Dưới con mắt của các chuyên gia, thực phẩm nuôi dưỡng dạ dày không đơn giản như mọi người nghĩ, tác dụng của chúng có hay không đều phụ thuộc vào những điều kiện riêng. (Tổng hợp)
Một số thực phẩm tưởng chừng tốt cho dạ dày lại vô tình gây hại, thậm chí gây tổn thương nếu không tiêu thụ đúng cách. Dưới con mắt của các chuyên gia, thực phẩm nuôi dưỡng dạ dày không đơn giản như mọi người nghĩ, tác dụng của chúng có hay không đều phụ thuộc vào những điều kiện riêng.
Cháo: Không phù hợp với người bệnh trào ngược thực quản
Cháo là một loại thực phẩm dạng lỏng, có kết cấu mềm, dễ tiêu, có thể giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa, về lý thuyết là một loại thực phẩm tốt cho dạ dày.
Tuy nhiên, cháo không thể dùng cho mọi trường hợp bệnh nhân có dạ dày kém, chẳng hạn người bị trào ngược thực quản. Do cháo tương đối loãng, dễ gây trào ngược sau khi ăn, tạo ra axit pantothenic trong dạ dày, khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Những bệnh nhân này không nên tiêu thụ quá nhiều thức ăn lỏng, mà chỉ thích hợp với dạng thức ăn nửa lỏng hoặc nửa đặc.
Đối với hầu hết những người có vấn đề về dạ dày, ăn một ít cháo là rất tốt, cháo có thể làm giảm kích ứng đường tiêu hóa, có thể nhanh chóng đi vào ruột non mà không cần nhai kỹ và nhu động dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn nhanh chóng và dễ dàng được cơ thể hấp thụ.
Hơn nữa, với những người này, tốt nhất nên nấu cháo mềm một chút, tránh sử dụng quá nhiều ngũ cốc nguyên hạt.
Mì: Sợi mì mềm tốt cho dạ dày?
Người ta khuyên rằng nếu bạn bị đau bụng thì nên ăn mì. Thực ra, lời khuyên này cũng có một vài cơ sở. Bởi vì mì khá mềm, dễ tiêu hóa, đặc biệt với những bệnh nhân bị tăng tiết axit, ăn nhiều thực phẩm dạng này không chỉ hỗ trợ dạ dày tiêu hóa mà còn trung hoà lượng axit dư thừa nhờ chất kiềm trong bột mì. Nhờ đó, nó cũng có tác dụng chữa bệnh nhất định.
Mặc dù mì có lợi ích nhất định cho dạ dày, nhưng cũng cần chú ý đến độ mềm hoặc cứng của mì, phương pháp nấu… Ví dụ như mì mềm, bánh bao hấp… ít gây kích ứng dạ dày hơn mì cứng và các loại bánh khác.
Đặc biệt đối với bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày, cần hạn chế kích thích đường tiêu hoá bằng các thực phẩm quá cứng, quá lạnh, cay hoặc nhiều dầu mỡ.
Sữa: Hai cốc là đủ, nhiều quá sẽ đau bụng
Sữa có thể làm loãng axit dạ dày nên thường được coi là thực phẩm rất tốt để nuôi dưỡng dạ dày. So với các loại thực phẩm khác, sữa quả thực ít gây kích ứng dạ dày hơn.
Mặc dù một số người cho rằng sữa có thể trung hòa axit dạ dày và tạo thành lớp màng bảo vệ trên bề mặt niêm mạc nhưng uống sữa quá nhiều và thường xuyên sẽ làm tăng tiết axit dạ dày.
Cần lưu ý rằng bệnh nhân có vấn đề về dạ dày có thể uống sữa nhưng phải tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Mỗi người tiêu thụ 300 gam sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày là phù hợp. Một ly sữa (200~250ml) vào bữa sáng hoặc một giờ trước khi đi ngủ vào buổi tối. Một cốc sữa chua nhỏ (100~125ml) cho bữa trưa. Không bao giờ sử dụng sữa như một phương pháp chữa trị các vấn đề về dạ dày.
Bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính hoặc bệnh dạ dày không nên uống sữa vì sẽ gây triệu chứng khó chịu (như chướng bụng).
Ngoài ra, những bệnh nhân không dung nạp lactose dễ bị tiêu chảy sau khi uống sữa, không thích hợp uống sữa, những bệnh nhân này có thể thay thế sữa bằng sữa chua, phô mai, v.v.
Bánh quy: Chỉ thích hợp làm món ăn nhẹ
Đánh giá từ thành phần của bánh quy, nó có chứa natri bicarbonate kiềm, có thể trung hòa axit dạ dày của những người bị tăng tiết axit dạ dày, đồng thời làm giảm các triệu chứng như “ợ nóng” do tiết axit dạ dày quá mức.
Người có vấn đề liên quan đến dạ dày vẫn có thể ăn bánh quy, nhưng nên nhai kỹ, nhai chậm và ăn kèm một số thức ăn lỏng.
Hơn nữa, bánh quy không thích hợp để dùng cho bữa ăn chính, thay vào đó, bệnh nhân có thể dùng nó như một món ăn nhẹ trong thời gian phục hồi của bệnh viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và các bệnh khác.
Khoai: Tác dụng tốt hay xấu tuỳ thuộc vào phương pháp
Khoai lang là loại thực phẩm giàu tinh bột nên những người có vấn đề về dạ dày có thể xem đây là một lựa chọn.
Không thể nói chính xác liệu khoai có tác dụng tốt hay gây hại cho dạ dày, bởi vì xét theo thành phần của khoai thì không có bất kỳ thành phần đặc biệt nào có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày.
Tác dụng của nó hoàn toàn phụ thuộc cách nấu, thông thường là hấp, khoai lang làm bằng phương pháp này sẽ mềm hơn, không gây kích ứng dạ dày, phù hợp với mọi bệnh nhân có vấn đề về dạ dày.
Theo Song Yun – Aboluowang
Bảo Vy biên dịch
NTD Việt Nam