Người nhiều chuyện, không chỉ dễ rước họa vào thân mà còn chiêu mời vận xấu cho gia đình. Bởi mối quan hệ giữa bản thân và gia đình, chính là nếu hưng thì cùng hưng, nếu bại thì cùng suy.
Có câu “Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường”, có người cứ hay mang chuyện trong gia đình đi nói ra bên ngoài. Nói chuyện tốt thì có khi bị đố kỵ, nói chuyện xấu thì có khi lại bị xúi giục chia rẽ gia đình. Vậy nên phải cân nhắc thật kỹ những điều nên nói và không nên nói để tránh chiêu mời vận xấu cho gia đình.
1. Khoe khoang “tài sản”, chiêu mời vận xấu tới
Khoảng hai hoặc ba mươi năm trước, ở một thị trấn nọ có một hộ gia đình, thầu một cái hồ, thông qua nuôi thủy sản, buôn bán kiếm được không ít tiền. Mà người nhà này lại rất thích khoe khoang, đi đâu cũng khoe chuyện mình kiếm được nhiều tiền.
Trong dịp Tết Nguyên Đán, có một người họ hàng nghe nói họ buôn bán lời lãi nhiều như vậy, trong tâm liền đố kỵ, bất mãn. Cho rằng ông trời thật bất công, cớ gì mà vận may lại chỉ đến với họ, mà mình thì không. Bởi thế, nửa năm sau, người này đã làm ra một việc không tưởng, hạ độc hết cá trong hồ.
Dù sau đó gia đình này đã báo cảnh sát, bắt người họ hàng kia, tuy nhiên họ cũng bị tổn thất không ít tiền, hao tổn rất lớn.
Khoảnh khắc đó, họ mới nhận ra một sự thật, “nói nhiều chỉ chọc giận chó hoang”. Nếu họ lựa chọn cách âm thầm làm giàu, cho dù kiếm được bao nhiêu tiền, cũng đâu gặp phải loại tai họa này?
Giàu có cũng chớ khoe khoang, nên khiêm tốn và giản dị, để tránh gây thù chuốc oán.
2. Khoe thành tích con cháu, chiêu mời rắc rối
Cha mẹ hiện nay thường có thói quen, chỉ cần con cái họ đạt điểm trong bài kiểm tra, đạt được thành tích gì, kiếm được bao nhiêu tiền, họ sẽ đăng lên mạng xã hội khoe khoang, để người khác biết con mình giỏi như thế nào.
Sau khi công bố kết quả thi đại học năm ngoái, ông Trần liền khua chiêng gõ trống với những người xung quanh mà nói rằng con trai ông đã đỗ vào trường đại học có tiếng, tương lai nhất định rất tươi sáng. Nói xong còn chưa thỏa, ông còn đăng lên mạng xã hội để tất cả bạn bè cùng biết. Nhưng điều mà ông không ngờ tới là, những bạn bè bình thường không phải họ hàng thân thích đều khen ngợi điều này, còn người thân thuộc lại không thấy ai tán dương.
Một thời gian sau, ông nghe thấy không ít những tin đồn xấu, đều có liên quan đến con của ông, thậm chí nói rất khó nghe. Ông Trần liền nói với vợ: “Là họ hàng với nhau, vì sao họ lại làm những chuyện như vậy?”
Vợ ông bèn nói một câu: “Không phải ai cũng muốn gia đình chúng ta sống tốt đâu”.
Khoe khoang về thành tựu của đứa trẻ, tưởng như là khiến cho nó và gia đình có chút thể diện, nhưng thực tế là gây thù chuốc oán cho con.
3. Gia đình bất hạnh bởi chuyện xấu trong nhà bị lộ ra
Kỳ thực trong quan hệ gia đình, nhà nào mà chẳng có những mâu thuẫn. Nhưng những mâu thuẫn này chỉ diễn ra nội trong gia đình thì cả nhà được an ổn. Mà một khi đem những chuyện xấu trong nhà, hay mâu thuẫn bất đồng mang ra ngoài kể lể, thì mối quan hệ trong gia đình sẽ càng tệ hơn.
Có người vì oán giận cha mẹ chồng, tìm người ngoài ca thán, bị người xúi giục, ly gián, khiến sống ở nhà chồng chẳng có ngày nào yên. Có cha mẹ lại hay phàn nàn về con cái với mọi người, mà bị con cái xa lánh, cuối cùng sống trong cô độc.
Vậy nên chuyện trong nhà không nên để lộ ra ngoài, không chỉ chuyện xấu mà ngay cả chuyện tốt cũng vậy. Lòng người phức tạp thế, ai mới là người đáng tin? những bí mật liệu có thể không bị lan truyền?
Đối với loại tư tưởng “im lặng là vàng”, rất nhiều người tỏ ra phản đối, cái gì cũng giấu ở trong lòng là hành vi của kẻ tiểu nhân. Nhưng trên thực tế, người càng thông minh, trong lòng càng nhiều bí mật.
Khổng tử có câu: “Quân tử dục nột vu ngôn nhi mẫn vu hành“, nghĩa là: Bậc quân tử thường chậm trong lời nói nhưng hành động thì nhanh, sáng suốt.
Bệnh từ miệng mà vào, họa là từ miệng mà ra, nói nhiều tất nói hớ và còn dễ chiêu mời vận xấu, vậy nên phải quản thật chặt cái miệng để giữ phúc phận cho gia đình.
Theo 360doc