Cổ nhân cho rằng trời đất tạo hóa vạn vật, đồng thời cũng ban cho vạn vật đức tính sinh sôi nảy nở không ngừng nghỉ. Bên trong chủng loại sinh sôi nảy nở này chứa đựng một lực lượng khiến cho vạn vật sinh cơ bừng bừng.
“Đức” là ngọn nguồn nuôi dưỡng vạn vật, là nguồn gốc của sinh mệnh. Lão Tử từng nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên” (ý tứ là người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên). Câu nói này đã miêu tả rõ ràng mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, chỉ ra vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều phải tuân theo đặc tính và quy luật vận hành sinh sôi không ngừng nghỉ của vũ trụ.
Trong chốn hồng trần cuồn cuộn, lợi ích, danh tiếng, tình dục v.v. Lúc nào cũng khiến cho người ta xoay quanh biên giới giữa đúng và sai, dẫn đến ngày càng bị xã hội hiện đại mê hoặc càng nặng. Nhân loại vô hình trung càng ngày càng xa rời “thiên đạo” (đạo trời).
Hành vi của nhân loại phải tuân theo thiên đạo, cần phải “quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành” (ý tứ là quan sát đạo của trời để làm theo) thì mới có thể tồn tại hòa hợp với trời, đất và tự nhiên. Như vậy thiên hạ mới có thể thái bình và trường cửu. Trong nền văn minh Trung Hoa, nội hàm kính trời hiểu đạo của Nho gia, Phật gia và Đạo gia là tương đồng với nhau.
Rất lâu về trước đã từng có người đưa ra câu hỏi thỉnh giáo Phật Thích Ca Mâu Ni như sau: “Thưa Đức Phật, cách nói ‘người không hiểu biết thì không có tội’ có đúng chăng?”
Phật Đà không trực tiếp trả lời câu hỏi này, nhưng Ngài đã đưa ra một ẩn dụ như sau: “Bây giờ ta có một chiếc kẹp gắp đang được nung trong lò lửa nhưng cặp mắt thịt này lại nhìn không ra chiếc kẹp này rất nóng. Giả sử con là người cầm chiếc kẹp gắp này, con nghĩ thử xem biết nó nóng sẽ bị bỏng nghiêm trọng hơn, hay là không biết nó nóng sẽ bị bỏng nghiêm trọng hơn?”
Người kia suy nghĩ xong bèn trả lời: “Thưa Đức Phật, không biết nó nóng sẽ bị bỏng nghiêm trọng hơn. Bởi vì không biết nên mới không có tâm lý chuẩn bị trước, lúc bị bỏng sẽ không kịp trở tay xử lý.”
Phật Đà nói: “Đúng vậy! Nếu con biết chiếc kẹp gắp rất nóng thì con sẽ sợ cầm nó lên. Con biết cảnh giác, không dám khinh suất, lúc cầm sẽ không dùng sức nắm chặt lấy nó. Còn nếu con không biết chiếc kẹp gắp rất nóng thì con sẽ dùng hết sức nắm chặt lấy nó. Như vậy có thể thấy rằng không phải là ‘người không hiểu biết thì không có tội’, mà là người không hiểu biết sẽ chịu tổn hại nặng nề nhất, gánh chịu tội nghiệp và khổ nạn nghiêm trọng hơn. Bởi vì nhân loại không hiểu rõ chân lý cho nên mới trầm luân trong bể khổ.”
Lời dạy của Phật Đà mang theo triết lý sâu xa. Người không có hiểu biết nên mới mê muội, gánh chịu nhiều khổ nạn và lừa dối nghiêm trọng. Người có hiểu biết mới có thể minh bạch mọi điều. Những người nghe theo kẻ ác phỉ báng Thần Phật, không rõ chân tướng, đi ngược với lời giáo huấn của Thần làm loạn Phật Pháp thì càng hứng chịu độc hại thâm sâu. Những người như vậy cần phải mau chóng tỉnh ngộ thì mới được đắc cứu.
vn.minghui.org