bà kể rằng hai vợ chồng quen biết rồi yêu, cưới nhau rồi mang bầu sinh con, cả đời bận rộn chăm lo cho gia đình. Bây giờ con cái đã lớn, chồng bà nói rằng ông muốn bù đắp những tiếc nuối khi còn trẻ. Giờ đây hai người già mới bắt đầu thực sự yêu thương, cụ ông đối xử với bà nâng niu trân trọng. Nghe bà kể lại thần thoại tình yêu, thực sự khiến người ta cảm khái ước ao. Khuôn mặt của hai ông bà toát ra sự từ bi thiện lương sau khi buông bỏ được bao nhiêu ân oán, cùng vẻ đẹp thuần phác sinh ra từ tâm thiện. Nghĩ tới cảnh hai người bao dung nhường nhịn sống chung với nhau tới đầu bạc răng long, thực ra họ không tu Đạo mà đã ở trong Đạo rồi, họ đã tu Chân Thiện Nhẫn đơn giản và tràn đầy hạnh phúc như thế đó.

Bà còn kể: “Hàng ngày sau bữa trưa, chồng tôi sẽ pha trà, hai người sẽ uống trà, trò chuyện và ca hát cùng nhau, uống hết ấm này đến ấm khác, cười đùa vui vẻ. Có khi uống xong trà, hai người lại tay trong tay cùng đi xem phim”.

Nghe bà nói uống nhiều trà như vậy, chẳng trách đi tiểu năm lần trong đêm, toàn thân phù thũng. Tôi theo bản năng muốn dùng lời của chuyên gia nghiên cứu để thuyết phục rằng uống quá nhiều trà sẽ có hại cho cơ thể, nhưng lời vừa đến miệng liền dừng lại.

Tôi nghĩ rằng có lẽ kính viễn vọng của Thượng Đế mạnh mẽ hơn nhiều, soi rọi khắp nhân gian, ai mang yêu thương trong lòng sẽ được Ngài thương mến. Yêu thương là thang thuốc đặc hiệu khiến mọi chướng ngại xấu xa trở nên mờ nhạt. Dù bà đang bị phù và béo bệu nhưng trong mắt cụ ông, bà trông vẫn như một nàng tiên với nụ cười e ấp. Hai vị nhìn nhau không chán mắt, thật là ứng với câu thành ngữ trứ danh ‘Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi’ (trong mắt người yêu nàng đẹp như Tây Thi). Cả hai đều đã 70 tuổi, đó là chút yêu thương hiếm hoi lúc hoàng hôn xế bóng, cuộc đời có bao lâu, tôi lỡ lòng nào lại làm gợn sóng ao xuân?

Bệnh đã khỏi sau 5 lần châm cứu và dùng thuốc sắc. Sau lần châm cứu cuối cùng và khi chuẩn bị quay về, hai vị lại nắm tay âu yếm trao nhau nụ cười ngây ngô, giống như đôi bạn vô tư thuở nhỏ, hoàn toàn không để ý tới ánh mắt của những người xung quanh rồi nhẹ bước, không biết dưới trần gian có bao nhiêu cặp đôi ghen tị đang dõi mắt ngóng theo!

Tuyển tự “Phòng khám Minh Huệ-Dung quang tất chiếu”/Nhà xuất bản Bác Đại.

Ôn Tần Dung – Epoch Times
Thái Bình biên dịch

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Các Giáo sư, Tiến sỹ, nhà khoa học nói gì về Pháp Luân Công?

30/05/2018

17 năm sau dịch bệnh SARS, ĐCSTQ tiếp tục che đậy thông tin về dịch bệnh Coronavirus mới gây chết người

03/02/2020
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?