Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Vượt khảo nghiệm sắc dục, thoát nạn đắc phúc báo

Vượt khảo nghiệm sắc dục, thoát nạn đắc phúc báo

khaimokhaimo12/08/202330
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Vượt khảo nghiệm sắc dục, thoát nạn đắc phúc báo. (Tranh: DKN)

Vào những năm Vạn Lịch thời Minh, huyện Ngân Chiết Giang (nay nằm trong địa phận Ninh Ba) có một vị tú tài nổi danh tên là Lục Thế Khoa. Hàng Châu có vị phú hộ họ Mã, chưa đi học ngày nào nên trong tâm có phần tiếc nuối, ông có một cậu con trai bốn tuổi, yêu quý nâng niu tên là Mã Ký Lương, muốn tìm một thầy giáo tốt để dạy dỗ. Nghe thấy tiếng tăm của Lục Thế Khoa, họ Mã liền chuẩn bị đãi ngộ chu đáo mời thầy về dạy cho con.

Lục Thế Khoa tới nhà họ Mã làm gia sư, được chủ nhân kính lễ. Thầy Lục luôn nghiêm cẩn ước thúc tự thân, các nhũ mẫu và tỳ nữ Mã phủ hàng ngày qua lại chăm sóc công tử Mã Ký Lương, thướt tha oanh yến tới lui. Nhưng thầy Lục trước sau ngồi ngay ngắn, không chút động lòng. Ngoài việc dạy học, đối với các chuyện lớn nhỏ của nhà họ Mã, ông tuyệt không nghe không hỏi không quan tâm.

Một hôm, cô tỳ nữ tên Tương Thanh mang giỏ mơ chín tới lớp học, nhón lấy một quả đưa cho thầy Lục: ‘Mời tiên sinh dùng mơ’.

Thầy Lục lắc đầu: ‘Không ăn’.

Tỳ nữ cười lơi lả: ‘Không ăn mơ, thì dùng hạnh nhé?’ (tiếng địa phương phát âm Hạnh giống Thanh – tên cô gái).

Lập tức, Lục Thế Khoa lấy thước đập mạnh lên bàn ‘rầm’ một cái. Tỳ nữ sợ quá mặt xanh như chàm đổ, lủi mất. Từ đó về sau, tỳ nữ tới đây đều đi lại rón rén, thái độ nghiêm cẩn, hết sức kính trọng Lục tiên sinh.

Thầy Lục ở đây dạy học được nửa năm, đệ tử ngôn hành đoan chính, tuân thủ quy phạm của thầy dạy. Mỗi khi dư thời gian, thầy Lục cho Ký Lương ngồi một góc, rồi kể chuyện hiếu đễ cổ kim, nói mỗi lúc một say sưa, không hề có chút gì mệt mỏi.

Lục Thế Khoa nói với chủ nhân: ‘Khai sáng giáo dục là bồi dưỡng căn bản về phẩm cách chính trực, để mở ra sự thành tựu đức lớn về sau. Thời thơ ấu, kỳ thực là thời kỳ then chốt quyết định thành bại cả một đời. Cho nên, để dưỡng thành một tài năng thì trước tiên tâm tính phải chính, nếu cái gốc bất chính thì sau này dù tài hoa cái thế, nhưng tiết tháo khuyết hãm, thì cũng vô dụng mà thôi!’

Vợ chồng chủ nhà hết lời khen ngợi công phu dạy dỗ của thầy Lục.

Năm nọ, tiết cuối thu, Lục Thế Khoa do mưa ướt bị cảm lạnh, nằm trên giường nghỉ ngơi. Ký Lương học xong về bảo mẹ. Mã phu nhân sợ tiên sinh áo chăn chưa đủ ấm, cho tỳ nữ mang một chiếc chăn lụa tới trai phòng của tiên sinh. Sớm hôm sau, chủ nhân đến thăm bệnh tình, thầy Lục vẫn chưa dậy, ông Mã thấy bên giường có một chiếc giày nữ màu hồng, lặng lẽ nhặt lên xem, thì ra là giày của vợ ông, liền giấu vào trong áo rồi đi ra.

