Trên đường đi, Đường Tăng bộc lộ rõ ràng nhất là tâm sợ hãi và lo lắng, thế nhưng mãi không khứ được, vẫn cứ sợ bị yêu ăn thịt, tâm tư rối loạn. Một lần ông trông thấy có núi cao chặn đường, lại sợ có yêu quái. Ngộ Không thấy nơi đây đã gần đến Tây Thiên, nên nói rằng ở gần đất Phật thì không có yêu để trấn an ông. Nhưng Đường Tăng vẫn mãi băn khoăn đường xa đường gần, Ngộ Không bèn hỏi xem ông còn nhớ “tâm kinh” không, Đường Tăng nói rằng vẫn chưa quên, Ngộ Không nói rằng cứ niệm thì không việc gì là không giải được. Pháp lý ở tầng thứ cao thì không có cách nào dùng ngôn ngữ mà nói xuất lai được, nhưng có thể thấy rằng nếu thuộc kinh văn rồi thì có thể thật sự thiểu theo yêu cầu Pháp lý mà làm, ấy chính là “Sự sự đối chiếu, Tố đáo thị tu” vậy!
Nạn cuối cùng mà bốn thầy trò và Bạch Long Mã phải trải qua để đến được Tây phương Tịnh Độ rất đáng để người ta suy ngẫm: Không phải là yêu ma cản đường, cũng không phải là hôn quân diệt Phật, mà lại là một điều rất “vụn vặt” chẳng oanh liệt gì. Trên đường đi có Khấu viên ngoại, hay thiện trai tăng, phát nguyện bố thí cơm chay cho một vạn vị tăng. Vừa đúng lúc bốn thầy trò tới, cũng vừa đủ số một vạn, viên ngoại ân cần khoản đãi. Bởi vì Bát Giới trước sau không khứ được tâm tham ăn, lại gặp viên ngoại hào phóng, thế là cứ ngồi ăn luôn không muốn đi tiếp nữa. Còn ba người kia tâm hướng Linh Sơn, phải lo lên đường sớm. Cuối cùng Đường Tăng “mắng” bắt Bát Giới lên đường, viên ngoại thì bày tiệc lớn, phô trương lãng phí để tống biệt chúng tăng. Kết quả làm đám cường đạo thèm đến nhỏ dãi, ban đêm chúng xông vào cướp, đá chết viên ngoại, vợ viên ngoại tức quá hóa giận, vu oan hãm hại bốn thầy trò là hung thủ, báo quan bắt giam bốn thầy trò. Về tai họa giam ngục này Ngộ Không đã sớm biết rõ, nguyên Đường Tăng là phải chịu nạn này. Nhưng đã là thường nhân gặp nạn, tất sẽ có người không rõ chân tướng hoài nghi về Thiên Lý “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, cho rằng Khấu viên ngoại trai tăng một vạn nhưng phải gặp bất trắc. Bởi vậy đoàn thỉnh kinh nhất định phải hóa giải nạn này, đưa chân tướng phơi bày trước toàn thiên hạ. Kỳ thực hành vi lương thiện của viên ngoại đã cải biến vận mệnh của ông, người thường cũng chính là cần phải trong mê và luân hồi mà chịu khổ. Giả sử viên ngoại không kính Phật trai tăng, vận mệnh của ông có lẽ là trăm tuổi rồi chuyển thế theo nghiệp lực luân báo. Nhưng thiện niệm thiện hành của ông đã khiến tai nạn mà ông phải gặp đến trước thời hạn, đưa ông đến một nơi tốt đẹp: tạm làm chưởng án giữ sổ bộ thiện duyên của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Đồng thời Tam Tạng vẫn còn tâm chấp trước: quá coi trọng chiếc áo cà sa bằng gấm. Ngộ Không mượn cơ hội để giúp ông vứt bỏ tâm này, lại khiến quan phủ vì thấy vật này mà biết đoàn thỉnh kinh thân phận không phải tầm thường, chuẩn bị sửa lại án sai. Cuối cùng viên ngoại trở về Dương gian, án oan được giải, đồng thời chứng thực Thiên Lý “thiện ác hữu báo”, bốn thầy trò tiếp tục lên đường.
Đến Tây Thiên rồi, Tiếp Dẫn Phật Tổ dùng thuyền không đáy chở người qua sông, Ngộ Không giúp Đường Tăng vứt bỏ chấp trước sinh tử, rũ bỏ nhục thân, thoát thai hoán cốt.
Chấp trước vào chiếc áo cà sa bằng gấm chẳng khác gì dùng quan niệm và cái “tình” của con người để đối đãi với Giác Giả; chấp trước vào cái bát vàng (Ghi chú: vật báu mà Đường Thái Tông tặng Đường Tăng trước lúc lên đường, sau này A Nan và Ca Diếp đòi cái bát rồi mới cấp chân kinh; độc giả vẫn nhầm tưởng đây là chuyện “nhận hối lộ”.) cũng chính là cái tình “trung với Vua” của người thường. Tất nhiên người thường cần phải có quan niệm luân lý như vậy, nhưng người tu luyện thì không chấp trước vào chúng. Hơn thế nữa chân kinh khó đắc, qua sự việc này mới khiến người ta thấy nó trân quý, đồng thời cũng khiến Đường Tăng vứt nốt chấp trước vào cái bát, lại để ông vượt qua thêm một nạn “kinh không chữ” nữa, cuối cùng lấy được chân kinh.
