Poster của bộ phim “Ký ức”. (New Century Films)
Sau khi xem bộ phim “Ký ức” vài lần, điều khiến tôi ấn tượng nhất là: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo”. Đây là một chân lý vĩnh cửu bất biến được Thần truyền đạt cho con người. Dù bạn có tin hay không thì chân lý này sẽ luôn đi theo bạn như hình với bóng.
1. Gieo hạt giống thiện
Một đứa trẻ chưa tiếp xúc với xã hội có một trái tim đặc biệt trong sáng. Suy nghĩ của nó giống như một tờ giấy trắng, và vẽ lên đó cái gì thì sẽ hình thành cái đó.
Nhân vật chính trong phim là Tiểu Duyệt, vì cha cô là một kẻ du thủ du thực, lười biếng và cực kỳ vô trách nhiệm với gia đình, nên Tiểu Duyệt sống với mẹ từ khi còn nhỏ, trong tâm trí cô là những ngày tháng không đủ cơm ăn áo mặc, mong muốn lớn nhất của cô là được ăn no.
Có lần Tiểu Duyệt đang rất đói, và nhìn thấy một cô đang cầm một túi bánh mì, nên theo bản năng liền chộp lấy rồi bỏ chạy. Tuy nhiên, chính vì hành vi xấu này mà cuộc đời cô đã thay đổi. Người dì mà Tiểu Duyệt gặp tên là Lý Tuyết, là một người tốt và thực hành “Chân-Thiện-Nhẫn”. Lý Tuyết không những không trách móc Tiểu Duyệt, mà còn tận tình dạy dỗ Tiểu Duyệt đạo lý làm người. Cô đưa Tiểu Duyệt về nhà và cho cô bé ăn một bữa thịnh soạn.
Khi Lý Tuyết đưa Tiểu Duyệt về nhà cô bé, Lý Tuyết gặp phải người cha vô nhân tính, người đã bán con gái ruột của mình cho người khác với giá một ngàn nhân dân tệ. Để cứu hai mẹ con, Lý Tuyết không ngần ngại bỏ tiền của mình ra chuộc bé Tiểu Duyệt.
Cách cư xử thiện lương của Lý Tuyết đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí non trẻ của Tiểu Duyệt. Thế nào là người tốt? Người thiện lương là như thế nào? Chính lời nói và hành động của người dì này đã nói với cô bé điều đó.
2. Tìm kiếm
Một khi một người đã hình thành một quan niệm thì rất khó để thay đổi nó, thậm chí quan niệm này còn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của cả một đời người.
Trong phim, Tiểu Duyệt và mẹ cô được Lý Tuyết tốt bụng giải cứu vào thời khắc sinh tử biệt ly. Hai mẹ con không thể báo đáp công ơn của Lý Tuyết. Vì vậy mẹ của Tiểu Duyệt đã nhiều lần cảnh căn dặn: “Khi lớn lên con phải báo đáp ân tình của người dì này”. Tiểu Duyệt khắc ghi lời mẹ trong tâm trí non nớt của cô.
Khi Tiểu Duyệt lớn lên, cô hiểu thêm về đạo lý trong văn hóa truyền thống: nhận ơn một giọt, báo đáp một dòng. Sau khi Tiểu Duyệt du học trở về, cô trở lại thành phố nơi cô lớn lên và, trở thành phó công tố viên viện kiểm sát quận. Dù sự nghiệp thành công nhưng Tiểu Duyệt vẫn không bao giờ quên lời căn dặn của mẹ: Báo ân.
Trong vài năm qua, cô đã tìm đủ mọi cách để tìm kiếm ân nhân của mình, nhưng đều không có kết quả. Tuy nhiên, tình cờ, Tiểu Duyệt gặp được ân nhân của mình, khi cấp trên yêu cầu cô giải quyết một vụ án liên quan đến các học viên Pháp Luân Công.
3. Báo ân
Sau khi tìm được ân nhân của mình, Tiểu Duyệt đã rất vui mừng, bởi vì trong suy nghĩ của cô, ân nhân hầu như là người thân duy nhất của cô trong thành phố. Vì vậy, cô nhìn những bức ảnh và hồ sơ vụ án của ân nhân mà rơi nước mắt. Cô biết được rằng, ân nhân của mình tên là Lý Tuyết, và cô ấy là một học viên Pháp Luân Công.
Thuật ngữ Pháp Luân Công không xa lạ với Tiểu Duyệt, vì Pháp Luân Công đã lan rộng đến 156 quốc gia và khu vực, và được thế giới chào đón. Làm sao cô ấy có thể không biết khi đã du học nhiều năm như vậy? Mặc dù cô không biết nhiều về Pháp Luân Công, nhưng cô biết rằng Pháp Luân Công khởi đầu từ Trung Quốc, và được rất nhiều quốc gia chào đón. Đó chẳng phải là niềm tự hào của người dân Trung Quốc sao?
