Sau khi Ngộ Không bị hàng phục, Quan Âm Bồ Tát phụng mệnh Phật Như Lai đến Nam Thiệm Bộ Châu tìm người thỉnh kinh, ở không gian bề mặt phản ánh chính là Đại thừa Phật giáo sắp phát triển tại Trung Thổ. Bồ Tát trên đường đi khuyến thiện Quyển Liêm Đại tướng, Thiên Bồng Nguyên soái, Bạch Long Thái tử và Ngộ Không, những người từng phạm tội trước đây, khuyên họ đi Tây Thiên thỉnh kinh để được giải thoát. Sau đó Bồ Tát tìm Pháp sư Huyền Trang làm người thỉnh kinh, nguyên là đệ tử Phật Như Lai Kim Thiền Tử, chỉ vì khinh mạn Phật Pháp mà bị đọa chuyển sinh nơi Đông Thổ. Ở đây bản thân tôi cho rằng năm người này thực ra là các phó nguyên thần khác nhau của Pháp sư Huyền Trang ở bề mặt, nhờ chủ nguyên thần sang Ấn Độ thỉnh kinh mà cùng có cơ hội tu luyện đắc chính quả.
Trong sách có ghi lại một đoạn phiêu lưu của Đường Thái Tông. Đây cũng là tình huống chân thực phát sinh tại không gian khác. Có lẽ điều này cũng đã thực sự xảy ra trong lịch sử, chỉ là vì đạo đức nhân loại xuống dốc nên người đời sau mới không tin và cắt bỏ chính sử. Dù sao đi nữa, cá nhân tôi tin rằng đây là một đoạn cố sự chân thật.
Long vương sông Kinh Hà khởi tâm tranh đấu với một vị cao nhân tại thế, đó là Viên Thủ Thành, chú của quan Khâm Thiên Giám Viên Thiên Cang, tác giả «Thôi Bối Đồ» (một cuốn sách tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc). Chỉ vì đánh cược mà cắt giảm lượng mưa rồi chịu chém đầu. Ở bề mặt thì là Long vương vì làm trái ý chỉ Thiên đình, thực ra là phản ánh tâm tính của Long vương không còn phù hợp với tiêu chuẩn tại tầng thứ đó nữa nên mới bị hạ tầng.
Thừa tướng Ngụy Trưng phụng mệnh chém đầu rồng, bởi vậy Long vương mới báo mộng cho Đường Thái Tông, hy vọng Thái Tông khuyên thủ hạ Ngụy Trưng lưu tình. Thái Tông gọi Ngụy Trưng đi đánh cờ để Long vương qua khỏi kiếp nạn này, chẳng ngờ đây là số Trời, con người không có khả năng chi phối. Kết quả Ngụy Trưng trảm nghiệt long trong mộng, nghiệt long khởi kiện Thái Tông nơi điện Diêm La, Thái Tông cuối cùng băng hà vì khiếp sợ.
Thái Tông băng hà lúc ấy nguyên là Thiên số, như ghi trong sổ bộ sinh tử, tuy nhiên được Thôi Phán quan cải thọ mệnh, thọ thêm hai thập niên nữa. Kỳ thực Trời Đất vốn vô tư, Thái Tông được kéo dài thọ mệnh không phải là vì quan cũ có tình riêng, mà căn bản là vì Thái Tông đức cao vọng trọng, vả lại hoằng dương Phật giáo, mang theo sứ mệnh lịch sử là phái người đi lấy kinh nên mới được trả lại dương gian, tăng thêm tuổi thọ.
Sau đó trong sách tả lại Lưu Toàn liều mình dâng dưa, vợ thì mượn thân Đường Ngự muội mà hoàn hồn, bản thân ông sau khi trở về không chỉ được Thái Tông ban thưởng vàng bạc mà còn trở thành Tướng quốc, hết thảy đều thể hiện đạo đức nhân tâm thời thịnh thế lúc ấy, là sự thật lịch sử, đồng thời cũng miêu tả Thái Tông giữ chữ Tín, khai sáng nền đạo đức độ lượng. Có lẽ cũng chính vì Phật thấy lúc ấy nhân tâm còn có thiện niệm, bậc minh quân lại càng đức hạnh, nên mới đưa Đại thừa Phật giáo truyền nhập Trung Thổ.
Pháp sư Huyền Trang nguyên kiếp trước khinh mạn Phật Pháp, phải đọa hạ giới, vừa mới sinh ra vận mệnh đã trắc trở. Nhưng tâm tu luyện của ông mười phần kiên định, trước con đường phía Tây hiểm ác không hề chùn bước, kiên quyết sang Tây Thiên bái Phật cầu kinh. Tâm tu luyện này quả là đáng quý phi thường. Thần Phật an bài một sự việc nhất định không chỉ có một kết quả, sang Tây lần này, vừa để Kim Thiền Tử viên mãn trở về, đồng thời quét sạch yêu ma trên đường sang Tây, trừ hại cho lê dân, cũng khiến mấy đồ đệ Ngộ Không được ma luyện, cuối cùng đắc chính quả, lại hưng thịnh Phật giáo ở Đông Thổ, khiến hậu nhân thấy rõ sự huyền diệu và gian khổ của tu luyện, từ đó đặt định cơ sở văn hóa tu luyện cho Đại Pháp khai truyền.