Để xem có thể viên mãn hay chưa, Bồ Tát bấm tay và phát hiện thấy vẫn còn thiếu một nạn nữa, sau đó bèn bổ sung, khiến đoàn thỉnh kinh gặp nạn rơi xuống nước. Lúc phơi kinh làm rách mấy tờ giấy, Đường Tăng đang thương tiếc thì Ngộ Không điểm ngộ ông: “Ấy là tại Trời Đất bất toàn. Bộ kinh này vốn không đầy đủ, nay dính rách, âu cũng là một điều huyền diệu ứng với sự không trọn vẹn đó thôi. Sức người làm sao giữ được!” Nạn này là do Như Lai và Bồ Tát thêm vào lúc sau, kỳ thực cũng là ở trong tầm kiểm soát của các Giác Giả. Mà phàm là người tu luyện Đại Pháp, càng thấy cảm khái trước sự khiếm khuyết và bất toàn của cựu vũ trụ; nếu như không phải Sư Tôn mang theo Pháp Lý như ý viên dung vĩnh viễn mà đến thế gian, cựu vũ trụ có dùng hết sức cũng không có cách nào tự cứu vãn.
Lúc này tâm tính mỗi người đã đến chỗ cao nhất mà họ có khả năng tu đến rồi, do đó lúc mang chân kinh về đến Trung Thổ Đại Đường thì Bát Giới cũng không còn chấp trước nặng vào ăn uống nữa, Ngộ Không thì đã khiêm nhường nhã nhặn, hiểu rõ lễ nghi.
Lấy kinh xong, là lúc mọi người quy vị. Chiểu theo tâm tính cá nhân cao thấp ra sao mà mỗi người nhận quả vị cũng bất đồng. Đường Tăng được phong làm Chiên Đàn Công Đức Phật, Ngộ Không làm Đấu Chiến Thắng Phật, Sa Tăng làm Kim Thân La Hán, Bạch Long Mã làm Bát Bộ Thiên Long, Bát Giới làm Tịnh Đàn Sứ Giả. Ngộ Không trong toàn bộ quá trình tu luyện thì cả tâm tính và ngộ tính đều rất cao, Huyền Trang biểu hiện kém hơn khá nhiều, vì sao cuối cùng vẫn đắc quả vị tương đồng? Kỳ thực bởi vì Ngộ Không tu luyện thì dường như không tồn tại vấn đề “mê”, hết thảy đều nhìn một cái liền rõ ngay; còn Huyền Trang căn cơ rất tốt, rất có lai lịch, nhưng mê rất nặng, trên thực tế là rất khổ. Điều gì nhìn cũng không thấy, điều gì nghe cũng không biết, điều gì cũng không rõ, chính là chỉ một mực tu luyện bản thân; tu trong mê mà biểu hiện tâm tính cũng không thấp, chịu khổ nhiều hơn, do đó sau khi viên mãn thì ngược lại được quả vị cao. Sa Tăng căn cơ và ngộ tính có hạn, nhưng kiên định tu luyện, không oán không trách, tâm tính tu luyện một điểm cũng không qua loa, cuối cùng đắc được La Hán chính quả. Bạch Long Mã tuy rằng trên đường cực khổ, nhưng hầu như không tu luyện tâm tính, cũng như những người chịu khổ trong núi sâu rừng già mà tu, tu rất chậm, tu không cao, cuối cùng không xuất khỏi Tam Giới. Còn Bát Giới tuy có cơ hội tu luyện tâm tính, nhưng bản tính quá mê, tâm sắc dục và đố kỵ mãi không khứ được, không đắc chính quả cũng là đương nhiên.
Đến đây quá trình tu luyện đã chấm dứt, trên đường đi đã cân bằng các chủng nguồn gốc ân oán, diệt trừ rất nhiều yêu tinh hại người, trừng trị rất nhiều hôn quân vô đạo, tỏ rõ Thiên Lý nhân duyên “thiện ác hữu báo”, hồng dương Phật giáo là chính giáo, đưa Đại thừa Phật giáo quảng truyền tại Trung Nguyên, cũng là gây dựng nền văn hóa tu luyện bác đại tinh thâm trong chỗ sâu thẳm linh hồn người Trung Quốc, đặt định cơ sở văn hóa tín Phật kính Trời để Đại Pháp quảng truyền trong tương lai. Mặc dù trong hơn 50 năm ác đảng Trung Cộng thống trị bằng máu, toàn bộ lịch sử và luân lý đạo đức đã bị bóp méo, những cố sự trong «Tây Du Ký» cũng khó thoát khỏi kiếp nạn này, nhưng tùy theo sự biến hóa của hình thế Chính Pháp, con người tương lai đều sẽ thấy được lịch sử chân chính, trong đó cũng bao gồm những lý giải và đánh giá các cố sự trong «Tây Du Ký» một cách chính diện.
Bản thân là người tu luyện đồng thời cũng là người yêu thích «Tây Du Ký», tôi đã dùng lý giải của bản thân để phân tích ngắn gọn các cố sự tu luyện trong «Tây Du Ký». Nhưng dù sao tầng thứ cũng có hạn, nội hàm thâm sâu hơn còn phải đợi các đồng tu chỉ rõ.
(Hết)
chanhkien.org / zhengjian.org