Trong quá trình điều tra nhiều mặt về vụ án Lý Tuyết, cô nghe được phản hồi của người dân, dì Lý Tuyết đã nhận nuôi trẻ mồ côi, chăm sóc người già cô độc, mà không để lại tên tuổi hay yêu cầu được báo đáp. Những nghĩa cử của Lý Tuyến được nhiều người khen ngợi. Tiểu Duyệt càng tin chắc rằng, những người tu luyện Pháp Luân Công là những người tốt nhất trên thế giới.
Vì vậy Tiểu Duyệt quyết định giúp đỡ ân nhân của mình. Khi nói về vấn đề này với người bạn tốt Đình Đình, cô nói: “Tôi làm việc một mình, và gánh chịu một mình. Tôi đã nghĩ kỹ rồi, tôi có thể buông bỏ bất cứ điều gì”.
Một câu nói xem ra rất bình thường, nhưng lại khiến người ta phải kính phục. Có thể nói ra được câu này thì đã vô cùng xuất sắc rồi! Tại sao bạn nói như vậy? Bởi vì ở Trung Quốc, được làm công chức là việc rất khó khăn, và đã khiến người ta ngưỡng mộ rồi, hơn nữa một cô gái trẻ măng lại làm đến chức phó công tố viên.
Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng, khi ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Công, các phương pháp của nó sử dụng đều rất tàn ác. Trong một môi trường tà ác như vậy, ai dám bảo vệ Pháp Luân Công và bảo vệ các học viên Pháp Luân Công? Nếu ai làm điều này, người đó có thể bị sa thải khỏi hệ thống công chức.
Chúng ta hãy suy nghĩ xem, Tiểu Duyệt phải quyết tâm đến mức nào khi nói ra điều này phải không? Tại sao cô ấy lại làm điều này? Qua phim có thể thấy, ngoài việc báo ân, Tiểu Duyệt còn là một người ngay thẳng và tận tâm. Như Tiểu Duyệt đã nói tại phiên tòa: “Chúng tôi chỉ hành động theo pháp luật, và chỉ dựa vào lương tâm của chính mình”.
4. Thấy người tốt nghĩ cách trở nên tốt như họ
Trong văn hóa truyền thống Á Đông có câu: Vật tụ theo loài, người tụ theo nhóm. Chính xác là như thế.
Trong khi điều tra vụ án của Lý Tuyết, Tiểu Duyệt đã đích thân nghe thấy nhân cách cao quý của dì Lý Tuyết. Làm việc thiện một cách thầm lặng, không cầu danh không cầu lợi. Hành vi của Lý Tuyết đã được nhiều người hàng xóm, người thân, bạn bè ghi nhận và đánh giá cao. Đó là lý do tại sao đã có 1.361 chữ ký của người dân, yêu cầu tuyên trắng án cho Lý Tuyết. Hành động này của mọi người là phần thưởng cao nhất cho việc làm người tốt.
Tiểu Duyệt nhìn thấy những gì dì Lý Tuyết đã làm thì vô cùng xúc động. Cô rất tự hào khi có được một ân nhân như vậy. Vì thế Tiểu Duyệt âm thầm học hỏi từ ân nhân của mình. Khi bị những kẻ ác đe dọa và ức hiếp, Tiểu Duyệt không hề thỏa hiệp. Khi biết luật sư bào chữa đang rất cần một bản kiến nghị công khai, cô đã làm việc không mệt mỏi, âm thầm đến thăm hàng nghìn người để hoàn thành bản kiến nghị. Sau đó cô đã gửi nó cho luật sư bào chữa bằng thư nặc danh.
Hành động của Tiểu Duyệt trong phim khiến tôi vô cùng cảm động. Tôi mừng và khen ngợi cô ấy. Tôi tin chắc rằng, người kiên định với điều tốt đẹp sẽ nhất định được phúc báo!
5. Ác báo
Người ta thường nói: Thiện có thiện báo, ác có ác báo, không phải không báo mà là chưa đến lúc. Bộ phim cho thấy mặt xấu của hệ thống ĐCSTQ, sự thông đồng giữa quan chức chính phủ và doanh nhân, giữa cảnh sát và tội phạm. Trưởng công tố viên Tiền, Bí thư Chu của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, và Sở trưởng Ngô của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, sẵn sàng làm con tốt cho ĐCSTQ vì sự thăng tiến và giàu có của họ. Họ trắng trợn tham nhũng hủ bại, họ tàn ác bất chấp thủ đoạn bức hại các học viên Pháp Luân Công, họ thậm chí còn to gan thu hoạch nội tạng từ những người còn sống.
