Nhạc Vân, con trưởng của Nhạc Phi, là một viên tướng trẻ tuổi mà trung nghĩa, can đảm, nhân hậu và tận tụy hiếm thấy trong lịch sử Trung Quốc. Ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi trong lòng Nhạc Vân đã mang chí khí to lớn, muốn trở nên giống như cha mình là Nhạc Phi tận trung báo quốc. Anh thông minh, chính trực và đã lập được rất nhiều chiến công. Năm 23 tuổi anh cùng cha bị gian thần Tần Cối vu khống và sát hại. Nhưng tấm lòng son sắt và chính khí cao cả của anh đã viết nên một áng văn chương xúc động lòng người.
Năm Nhạc Phi rời nhà ra tiền tuyến chống quân Kim thì Nhạc Vân mới 7 tuổi. Các quan trong huyện đều đến tiễn biệt Nhạc Phi. Nhạc Vân cũng vội vàng chạy tới, Nhạc Phi thấy vậy hỏi: “Con đến làm gì?”. Nhạc Vân nói: “Con trong lớp học nghe nói mọi người đều đến tiễn cha, con muốn hỏi cha sẽ đi đến nơi nào? Làm việc gì?”. Nhạc Phi nói: “Bởi vì con còn bé, sợ rằng không đành lòng chia lìa nên cha không nói với con. Con đã tới đây rồi, cha bảo con mấy câu này: cha được triệu đi đánh dẹp quân Kim, bảo vệ giang sơn. Con ở nhà cần phải hiếu thuận với bà nội, kính trọng và phụng dưỡng mẹ, trông nom các em, chuyên cần đọc sách”. Nhạc Vân nói: “Con xin ghi nhớ lời cha dạy! Nhưng mà quân Kim ấy không nên giết hết”. Nhạc Phi nói: “Tại sao thế?”. Nhạc Vân nói: “Để lại một nửa chờ con tới đánh”. Nhạc Phi nói: “Nói bậy! Mau về nhà đi!”. Nhạc Vân còn bé, chẳng hề lưu luyến, tung tăng trở về.
Nhạc Vân nhớ kỹ lời dặn dò của cha, hiếu kính với người trên, chăm sóc các em, hàng ngày học văn luyện võ. Với tư chất tuyệt vời, năm 12 tuổi mấy người thầy dạy học cho cậu đều khó lòng trả lời nổi những câu hỏi của cậu, nên từ biệt ra đi. Nhạc Vân một mình theo lịch dạy học của Nhạc Phi học tập kỹ càng, am hiểu nhiều sách binh thư chiến lược. Cậu sốt sắng luyện võ, trong mộng gặp 2 vị tướng quân dạy cách đánh song chùy, cảm giác như trước kia đã từng tinh thông môn ấy rồi. Cậu nhờ người ta chế tạo ra cặp chùy bạc nặng đến 82 cân, say mê khổ luyện không ngừng nghỉ.
Một ngày nghe báo có 5000 quân giặc đến bắt người nhà của Nhạc Phi, hòng lấy đó mà bức bách Nhạc Phi phải đầu hàng. Mọi người không biết phải làm sao, Nhạc Vân nói với bà nội và mẹ: “Không cần phải hoảng sợ! Lần này con sẽ ra ngoài đánh bại chúng”. Bà nội nói: “Cháu chưa hiểu sự tình, còn nhỏ chớ khoác lác như thế!”. Nhạc Vân nói: “Nếu con không giết được hắn, mọi người hãy cứ trốn đi đừng chần chừ”. Nói rồi bèn chỉ huy gia tướng và thôn dân ra nghênh địch. Nguyên soái của quân giặc là Tiết Lễ Hoa Báo xông tới đánh Nhạc Vân. Hắn coi thường Nhạc Vân còn nhỏ tuổi, không ngờ Nhạc Vân nhanh nhẹn khéo léo như thế, thanh đao chưa kịp chém xuống thì đã bị Nhạc Vân đánh văng khỏi lưng ngựa rơi xuống đất. Phó tướng Trương Triệu Nô kinh sợ, cầm rìu nhảy ra đánh Nhạc Vân. Nhạc Vân một chùy thì đỡ nhát rìu, một chùy đánh tới, Trương Triệu Nô đỡ không kịp, chết ngay dưới chân ngựa. Quân giặc thấy chủ soái đã chết, đều quay lưng chạy trốn, Nhạc Vân thắng trận quay về nhà.
