Các đạo sĩ nhìn thấy toàn thể vũ trụ ngập tràn trong “Đạo Đức Kinh”, còn những nhà chính trị gia, khoa học gia đã thấy được những gì mà khiến cả Tây phương chấn động?
Joseph de Premare (1666—1736) là một mục sư tin lành người Pháp từng đến Trung Quốc vào năm 1698. Ông từng dùng tiếng Latinh để bình luận về “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử. Ông là một mục sư chuyên nghiên cứu và dịch rất nhiều các loại sách kinh điển của Trung Quốc. Trong đó điều có ảnh hưởng lớn nhất tới ông đó là tư tưởng của Lão Tử. Thông qua “Đạo Đức Kinh” ông đã phát hiện ra tên của Thượng Đế.
Trong chương thứ 14 của “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử viết: “Thị chi bất kiến danh viết di (Yi), thính chi bất văn danh viết hi (Hsi), bác chi bất đắc danh viết vi (Wei), Thử tam giả bất khả trí cật, cố hỗn nhi vi nhất“. Tạm dịch: “Nhìn không thấy, gọi là Di. Nghe không thấy, gọi là Hi. Nắm không được, gọi là Vi. Ba điều ấy không thể suy cứu đến cùng. Cho nên hợp lại làm một. Ông cho rằng Yihsiwei (雅赫维) cũng giống như Dimensional (夷希微) cũng chính là tên của đấng toàn năng Thần Giê-hô-va.
Phát hiện đáng ngạc nhiên này đã khích lệ một nhóm người của học phái hình tượng trong “Cựu ước toàn thư”, vốn là một đoàn từng thịnh hành một thời ở Châu Âu, muốn xác nhận độ tin cậy của nền văn minh Trung Hoa trong “Thánh Kinh”. Những người theo đuổi trường phái này thường triệu tập những hội nghị chia sẻ học thuật về Thượng Đế, Thần, Đạo, thậm chí tới ngày nay vẫn còn có người nghiên cứu về những điều đó.
Ronald Reagan thấy được nguyên tắc hành pháp trong Đạo Đức Kinh
Reagan là vị Tổng thống thứ 40 của nước Mỹ, tại vị trong hai nhiệm kỳ liên tiếp. Ông là vị Tổng thống đương nhiệm lâu đời nhất, lớn tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ cũng là vị tổng thống sống thọ nhất trong lịch sử.
Vào thời gian Tổng thống Reagan tới thăm Trung Quốc vào năm 1984, ông có tìm hiểu một chút về học thuyết Đạo gia của Trung Quốc. Trong bản báo cáo gửi Quốc hội về tình hình trong nước vào năm 1987, ông có trích dẫn một câu trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử: “Trì đại quốc nhược phanh tiểu tiên”, tạm dịch: “Cai trị một nước lớn giống như nấu con cá nhỏ”, câu trích dẫn này đã tỏ rõ nguyên tắc chỉ đạo trong thi hành biện pháp chính trị khi đó của ông.
Không những vậy ông còn nói rõ trong báo cáo gửi Quốc hội: “Trong hiến pháp của các nước khác, chính phủ nói với người dân phải làm như thế nào. Còn hiến pháp của nước chúng ta, là người dân nói cho chính phủ phải làm gì, hơn nữa chỉ có thể căn cứ theo quy định trong hiến pháp mà làm. Ở các cuộc cách mạng khác là dùng chế độ thống trị mới để thay thế cho chế độ thống trị cũ, còn cuộc cách mạng của chúng ta là do người dân làm chủ, chính phủ là người làm thuê, là người hầu của dân. Là do người dân quyết định”.
Câu nói đề cập tới “Đạo Đức Kinh” trong báo cáo của Tổng thống Reagan đã gây nên một hiệu ứng mạnh mẽ. “Lão Tử” trở thành cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ, có những lúc đồng thời có 8 nhà xuất bản cạnh tranh nhau đăng ký xuất bản “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử, giá trị bản quyền lên tới 130.000 USD. Có thể thấy được từng chữ trong Đạo Đức Kinh đáng giá ngàn vàng như thế nào.
Niels Henrik David Bohr tự xưng là người đắc đạo
Niels Henrik David Bohr (1885 – 1962) là nhà vật lý học người Đan Mạch với những đóng góp nền tảng về lý thuyết cấu trúc nguyên tử và cơ học lượng tử sơ khai, nhờ đó mà ông nhận Giải Nobel Vật lý năm 1922. Bohr còn là nhà triết học và tích cực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học. Năm 1937 khi có cơ hội tới thăm Trung Quốc, ông phát hiện được Thái Cực đồ của Đạo gia chính là cơ sở bổ sung cho nguyên lý trong triết học.
Nguyên nhân bởi hệ âm dương trong Thái Cực đồ của Đạo gia là có mối quan hệ thống nhất trong đối lập, trong âm có dương và trong dương có âm. Khi tìm hiểu sâu hơn một bước, ông hết sức kinh ngạc phát hiện rằng từ 2500 năm trước đây, Lão Tử đã đề cập tới tư tưởng “vạn vật trong vũ trụ tồn tại đều có hai mặt đối lập âm và dương”, cả hai cùng hỗ trợ bổ sung cho nhau.
“Đạo khả đạo, phi thường đạo, danh khả danh, phi thường danh”, nghĩa là: “Đạo (mà) có thể gọi được, không phải là Đạo vĩnh hằng. Tên mà có thể gọi được, không (còn) phải là tên vĩnh hằng. Đó chính là khái niệm về lý tương sinh tương khắc. Có thể thấy rõ điều đó qua những câu khác trong “Đạo Đức Kinh” như: “Thiên hạ vạn vật sinh vu hữu, hữu sinh vu vô”, dịch nghĩa: “Vạn vật trong thiên hạ sinh ra từ Có, và Có sinh ra từ Không”.