Ngay khi họ đang đắc ý đi thì quả báo đã đến. Trưởng công tố viên Tiền bị cách chức và bị bỏ tù; Bí thư Chu bị điện giật chết khi đang vui vẻ; còn tên côn đồ Sở trưởng Ngô thì bị ném từ trên lầu xuống, chết tại chỗ. Đây chẳng phải là quả báo sao?
Hãy nhìn vào thực tế Trung Quốc. Chúng ta đều biết rằng quan chức Trung Quốc ngày nay đều tham nhũng, quan tham nhũng lớn, quan nhỏ tham nhũng nhỏ, không có quan chức nào là không tham nhũng. Đây đã là một sự thật không thể chối cãi. Nếu đúng như vậy thì tại sao nội bộ ĐCSTQ lại cần tăng cường nỗ lực chống tham nhũng và truy bắt những quan chức tham nhũng? Trong những năm qua, chúng ta có thể thấy có bao nhiêu quan chức tham nhũng đã bị bắt, những người bị bắt đó đều rất sợ hãi.
Một số bạn có thể nói: Nếu bắt quan tham như thế này, chẳng phải sẽ bắt tất cả các quan chức của ĐCSTQ sao? Có thể ngay cả người đứng đầu đảng cũng sẽ bị bắt.
Thực ra không phải như vậy. Dùng tội danh tham nhũng để bắt những người đó chỉ là lý do, là cái cớ, thực chất đó là sự trừng phạt của Trời.
Theo bản tin của NTD ngày 30/4: Tổ chức Điều tra Quốc tế về Tội ác bức hại Pháp Luân Công đã cung cấp cho FBI danh sách 81.340 quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Những người này bao gồm: 9.011 quan chức bị tố cáo tham gia thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, 9.109 quan chức “phòng 610”, 11.157 quan chức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, và 52.063 người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công.
Nếu xem qua lý lịch của những quan chức tham nhũng bị giam trong nhà tù Tần Thành trong nhiều năm qua, chúng ta có thể thấy những người này đều là thủ phạm đã theo chân Giang Trạch Dân trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Họ đều là những đao phủ tay nhuốm đẫm máu các học viên Pháp Luân Công.
Những người này hồi đó rất đắc ý và kiêu ngạo, nhưng bây giờ họ đều là tù nhân. Đây chẳng phải là quả báo sao?
Chúng ta đều biết, trong lịch sử đã từng xảy ra những vụ việc “Tam Vũ nhất Tông” đàn áp Phật Pháp, nhưng kết quả cuối cùng là gì? Phật Pháp vẫn là Phật Pháp, không ai có thể tiêu diệt được. Và những kẻ bức hại Phật Pháp, từ hoàng đế đến quan đại thần, ai thoát khỏi sự trừng phạt của Trời? Tại sao không thể học được từ những bài học lịch sử này?
Lời kết
Cuối phim, chúng ta thấy Tiểu Duyệt và Lý Tuyết phối hợp với nhau để dán những biểu ngữ sự thật, ngăn chặn tà ác, cứu độ chúng sinh. Thực sự xuất sắc!
Hành động của hai người họ làm tôi nhớ đến việc treo biểu ngữ tại một địa điểm du lịch ở Trung Quốc. Khi đang treo biểu ngữ, tôi gặp một thanh niên, sau khi xem nội dung trên biểu ngữ, anh ấy nói: Những gì bạn đang làm thật ý nghĩa, thật xuất sắc!
Một lần khác, tôi gọi điện cho một học sinh tiểu học để giảng chân tướng. Cuối cùng, đứa trẻ nói: Thưa chú, điều chú làm thật là vĩ đại.
Đây là sự ngưỡng mộ và đánh giá cao của những người thức tỉnh đối với các đệ tử Đại Pháp. Đây là một kỳ tích của đệ tử Đại Pháp chưa từng có kể từ khi khai thiên lập địa.
Cái kết của phim cũng rất hay. Lý Tuyết nói với Tiểu Duyệt: “Mặc dù những ngày khó khăn vẫn chưa trôi qua, nhưng dì tin rằng, ngày mà sự thật được đưa ra thanh thiên bạch nhật không còn xa nữa, ánh sáng đang ngày càng đến gần chúng ta hơn”.
Đây chính là chính niệm của các học viên Pháp Luân Công, mà bất kể sức mạnh nào cũng không thể đánh gục được.
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân tác giả, không hẳn là của NTDVN)
Thanh Trúc – Epoch Times
Hoàng Mai biên dịch
NTD Việt Nam