Thiếu hụt selen có thể dẫn đến bệnh Keshan, chức năng tim bất thường và tắc mạch não, phổi, thận và các cơ quan khác. Theo một khảo sát ở Hoa Kỳ, những người sống ở vùng thiếu selen có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp ba lần so với những người sống ở vùng giàu selen. (Pxhere)
Thiếu hụt selen có thể dẫn đến bệnh Keshan, chức năng tim bất thường và tắc mạch não, phổi, thận và các cơ quan khác. Theo một khảo sát ở Hoa Kỳ, những người sống ở vùng thiếu selen có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp ba lần so với những người sống ở vùng giàu selen.
“Selenium” có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và chống ung thư không?
WHO khẳng định selen là nguyên tố thiết yếu đối với cơ thể người, điều này cũng được ông Ruan Guanfeng, Giám đốc Ban Truyền thông Khoa học và Công nghệ thuộc Trung tâm Trao đổi Thông tin Y tế và Thực phẩm Kexin công nhận, ông cho rằng selen còn có khả năng chống oxy hóa.
Trang web chính thức của Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc cũng công bố tài liệu tham khảo về lượng selen và nhắc nhở rằng thiếu hụt selen có thể dẫn đến bệnh Keshan, chức năng tim bất thường và tắc mạch não, phổi, thận và các cơ quan khác.
Thiếu selen cũng có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Theo một khảo sát ở Hoa Kỳ, những người ở vùng thiếu selen có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp ba lần so với những người ở vùng giàu selen.
Yun Wuxin, tiến sĩ kỹ thuật thực phẩm của Khoa Nông nghiệp và Sinh học tại Đại học Purdue (Hoa Kỳ), cho rằng mặc dù selen có nhiều chức năng nhưng không có cơ sở khoa học nào cho thấy “bổ sung selen có thể ngăn ngừa ung thư”.
Ông trích dẫn nhiều nghiên cứu với kết quả trái ngược nhau. Ví dụ, một nghiên cứu với 1.312 người Mỹ trưởng thành cho thấy bổ sung selen làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt từ 52% đến 65%. Tuy nhiên, một thí nghiệm khác với 35.533 nam giới trung niên cho thấy việc bổ sung selen không làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Vì vậy, chuỗi bằng chứng về việc “bổ sung selen để phòng ngừa ung thư” là chưa đủ.
Ngoài ra, Zhai Fengying, phó chủ tịch điều hành Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc và nguyên phó giám đốc Viện Dinh dưỡng và Sức khỏe thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cũng cho rằng việc bổ sung selen không phù hợp không những không ngăn ngừa được ung thư mà còn có thể gây ra bệnh, do tích tụ quá nhiều selen còn có thể dẫn đến ngộ độc selen, gây ra hậu quả xấu.
Cơ thể người thiếu hụt selen rất có hại, nhưng bổ sung quá nhiều cũng không tốt
Bởi vì “Se” đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể nên nó được Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc liệt kê là một trong 15 chất dinh dưỡng nên có trong chế độ ăn hàng ngày.
Yin Shutao, phó giáo sư tại Trường Khoa học Thực phẩm và Kỹ thuật Dinh dưỡng thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, Tiến sĩ về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, đồng thời là người hướng dẫn tiến sĩ, cho biết sự thiếu hụt selen trong cơ thể không có lợi cho sức khoẻ, nó có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, bao gồm bệnh Keshan, bệnh Kashin-Beck, bệnh tim mạch, các bệnh về cơ quan khác và thậm chí là ung thư.
Zhai Fengying, phó chủ tịch điều hành Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc và nguyên phó giám đốc Viện Dinh dưỡng và Sức khỏe thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết: Thiếu selen là không tốt, nhưng việc bổ sung selen một cách mù quáng sẽ rất có hại.
Các bằng chứng cho thấy những người có quá nhiều selen sẽ bị rụng tóc, rối loạn chức năng đường tiêu hóa, khó chịu, mệt mỏi và các triệu chứng khác, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc.
Cách hiệu quả hiện nay để bổ sung selen là sử dụng các chế phẩm thuốc và chế độ ăn uống có tăng cường selen, nhưng các chế phẩm thuốc và chế độ ăn kiêng này ít có tác dụng và thường kèm theo tác dụng phụ. Vì vậy, ông Ruan Guanfeng khuyến cáo nên bổ sung selen bằng cách ăn trái cây và rau quả giàu selen.
Ví dụ, một số loại trái cây và rau quả được trồng trong đất và nước giàu selen thường có các nguyên tố selen cao hơn; ví dụ, các loại trái cây giàu selen như cam quýt, nhót tây và thanh mai chứa 10-50 microgam selen mỗi kg.
Nhưng hầu hết mọi người không cần bổ sung thêm selen vì chế độ ăn uống bình thường đã cung cấp đủ những gì cơ thể cần.
Vì vậy, dù bổ sung selen là tốt nhưng bạn cũng không nên bổ sung selen một cách có chủ đích và quá liều lượng, nếu không biết mình có bị thiếu selen hay không, trước tiên bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ tại khoa dinh dưỡng và bổ sung với lượng thích hợp theo lời tư vấn.
Theo Song Yun – Aboluowang
Bảo Vy biên dịch
NTD Việt Nam