Dù sao Huyền Trang vẫn là người mới cất bước tu luyện, trên đường đi cũng bộc lộ đủ loại tâm chấp trước. Gặp yêu ma thì tâm sợ hãi rất nặng, gặp gian khó thì luôn rớt nước mắt. Cho dù Huyền Trang có tu xuất được thần thông thì vẫn không có công năng, việc thỉnh kinh là do Phật an bài, là tất thành, là Thiên định, do đó bất kể ông gặp phải trở ngại nào, thậm chí có nguy hiểm đến sinh mệnh đi nữa, thì rốt cuộc vẫn có Thần hộ Pháp và chư Thần khác bảo hộ ông.
Trong năm phó nguyên thần hay là năm người tu luyện này thì Ngộ Không là có ngộ tính tốt nhất. Sau khi bị đè dưới Ngũ Hành Sơn, Ngộ Không đã sớm tỉnh ngộ, vì vậy khi Bồ Tát vừa đề cập tới bảo hộ Huyền Trang đi thỉnh kinh để đắc chính quả thì Ngộ Không đầy vui mừng ưng thuận. Vừa được Huyền Trang cứu ra xong, Ngộ Không đã bái Huyền Trang làm sư phụ, bởi vì Ngộ Không biết rằng tội nghiệp mình gây ra cần phải hoàn trả, tâm tính cũng cần phải tu, hơn nữa Huyền Trang vào Phật môn đã nhiều năm, am hiểu kinh Phật, trong quá trình tu luyện tâm tính có thể chỉ bảo Ngộ Không. Đồng thời Ngộ Không cũng hiểu rõ nhân duyên kiếp trước của Huyền Trang, hiểu rằng mỗi nạn của ông đều có nguyên do, chỉ là không tiết lộ Thiên cơ, chỉ một mực bảo hộ ông khỏi bị ma quỷ làm hại. Bởi vì Ngộ Không 500 năm trước đã gây ra đại tội nghiệt, cũng bởi vì tâm tranh đấu và tự cao quá mạnh, nên lần tu luyện này bái một người phàm hoàn toàn không có thần thông làm sư phụ, cũng là để tu bỏ đi tâm ngạo mạn ấy.
Thiên Bồng Nguyên soái nguyên cũng là Thần nội trong Tam giới, đã ở trong tình lại sinh thêm sắc niệm, chọc ghẹo Hằng Nga, phạm phải trọng tội tà dâm. Nhờ Thái Bạch Kim Tinh can ngăn nên Ngọc Đế tạm tha không trảm, phạt anh ta xuống hạ giới không đắc được thân người mà lại mang thân heo, từ đó có thể thấy được phạm tội sắc dục này thì hậu quả là nghiêm trọng đến nhường nào! Thiên thượng từ bi cấp cho anh ta cơ hội chuộc tội, lệnh anh ta bảo hộ Huyền Trang sang Tây, nhưng căn cơ anh ta rất kém, tâm tính khá thấp, chẳng những không muốn quy y cửa Phật mà còn muốn làm yêu tinh. Bồ Tát khuyến thiện một hồi anh ta cũng hồi chuyển, đồng ý sang Tây Thiên, nhưng sau này cuối cùng cũng không đắc chính quả.
Quyển Liêm Đại tướng làm vỡ chén Lưu Ly, nhìn qua thì thấy điều này cũng không quan trọng lắm. Nhưng vạn vật đều có linh, chén Lưu Ly trên Thiên giới bị đánh vỡ có khác chi là bị giết chết? Mà Thần trong một cảnh giới nhất định, nếu như tâm tính phù hợp với tầng thứ ấy thì ắt không thể gây ra sai lầm loại này, hoặc là vì đắc ý quên hình, hoặc là vì thiếu tập trung, hoặc là vì cẩu thả sơ ý, v.v. chỉ có thể xuất ra nhân tâm mới tạo thành sai lầm loại này. Cũng bởi vì tâm tính không đạt tiêu chuẩn nên Quyển Liêm Đại tướng mới bị giáng xuống hạ giới. Tuy rằng Đại tướng căn cơ không bằng Ngộ Không, tâm tính không được như Huyền Trang, nhưng một mực bảo hộ Huyền Trang sang Tây Thiên, ý chí tu thành chính quả từ đầu đến cuối cũng mười phần kiên định, quả nhiên đắc được quả vị La Hán.
Bạch Long Thái tử phóng hỏa đốt Minh Châu Đại điện, bị phụ thân là Tây Hải Long vương tâu lên Thiên đình, vốn là tội chết. Ở đây thấy rằng Thần là không thể vì tư tình mà không tuân thủ phép Trời, cũng chính là yêu cầu tâm tính đích thực là phi thường nghiêm khắc. Bồ Tát cứu anh ta, bảo anh ta cõng Huyền Trang, chịu khổ để hoàn nghiệp rồi đắc chính quả.
(Còn tiếp)
chanhkien.org / zhengjian.org