Từ đó trong công việc của mình Bohr luôn có có sự liên hệ chặt chẽ với tư tưởng của Đạo gia. Ông chia sẻ: “Chúng ta ở đây đang đối diện với những điều cố hữu của xã hội nhân loại và những biểu hiện làm người ta khó quên trong mối quan hệ bổ sung của triết học cổ đại Trung Quốc“.Năm 1947, trong biểu tượng logo thiết kế trường phái Copenhagen của ông, phần trung tâm là Thái Cực đồ màu vàng đồng thời còn có thêm chữ khắc trên đồ vật vừa đối lập vừa bổ sung. Vào năm 1949 khi được hoàng gia Đan Mạch trao tặng huân chương, ông nói: “Tôi không phải là nhà sáng lập lý luận triết học mà chỉ là một người đắc đạo” và còn yêu cầu lấy hình ảnh của Thái Cực đồ làm hình nền của giấy chứng nhận danh dự.
Needham tuyên bố mình là một đạo sĩ danh dự
Joseph Needham (1900-1995) là nhà sinh vật học, khoa học lịch sử hai lần đoạt giải Nobel. Ông tự gọi mình là “đạo sĩ danh dự”, tự mình lấy tên Trung Quốc là Lý Nguyên. Để có thể nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc, ông đã dốc hết tâm huyết dành thời gian hơn 30 năm từ năm 1956 – 1983 nghiên cứu và sáng tác ra cuốn sách “Science and Civilisation in China” (tạm dịch: Khoa học và văn minh Trung Hoa). Năm 1968, ông được liên hiệp khoa học và lịch sử học quốc tế lần thứ 12 trao tặng huy chương George Sutton.
Trong quá trình nghiên cứu và xác định vị trí chủ yếu của Đạo gia trong lịch sử khoa học kỹ thuật Trung Quốc, ông phát hiện tầm quan trọng của thế giới trong tư tưởng của Đạo gia. Là viện sĩ người nước ngoài của Viện Khoa học Trung Quốc, là tác giả bộ sách đồ sộ mà không nhà nghiên cứu về Trung Quốc nào không đọc, Needham luôn luôn nhắc lại quan điểm thực chứng của Lão giáo trong tác phẩm này.
Prigogine say mê tư tưởng của đạo gia
Prigogine (1917-2003) là nhà hóa học người Bỉ gốc Nga và có sự nghiệp phát triển tại Mỹ. Ông đoạt giải Nobel Hóa học năm 1977. Ông cho rằng trong tư tưởng “Vô vi nhi vô bất vi” của Đạo gia ở Trung Quốc có tư tưởng về “tự tổ chức” và “vận động tự phát”. Điều này khi kết hợp với truyền thống của Tây phương, có lẽ sẽ hướng tới khuôn mẫu tự nhiên trong tương lai.
Trong các tác phẩm của mình ông hay thích dẫn dùng những điều nguyên tác trong tác phẩm của Lão Tử và Trang Tử như “từ tồn tại đến diễn hóa“, “từ hỗn độn đến có trình tự“, “tính phức tạp của sự tìm tòi” hay thậm chí là một câu rất dài như: “Đại đạo phiếm hề, kỳ khả tả hữu. Vạn vật thị chi nhi sinh nhi bất từ, công thành nhi bất hữu, y dưỡng vạn vật nhi bất vi chủ. Thường vô dục, khả danh vu tiểu; vạn vật quy yên nhi bất vi chủ, khả danh vi đại. Dĩ kỳ chung bất vi kỳ đại, cố năng thành kỳ đại“.
Tạm dịch: “Đạo lớn lan tràn khắp, có thể qua bên trái, qua bên phải. Vạn vật nhờ nó mà sinh trưởng mà nó không can thiệp vào, công thành rồi mà không nhận là của mình; nó nuôi dưỡng vạn vật mà không làm chủ vạn vật. Nó vĩnh viễn là “không”, vô vi, cho nên có thể bảo nó là ẩn vi, (vô hình); muôn vật quy về nó mà nó không làm chủ, cho nên có thể bảo nó là lớn. Vì cho tới cùng, nó không tự nhận nó là lớn cho nên mới hoàn thành được cái vĩ đại của nó. Hay như câu: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên“, tạm dịch: “Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời; Trời bắt chước Đạo; Đạo bắt chước tự nhiên”.
“Đạo Đức Kinh” là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất lịch sử nhân loại, tương truyền được Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN. Theo những ghi chép cổ, Lão Tử vì chán ngán cõi đời đen bạc, bèn đi về phía Tây ở ẩn. Khi qua cửa Hàm Cốc, ông gặp Doãn Hỷ làm quan giữ ải.
Cảm mến lòng mộ đạo của Doãn Hỷ, Lão Tử bèn để lại 5 nghìn chữ, chính là bộ “Đạo Đức Kinh”, dặn Doãn Hỷ cứ theo đó mà tu hành thì sẽ đắc đạo. Suốt hàng nghìn năm qua, đã có vô số nhà nghiên cứu giải nghĩa, tìm hiểu “Đạo Đức Kinh” nhưng tất cả đều thừa nhận rằng mình chưa từng hiểu thấu được hàm nghĩa bên trong của bộ sách này.
Theo soundofhope
Kiên Định biên dịch
- Vì sao Lão Tử nói: ‘Lời hay thì không thật, lời thật thì không hay’?
- Câu chuyện chưa kể trong lịch sử: Lão Tử, Khổng Tử và Phật Thích Ca Mâu Ni