Tác giả: Thái Bình chỉnh lý
[ChanhKien.org]
Võ Tắc Thiên tự xưng Hoàng đế vào năm 690 sau Công nguyên, bà là nữ Hoàng đế đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà đã thay đổi quốc hiệu thành Triều Chu (Sử sách gọi là Nam Chu hay Võ Chu). Khi đó có rất nhiều người không chấp nhận phụ nữ làm Hoàng đế, do đó những tên quan lại tàn ác lợi dụng điểm này, phô trương sự việc, đem rất nhiều người gán cho tội mưu đồ làm phản để cầu thăng quan phát tài (nếu triệt phá được vụ án lớn mưu đồ phản quốc, đương nhiên sẽ có trọng thưởng).
Những tên quan lại tàn ác nổi tiếng nhất lúc đó là Lai Tuấn Thần và Chu Hưng. Lai Tuấn Thần đã phát minh ra các loại cực hình, chỉ riêng ‘gông xiềng’ đã có 10 loại ví dụ như ‘Heo chết vì sầu’, ‘cầu được chết ngay’, và những hình phạt tàn khốc khác khó có thể tính đếm hết được. Bất kỳ người nào chỉ cần bị Lai Tuấn Thần bắt giữ thẩm vấn, thì rất ít người có thể sống sót bước ra khỏi cửa nhà ngục. Chu Hưng so với Lai Tuấn Thần còn tàn bạo hơn.
Có một hôm, Võ Tắc Thiên đem một bức thư mật tố giác Chu Hưng mưu phản giao cho Lai Tuấn Thần điều tra. Lai Tuấn Thần và Chu Hưng là chỗ bạn bè tốt nhất, hơn nữa hôm đó hai người đúng lúc đang cùng nhau ngồi ăn trưa. Lai Tuấn Thần hỏi Chu Hưng: “Có một bị cáo thái độ vô cùng ngoan cố, không chịu thừa nhận tội mưu phản, thì dùng biện pháp gì để đối phó với hắn là tốt nhất?” Chu Hưng nói: “Rất đơn giản, đem hắn bỏ vào trong cái chum lớn, rồi đốt than củi cháy bốn mặt xung quanh, hắn không thể không thừa nhận”. Sau khi Lai Tuấn Thần gọi người đến bố trí ổn thỏa theo cách ấy, quay sang nói với Chu Hưng: “Có người tố cáo huynh mưu phản, ta phụng mệnh điều tra, xin mời anh vào chum”. Từ đó, câu nói “mời anh vào chum” trở thành một trong những câu thành ngữ nổi tiếng nhất của Trung Quốc. “Mời anh vào chum” diễn tả việc bảo người ta làm chuyện xấu, cuối cùng ngược lại tự mình làm thì tự mình chịu, cũng có nghĩa là gậy ông đập lưng ông.
Những người đã từng tiến hành nghiên cứu lịch sử chân thực của Trung Quốc mấy chục năm gần đây đều biết rõ rằng, từ sau khi quan niệm giá trị đạo đức truyền thống của Trung Hoa bị phá hủy, hiện tượng giữa người với người cắn xé lẫn nhau trở nên ngày càng phổ biến, thậm chí có người đối với bạn bè càng tốt lại càng đối xử tàn nhẫn hơn, vì để thể hiện cho sự “trong sáng” và “trung thành” của bản thân với tổ chức. Ở trong hoàn cảnh đó, có rất ít người có thể nói là an toàn, có người vì bản thân mà bất cứ lúc nào cũng có thể hy sinh thuộc hạ, đồng nghiệp và bạn bè.
Trong lịch sử, hết thảy những người bị lợi dụng để xử lý người khác đều không có kết quả tốt đẹp. Những người tham gia bức hại Pháp Luân Công là nên suy nghĩ một chút xem muốn đi con đường nào, tính mệnh của các vị đang bị đe dọa!
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org