Cậu bé ôn hòa bỗng biến thành bạo chúa. (Ảnh RDNE Project/ Pexels)
Sau những ngày phong tỏa chống dịch bệnh, một cậu bé nguyên rất ôn hòa, nay biến thành bồn chồn nóng nảy, không vừa lòng là liền nổi giận, cuối cùng biến thành tình trạng: cứ nổi giận là tự đánh mình, đánh cả người khác, như vậy đã bốn tháng, càng ngày càng trầm trọng. Tại sao như vậy?
Giới thiệu: Thầy thuốc Đông Y Ôn Tần Dung nhiều năm đắm mình trong Đông y, hàng ngày tiếp xúc với những bệnh nhân muôn hình muôn vẻ đến chữa bệnh, ngoài việc chữa bệnh, bà còn phân tích từ nông cạn đến thâm sâu cho bệnh nhân, tìm ra cốt lõi của nguồn bệnh.
Sách “Bát diện đương phong – Tuyệt xứ phùng sinh” là trước tác thứ 8 của bà, thu lục 37 câu chuyện sinh động trong quá trình chữa bệnh, thắp lên một ngọn đèn trí huệ sáng suốt cho thế nhân đang đau đớn trong bệnh tật và thống khổ.
Bác sĩ Ôn Tần Dung hiện là Giám đốc Phòng khám Đông y Minh Huệ ở thành phố Đài Trung, Đài Loan.
***
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (Covid-19), bắt đầu từ cuối năm 2019, khốc liệt lan tràn khắp đại địa, không coi nhân loại – anh linh của vạn vật ra gì, tạo lên một kiếp nạn bi thảm thê lương.
Tới năm 2021, các biến chủng Covid của Anh Quốc, rồi biến chủng của biến chủng ở Ấn Độ có lực lây lan cực mạnh, mang lực sát thương rất lớn, vắc-xin chưa ra thì đã có chủng virus mới, âm thầm một cách đáng sợ xâm chiếm địa cầu, dịch chồng lên dịch, con virus nhỏ bé đó càn quét khắp năm châu, nơi nơi bùng dịch, ai có thể thoát khỏi kiếp nạn này?
Tháng 5 năm 2021, sự kiện một cơ trưởng hàng không Đài Loan nhiễm dịch có tiếp xúc đông người, làm tan nát mô hình ‘Chống dịch mẫu mực’ của Đài Loan, một đốm lửa nhỏ thiêu rụi thảo nguyên, không cách gì dập được. Từ trăm người mắc dịch, như phóng xạ lan ra, trong thời gian rất ngắn con số đã lên tới hàng nghìn, hàng vạn. Số người tử vong từ một người lên tới trăm người, làm người ta run sợ kinh hoàng.
Cục phòng dịch Đài Loan vào ngày 19 tháng 5 lập tức khởi động cấp báo động số 3 ( cao nhất là cấp 4), từ trung học trở xuống nghỉ học, giảng bài qua video, không lâu sau đại học cũng nghỉ, ngay cả lễ tốt nghiệp cũng cử hành qua mạng internet. Học trò cùng thầy cô bị buộc chặt vào màn hình, mắt mờ kêu khổ váng trời! Các trò vui chơi giải trí, mua sắm, thể thao, sân trường đều đóng cửa. Quán ăn không được vào ăn, chỉ được mang về.
Người lớn xin nghỉ tránh dịch, ở nhà chăm con. Do việc kiểm soát cách ly đi lại, nhiều công ty đã chuyển sang làm việc tại nhà qua mạng. Trong phòng tụ tập không được quá 5 người, ngoài trời không được quá 10 người. Khoảng cách giao tiếp lớn hơn 1.5m. Đình chỉ các hoạt động tôn giáo. Ra vào các nơi công sở đều phải đăng ký chi tiết tên tuổi địa chỉ.
Các cặp đôi đính hôn thì cứ đăng ký kết hôn trước, sau mới cử hành mời hôn lễ tiệc cưới. Tang lễ thì không thể nhập liệm chôn cất rồi sau này bổ sung tang sự tiễn đưa, nên người mất chỉ có thể đi trong tịch lặng xuống suối vàng.