Nhạc Vân thấy quân Kim giết hại đồng bào của mình, chà đạp sơn hà cẩm tú thì càng kiên định quyết tâm tòng quân báo quốc. Lúc này anh biết cha mình vì bảo vệ Tống Cao Tông mà bị vây khốn trên núi Ngưu Đầu, tình hình vô cùng khẩn cấp. Anh viết lại vài dòng thư từ biệt bà nội, một mình trong đêm chạy tới núi Ngưu Đầu, xông vào doanh trại quân Kim đánh phá, rồi chạy lên núi. Vừa nhìn thấy bên ngoài doanh trại của cha mình có treo đến 7 tấm thẻ bài ghi mấy chữ “Không đánh” thì vô cùng phẫn nộ, giơ chùy đập nát thẻ bài. Nhạc Phi lâu ngày gặp lại con trai Nhạc Vân, biết đó lại chính là người phá hoại kỷ cương quân đội thì đau lòng khôn xiết. Nhưng vì để giữ vững kỷ cương, Nhạc Phi muốn chém đầu con để giữ nghiêm quân pháp. Các tướng cố sức khuyên can nói: “Nhạc Vân tuổi còn nhỏ, lại mới phạm tội lần đầu. Hơn nữa ta treo miễn chiến bài chỉ là vì trong doanh trại không có ai địch nổi Kim Thiền Tử con trai của Kim Ngột Thuật. Giờ nên cho Nhạc Vân ra trận đánh địch, lập công chuộc tội”. Nhạc Phi đồng ý để cho Nhạc Vân ra trận. Các tướng nhắc Nhạc Vân: “Nếu cháu không cự nổi địch, thì đánh ra khỏi doanh trại quân địch và chạy về nhà với bà nội đi nhé”. Nhạc Vân không phụ lòng kỳ vọng của mọi người, dũng mãnh phi thường, trước mặt hai đạo quân dùng chùy bạc đánh chết Kim Thiền Tử. Quân Nhạc thắng trận, vì giải nguy cho núi Ngưu Đầu mà lập được công trạng lớn.
Trong quân đội nhà họ Nhạc, Nhạc Vân dần dần thành thục, trở thành vị dũng tướng thiếu niên anh hùng. Nhạc Phi nhiều lần đi chinh chiến, Nhạc Vân luôn xông pha đi đầu, đánh luôn luôn thắng, trong quân gọi anh là “Doanh quan nhân” (nghĩa là “Viên quan luôn luôn chiến thắng”). Lúc thu phục Tùy Châu, Đặng Châu, lúc ấy Nhạc Vân mới 16 tuổi, trên đường xung trận đánh đâu thắng đó, không gì cản nổi, và là người đầu tiên bước lên trên tường thành Tùy Châu. Sau đó nhanh chóng chọn quân tiến về phía Bắc, thu phục được Đặng Châu. Khi Kim Ngột Thuật tấn công Hứa Xương, Nhạc Phi lệnh cho Nhạc Vân cầm quân nghênh chiến. Nhạc Vân đánh giáp lá cà với quân Kim, xung phong dẫn đầu, giành được thắng lợi một cách thần kỳ. Quân Kim đại bại, tướng lĩnh lớn nhỏ bị bắt sống đến 78 người. Trận đó Nhạc Vân đã đập tan oai phong của Kim Ngột Thuật, và động viên mạnh mẽ khí thế của Nhạc gia quân. Đối với chuyện này, Kim Ngột Thuật rất kinh hoàng, từng ngửa mặt lên trời thở dài: “Bạt núi dễ, đánh quân Nhạc khó!”. Nhạc Phi còn nhiều lần phái Nhạc Vân lấy lương thực cứu trợ cho nhân dân đang đói khổ, rất được tướng sỹ và trăm họ ủng hộ và yêu mến.
