Tế bào của con người có tần số cộng hưởng từ 10 đến 30 và 150 đến 180 kilohertz. Ảnh minh hoạ mô hình sóng âm thanh.: Mick Lissone/CC0 Public Domain
Mặc dù từ lâu chúng ta đã biết rằng tế bào và cơ thể chúng ta có điểm chung âm thoa, nhưng đến nay các nhà nghiên cứu mới có thể xác nhận điều này.
Các nhà nghiên cứu cho biết rằng tế bào của con người có tần số cộng hưởng – tốc độ rung động phù hợp với tần số tự nhiên của chúng khiến tế bào rung động với biên độ lớn hơn.
Theo một nghiên cứu được đăng trên PRX Life, các nhà khoa học đã quan sát chuyển động của các microcantilevers (cảm biến có kích thước siêu nhỏ, độ nhạy cao) với những chùm tia nhỏ không được đỡ ở một đầu. Chúng có thể uốn cong hoặc rung khi có tải trọng đặt lên, khiến chúng trở thành cảm biến cơ sinh học hữu ích.
Nghiên cứu trước đây kiểm tra các đặc điểm khác của tế bào đã phát hiện rằng các microcantilevers đã di chuyển theo những cách không ngờ, khiến các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng các tế bào được đang rung động ở tần số cộng hưởng, khiến cho microcantilevers chuyển động.
Tuy nhiên, mức độ mà các nhà khoa học khám phá ra trong nghiên cứu này được thật bất ngờ. Tác giả Javier Tamayo cho biết: “Chúng tôi không bao giờ có thể tưởng tượng rằng một tế bào sống… có thể rung động như thế này”, theo trang New Scientist.
Sử dụng microcantilever kích cỡ 50 micromet x 270 nanomet làm từ silicon và vàng, các nhà nghiên cứu đã lấy từng tế bào ngực của con người, đặt chúng lên một chiếc đĩa và đo chuyển động của microcantilever và các tế bào bằng cách sử dụng sự phản xạ của tia laser.
Họ phát hiện ra rằng quá trình chạm vào tế bào không chỉ khiến chúng rung động mà sự rung động của chúng còn khiến cho công cụ microcantilever rung động; điều này cho thấy rằng các tế bào có tần số cộng hưởng. Các nhà nghiên cứu ước tính một trong những phạm vi này nằm trong khoảng từ 10 đến 30 kilohertz và dải tần còn lại nằm trong khoảng từ 150 đến 180 kilohertz.
Tần số này nằm ngay trên ranh giới giữa âm thanh nghe được và siêu âm – điều này có nghĩa là về mặt lý thuyết, chúng ta có thể nghe thấy các tế bào của chúng ta – mặc dù khá khó xảy ra trừ khi chúng ta ở trong căn phòng yên tĩnh nhất thế giới, theo trang Iflscience.
Các tác giả viết: “Những kết quả này mở ra nhiều con đường trong sự hiểu biết của chúng ta về cơ chế sinh học tế bào đơn lẻ và mở ra cánh cửa cho phép đo phổ rung động của các tế bào sống trong điều kiện sinh lý”.
John Allen – phó giáo sư khoa kỹ thuật cơ khí tại Đại học Hawaii ở Mānoa, người không tham gia vào nghiên cứu – nói với New Scientist rằng nghiên cứu sâu hơn có thể giúp chúng ta phát hiện những thay đổi trong tần số cộng hưởng của các tế bào bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, qua đó có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công tác chữa bệnh.
Yun-Feng Xiao tại Đại học Bắc Kinh ở Trung Quốc nói thêm rằng nó cũng có thể mở đường cho việc sử dụng tần số cộng hưởng của tế bào để tiêu diệt có chọn lọc các tế bào bị bệnh bằng sóng âm.
NTD Việt Nam