Bọn trẻ con không phải đến trường, mới đầu thì vô cùng thích thú, hớn hở. Nhưng gặp vấn đề là chẳng thể đi đâu chứ đừng nói đến việc ăn uống vui chơi. Nguyên lúc trước cha mẹ đi làm, con cái đi học, vào dịp nghỉ hè nghỉ đông đều thu xếp cho các con các hoạt động vui chơi giải trí đủ đầy.
Do dịch bệnh, cha mẹ không chỉ phải gánh vác trách nhiệm dạy học, chúi đầu vào màn hình máy tính cùng học, lại còn phải chuẩn bị ba bữa cơm, có người phải làm việc trực tuyến tại nhà. Lũ trẻ bí bách, hàng ngày kêu la: ‘Sắp chịu không nổi rồi!’. Cha mẹ cũng gần nổi điên.
Như vậy, bệnh dịch tấn công cả vào tình thân, vào tuổi xuân của người ta, tất cả đều trở thành nô dịch của bệnh tình.
Một cậu bé 11 tuổi, khỏe mạnh chắc chắn, bố cậu là con một, nên khi cậu ra đời là trở thành cục vàng cưng chiều của ông bà nội, thành viên kim cương của cụ nội, cậu nhỏ cũng là con một nên được chiều chuộng sủng ái bên người thân, mỗi ngày đều vui vẻ thức giấc, hạnh phúc vui tươi, không biết thế nào là ưu sầu phiền não.
Mặt trời cũng có lúc xuống núi, mặt trời đầu tiên của cậu bé là ông nội qua đời, đã cưỡi hạc về Tây phương, cậu đâu có hiểu nhiều về sinh tử, trở lên bồn chồn bất an. Năm sau, mặt trời lớn nhất – cụ nội, cũng theo con trai về với đất. Trước khi hai mặt trời khuất bóng, điều thương nhớ nhất là đứa cháu bé bỏng – bảo bối của các cụ. Mặt trời của cậu bé dường như trở thành mờ mịt khói sương. Tính tình cậu bé nguyên rất ôn hòa, nay biến thành bồn chồn nóng nảy, không vừa lòng là liền nổi giận, như thế đã một năm rồi.
Trong thời dịch bệnh, suốt ngày ở nhà xem TV phát chán, chơi smart phone đến nhũn cả tay. Cho dù cha mẹ thêm phần yêu thương chiều chuộng, nhưng sức sống mãnh liệt của cậu bé dâng tràn mà không có chỗ giải tỏa, cậu biến thành một bạo chúa, hơi không vừa ý là nổi trận lôi đình, không kiềm chế nổi. Cuối cùng biến thành tình trạng: cứ nổi giận là tự đánh mình, đánh cả người khác, như vậy đã bốn tháng, càng ngày càng trầm trọng. Tại sao như vậy?
Cha mẹ nóng ruột tìm cách chữa cho con, người thân khuyên đi khám bác sĩ thần kinh xem sao.
Mới 11 tuổi, cần uống thuốc thần kinh sao? Kết quả sẽ thế nào?
Cha mẹ không dám nghĩ tiếp nữa, cũng không thể bỏ mặc, đi khắp nơi hỏi bác sĩ tư vấn, làm thế nào để thoát ra?
Khi cậu bé xuất hiện ở phòng khám của tôi, tiếng nói trong vang, khí đan điền đầy đủ, nổi bật lên trong không gian yên ắng của phòng khám. Cậu bé chưa gặp thầy thuốc Đông y bao giờ nên rất hiếu kỳ, nhìn đông ngó tây, chưa đợi cha lấy số thứ tự xếp hàng đã nhanh chân đi vào phòng khám.
Cậu bé sở dĩ nguyện ý đi khám là do cha cậu bảo khám Đông y không phải tiêm thuốc, có lẽ cha cậu chưa nói về châm cứu. Cậu bé xông vào phòng khám, nhìn tôi một cách hiếu kỳ, tôi nói chuyện với cậu, khi ấy chẳng biết là ai cần khám bệnh, cần khám bệnh gì?
Lúc sau, cha cậu tới, như một cơn gió lạnh thốc vào làm người ta ớn lạnh. Anh ta mặc toàn đồ đen, quần đen, giày tất đen, đến cả túi xách, đồng hồ, kính mũ tất cả đều đen. Khi anh ta kể lại bệnh tình của con trai, trong mắt anh ta, tôi thấy có rất nhiều bóng ảnh, tôi chưa từng thấy ai có nhiều như vậy bao giờ.