Nhạc Phi có yêu cầu cực kỳ nghiêm khắc với con trai. Một lần Nhạc Vân khoác áo giáp nặng luyện tập chỉ sơ suất 1 chút liền ngã xuống đất, suýt chút nữa đã bị cha chém đầu. Chúng tướng khuyên can mãi, nhưng Nhạc Vân vẫn bị phạt đánh 40 trượng. Nhạc Vân văn võ song toàn, công trạng và thành tích xuất chúng, nhưng Nhạc Phi thường chỉ đề cao chiến công của tướng sỹ, chứ đối với chiến công của Nhạc Vân thì đều không báo cáo lên trên, đồng thời còn nhiều lần ngăn cản triều đình thăng quan cho con trai. Nhạc Vân cũng có cuộc sống giản dị như cha mình, chán ghét chốn quan trường đen tối. Anh thừa hưởng ở cha đức tính trung thành chính trực, dù tuổi còn nhỏ đã biết không màng danh lợi, cho nên đối với việc cha nhiều lần không báo cáo chiến tích thì hết sức thản nhiên. Anh hoàn toàn không để tâm chuyện nhỏ, chỉ thầm mong thu phục Trung Nguyên, thu phục lại sơn hà cẩm tú, cho nên mãi chỉ nhậm chức Vũ dực lang, Tả võ đại phu, Phòng ngự sử Trung Châu … mà thôi. Những hào kiệt ái mộ danh tiếng của Nhạc Vân tìm đến xin tỉ thí võ công, anh đều kết huynh đệ với họ, cùng nhau phò tá cho đất nước.
Tần Cối lấy tội danh “Mạc tu hữu” hãm hại Nhạc Phi. Nghĩ tới Nhạc Vân và thuộc hạ Trương Hiến có oai dũng 1 người chọi vạn người, bèn giả mạo nét chữ của Nhạc Phi viết thư lừa 2 người họ vào ngục. Thuộc hạ của Nhạc Phi là Trương Bảo vào ngục thăm họ, thỉnh cầu rằng: “Chúng ta hãy đánh ra rồi thoát thân”. Nhạc Phi nói: “Từ xưa trung thần không sợ chết, Thiên nhật sáng soi, để xem kẻ gian thần kia có thể hưởng thụ được bao lâu!”. Trương Bảo lại hỏi Nhạc Vân, Trương Hiến, thì cả 2 đều nói: “Là bề tôi thì tận trung, là con thì tận hiếu, cha không ra, 2 người chúng ta làm sao ra ngoài được!”. Vào đêm giao thừa năm 1142, Nhạc Phi, Nhạc Vân, Trương Hiến đồng thời bị Tần Cối giết hại, nhân dân cả nước nghe tin đều khóc thương. Nhân dân tất cả đều căm thù Tần Cối, họ lấy bột mỳ tạo thành hình nhân, bỏ vào vạc dầu, gọi đó là “Rán thịt Cối”. Sau này, mọi người lại dùng sắt thô đúc tượng bọn Tần Cối quỳ gối mãi trước mộ của Nhạc Phi.
Trăm ngàn năm qua, nhân dân thương nhớ 2 cha con Nhạc Phi, Nhạc Vân cùng các vị trung thần lương tướng bao nhiêu, thì cũng căm ghét và ghê tởm bọn gian thần Tần Cối bấy nhiêu! Ngày nay, Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã tạo ra ngục tù oan trái để bức hại Pháp Luân Công, càng ngày càng nhiều người có chí khí đã bước ra kêu gọi ngăn chặn cuộc bức hại tàn khốc lên các học viên Pháp Luân Công. Họ cố gắng cứu giúp những con người thật sự tốt – tuân theo tiêu chuẩn Chân, Thiện, Nhẫn – đang bị tà ác tống giam một cách phi pháp. Chính nghĩa tất thắng, tiểu nhân và tà ác sẽ để lại tiếng xấu muôn đời. Lịch sử và nhân dân sẽ phân biệt được rõ ràng: chính nghĩa là gì, đâu là tà ác, và như thế nào là bản sắc anh hùng!
Đời sau có câu thơ ca ngợi Nhạc Vân: “Niên thiếu uy phong thượng chiến trường, lăng vân tráng khí ngạo thu sương. Vi quốc vi dân chung vĩnh dự, lưu đắc anh danh vạn cổ dương!”. (Tạm dịch: “Còn trẻ oai phong ngập chiến trường, chí anh hùng bay vút tận mây xanh. Tiếng thơm vì dân vì nước lưu truyền mãi mãi, tên tuổi anh hùng được muôn đời ngợi ca”).