Về tới phủ, ông vặn hỏi vợ sao lại có giày ở phòng của thầy Lục? Vợ ông bảo do tỳ nữ mang chăn đã vô ý cuộn vào. Ông Mã không tin. Đến đêm. Ông Mã lệnh cho tỳ nữ giả ý phu nhân mời thầy Lục tới phòng gặp gỡ, còn ông mang theo dao sắc đi theo. Ông tính sẵn, nếu Lục ra mở cửa sẽ lập tức giết chết.

Khi Lục Thế Khoa nghe thấy tỳ nữ bảo phu nhân sai tới mời, liền giận dữ quát lớn: ‘Thôi ngay! Ngươi nói cái gì vậy? đợi trời sáng ta sẽ bảo chủ nhân, đánh ngươi chết đòn.’

Ông Mã quay về phủ, tâm ngờ vực chưa tan. Lại lệnh cho vợ phải đích thân đi gọi cửa trong đêm.

Lục Thế Khoa nghe tiếng gõ cửa, hỏi ai đó. Ngoài cửa vọng vào tiếng Mã phu nhân.

Thầy Lục nói: ‘Tôi được chồng bà mời làm gia sư, sao có thể vứt bỏ phẩm đức của mình? Đâu có đạo lý gì khi phu nhân cần gặp thầy đồ trong đêm tối?’

Phu nhân nói: ‘Xin thầy mở cửa, thiếp có việc muốn nói.’

Thế Khoa lại bảo: ‘Phu nhân và ta có việc gì để nói đây? Dù có việc thực, thì ngày mai cùng đến đây với chồng bà. Cánh cửa này là giới tuyến của tử sinh, là ranh giới giữa người hay cầm thú, xin hãy mau quay về! Danh dự một đời của hiền phu bị bà táng tận rồi đó! Tôi không dạy ở đây nữa! tuyệt đối không mở cửa!’

Phu nhân nói: ‘Xin thầy mở cửa, thiếp có việc muốn nói.’(Tranh Dữu Tử – Epoch Times)

Lục Thế Khoa chính trực không tà dâm, kiên nghị bất khả xâm phạm. Ông Mã đã hiểu rõ, buông dao xuống, kiếp nạn sinh tử của họ đã được giải khai.

Sáng sớm hôm sau, Lục Thế Khoa liền từ biệt ra đi. Ông Mã kể lại sự tình rồi xin tạ tội, cảm thán thốt lời: ‘Tiên sinh quân tử dã’ (Tiên sinh thực là bậc quân tử)

Cửa dâm dục chính là quan sinh tử, là ranh giới phân biệt giữa người và cầm thú, một khi cửa ấy mở ra, thì hậu họa cũng theo đó mà vào! Có thể giữ vững quan khảo nghiệm ấy, sẽ đắc hậu phúc.

Năm Vạn Lịch thứ 35 (CN 1607) Lục Thế Khoa đỗ bảng vàng khoa thi năm Đinh Mùi, làm quan tới chức Đại lý khanh. Vào lúc hoạn quan Ngụy Trung Hiền làm mưa làm gió trong triều, người ta đều về hùa nịnh nọt, Lục Công giữ lòng ngay thẳng, suốt một đời tiết tháo sáng trong.

Năm Sùng Trinh thứ 3 thời nhà Minh (năm 1630), cây cầu mang tên ‘Đông kiều’ nối liền Ninh Ba với Liễu Đinh cùng bờ tây Nguyệt Hồ (cây cầu được tăng nhân Ôn Trân xây dựng vào năm Thiên Hy thứ 5 thời Bắc Tống) được đổi tên thành ‘Lục Điện kiều’, để kỷ niệm Lục Thế Khoa. Gia tộc họ Lục xây dựng miếu thờ Quan Đế bên cầu, bách tính gọi là ‘Hồ Tây Lục Điện’

(Nguồn tư liệu: “Tiểu Đậu Bằng”, “Mai Ưu tục tập quyển nhất”).

Hoài Nhẫn Nhẫn – Epoch Times
Thái Bình biên dịch

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Báo Khoa học & Đời sống: Luyện Pháp Luân Công, bác sĩ tim vượt “cửa tử”

30/10/2016

[Bệnh Lupus ban đỏ] Từ cơ thể suy nhược tôi đã khỏe mạnh và tràn ngập niềm vui

21/12/2016
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?