Có lúc anh ta đang kể thì ngừng lại, đột nhiên hoảng hốt, ngây dại khoảng vài giây, lòng trắng đảo đi đảo lại, khoảnh khắc ấy tôi nổi da gà khắp người, không dám nhìn thẳng vào mắt anh ta.
Sau khi khám xong cho cậu bé, cậu nhất định không chịu để cho châm cứu, để tránh kích động dẫn đến nổi đóa, tôi dạy cậu thường xuyên day huyệt Lao Cung, khi sắp nổi giận thì ấn huyệt Hợp Cốc. Nói xong tôi bảo cậu bé tới phòng phía sau xem truyện tranh, tôi muốn nói chuyện riêng với cha cậu.
Tôi dặn dò người cha: Trong vòng nửa năm, khi trời chưa sáng rõ, sau buổi tối, không được vận động ngoài trời. Buổi tối ra ngoài thì phải về nhà trước 9 giờ. Không cho con tới dự đám tang, thăm bệnh nhân nặng, không tới đền miếu.
Người cha nghe xong, rất khó khăn mới thốt ra, anh ta là người trông coi đền miếu, làm kê đồng (một dạng nhập đồng giáng bút).
Ôi chao! Thảo nào trong mắt anh ta có nhiều hình ảnh đến vậy, anh ta đã mang âm khí về nhà. Cậu bé bị ba loại âm khí bao vây, một là của cụ nội, hai là của ông nội, ba là của cha, trường khí đã bị loạn, can nhiễu đến sóng não của cậu bé, dẫn đến hành vi quái dị. Phải làm sao đây?
Tôi kiến nghị với người cha: Chuẩn bị một bộ y phục, tới miếu thì mặc vào, trước khi về nhà phải thay ra, nếu bẩn thì mang đi giặt, không mang về nhà, để tránh oan gia chủ nợ bám lên theo về. Ngoài ra, chọn một ngày hợp cho việc cúng tế, sắp lễ kính cáo với từng vị cụ nội, ông nội rằng không nên theo cháu nữa, không cần tới thăm cháu, nói là anh sẽ chăm sóc cháu cẩn thận, các cụ không cần phải lo lắng.
Cách chữa trị
Nếu dùng châm cứu thì sẽ công hiệu nhanh, nhưng nói thế nào cậu bé cũng không chịu cho châm cứu, đành phải kê đơn thuốc dùng khoa học Đông y chữa trị.
Dùng Cam Thảo Tả Tâm Thang, Cam Thảo là vị kích thích vỏ thận. Phàm là bệnh tật liên quan đến ‘Âm’, ví dụ sau khi thăm âm miếu, mộ phần, tang lễ, lăng tẩm, thân thể xuất hiện các loại khó chịu, kiểm tra không thấy có bệnh gì, uống thuốc cũng không khỏi, thì dùng thang thuốc này để giải.
Dùng Quy Tỳ Thang, Tỳ chủ ưu tư, lưu thông máu. Phàm khi thân nhân qua đời, phát sinh các trạng thái tinh thần bất ổn, kiểm tra không ra bệnh, uống thuốc không khỏi, thì cho dùng thang thuốc này.
Dùng Nhị Trần Thang, trị nóng nhiệt nhiễu loạn tinh thần, trị thẳng gốc bệnh, dùng thang này cho người trẻ tuổi, còn công hiệu hơn dùng Ôn Đảm Thang. Cho uống thêm Thủy Tiên Tễ để trấn tĩnh.
Tuần sau khám lại, thanh âm sang sảng của cậu bé đã nhu hòa trở lại. Điều làm mẹ cha vui nhất đó là từ chỗ một ngày nổi giận 2~3 lần, nay chỉ còn một tần trong cả tuần, thêm nữa cậu bé không còn tự đánh mình, đánh người khác. Hiệu quả rõ rệt.
Tới tuần thức ba, cậu bé đã hoàn toàn bình thường, khôi phục tính khí ôn hòa, còn tới xưởng của người nhà phụ giúp việc vặt, kết thúc chuỗi ngày tai họa u ám trong gia đình.
Tuyển từ “Bát diện đương phong-Tuyệt xứ phùng sinh” của Thầy thuốc Đông Y Ôn Tần Dung/Nhà xuất bản Bác Đại, Đài Loan.
Ôn Tần Dung – Epoch Times
Thái Bình biên dịch
NTD Việt Nam