Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»câu thành ngữ phân định phẩm chất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân

câu thành ngữ phân định phẩm chất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân

khaimokhaimo04/06/202340
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

biết trọng ân nghĩa, không phụ lòng người cũng là một phẩm đức cao quý, là một trong những phương diện biểu hiện của bản tính Chân – Thiện – Nhẫn trong mỗi con người. (Ảnh: Shutterstock)

Chuyện kể rằng: trước khi rũ bỏ công trạng, đi chu du Ngũ Hồ, Phạm Lãi có viết thư gửi cho bạn là Văn Chủng. Thư nói: “Vua Ngô có nói: ‘Giảo thỏ đã chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn’. Ngài không nhớ hay sao? Vua Việt môi dài như mỏ quạ tuy là người biết chịu nhẫn nhục nhưng lại ghét kẻ có công. Cùng ở lúc hoạn nạn thì được, chứ cùng ở lúc an lạc thì không toàn, nay ngài không đi ắt có tai vạ”…

Câu thành ngữ “Điểu tận cung tàng” có xuất xứ từ “Sử ký – Việt thế gia”, hàm nghĩa là: khi chim đã chết thì người ta cất cung đi một nơi mà không dùng đến nữa…

Phiên âm Hán Việt nguyên câu là: “Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn; địch quốc phá, mưu thần vong”. Ý tứ là: “Thỏ khôn chết, chó săn bị mổ làm thịt; chim bay cao hết, cung tốt vứt bỏ; nước địch phá xong, mưu thần bị giết”.

Từ chuyện Việt Vương Câu Tiễn vong ân bội nghĩa, bức hại công thần…

Chuyện cũ kể rằng vào thời Xuân Thu [771 đến 476 TCN], nước Việt và nước Ngô giao tranh. Vua Ngô là Phù Sai thất bại, thế cùng lực tận và bị bao vây uy hiếp nên có ý định xin hàng. Phù Sai biết hai bề tôi có uy quyền dưới trướng của Việt Vương Câu Tiễn là Tướng Quốc Phạm Lãi và Đại Phu Văn Chủng có thể giúp được mình việc này nên bèn viết một bức thư, buộc vào mũi tên, bắn vào thành Việt, mong hai người này tâu giúp lên vua Việt cho nước Ngô xin hàng. Quân nước Việt lượm được đệ trình lên Phạm Lãi và Văn Chủng. Thư ấy nói:

“Tôi nghe nói giảo thỏ chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn. Sao quan Đại Phu không lưu cho nước Ngô tôi còn lại một chút để làm cái dư địa sau này”.

Nhưng Phạm Lãi và Văn Chủng không cho hàng. Cuối cùng Phù Sai đành phải tự vẫn.

Chân dung Việt Vương Câu Tiến.
Chân dung Việt Vương Câu Tiến. (Ảnh: Wikipedia)

Việt Vương Câu Tiễn chiếm được nước Ngô, bày tiệc rượu trên Văn Đài nước Ngô. Các quan vui say đánh chén nhưng Câu Tiễn lại có vẻ không vui. Phạm Lãi biết ý nhà vua không muốn nói đến công của kẻ hầu hạ, đã diệt được Ngô mà lòng vua lại mang mối nghi kỵ, nên liền xin từ quan trí sĩ.

Nhưng trước khi bỏ nước đi chu du Ngũ Hồ, Phạm Lãi có viết thư gửi cho bạn là Văn Chủng. Thư nói:

“Vua Ngô có nói: ‘Giảo thỏ đã chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn’. Ngài không nhớ hay sao? Vua Việt môi dài như mỏ quạ tuy là người biết chịu nhẫn nhục nhưng lại ghét kẻ có công. Cùng ở lúc hoạn nạn thì được, chứ cùng ở lúc an lạc thì không toàn, nay ngài không đi ắt có tai vạ”.

Văn Chủng xem thư xong phàn nàn về Phạm Lãi, cho rằng họ Phạm xử trí như thế là khí khái quá!

Quả thực như y lời Phạm Lãi nói, sau khi thành đại sự, Câu Tiễn không chia cho các quan một thước đất nào, lại có ý khinh rẻ công thần. Văn Chủng buồn bã, cáo ốm không vào triều. Câu Tiễn vốn biết tài của Văn Chủng, nghĩ thầm: Ngô đã diệt, còn dùng hắn chi nữa, một khi hắn làm loạn thì sao trị nổi, nên muốn trừ diệt Văn Chủng đi.

Chân dung Phạm Lãi.
Chân dung Phạm Lãi. (Ảnh: miền công cộng)

Một hôm, Câu Tiễn lấy cớ đến thăm bệnh tình của Văn Chủng và bảo:

– Ta nghe người chí sĩ không lo cái thân mình chết mà lo cái đạo mình không được thực hành. Nhà ngươi có 7 thuật, ta mới thi hành có 3 mà Ngô đã diệt, còn thừa 4 thuật, nhà ngươi định dùng làm gì?

Văn Chủng đáp:

– Tôi cũng không biết dùng làm gì cho được!

Câu Tiễn nói:

– Nhà ngươi đem hãy đem 4 thuật ấy mà mưu hộ cho tiền nhân nước Ngô ở dưới âm phủ, phỏng có nên chăng?

Nói xong, Việt Vương Câu Tiễn lên xe đi về, bỏ lại một thanh kiếm tại chỗ ông ta vừa ngồi. Văn Chủng bèn cầm lấy xem, thấy vỏ kiếm có đề hai chữ: ‘Chúc Lâu’, đây cũng chính là thanh kiếm mà trước đây Ngô Phù Sai đã từng đưa cho Ngũ Viên tự tử. Văn Chủng ngửa mặt lên trời than: “Cổ nhân có nói: Ơn to thì không báo nữa. Ta không nghe lời Phạm Lãi đến nỗi bị giết, chẳng cũng ngu lắm ru!”

Văn Chủng than xong, cầm kiếm tự tử.

Câu nói: “Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn; địch quốc phá, mưu thần vong”, sau này được nhiều người nhắc lại như một bài học lịch sử và được đúc kết thành câu thành ngữ: “Điểu tận cung tàng” hàm chứa nhiều giá trị triết lý nhân sinh sâu sắc.

Văn Chủng than xong, cầm kiếm tự tử.
Văn Chủng than xong, cầm kiếm tự tử. (Ảnh minh hoạ qua Epochtimes.com)

Đến bài học lịch sử còn lưu truyền hậu thế…

Trong cuộc sống, để chỉ những hiện tượng dùng người mà phụ người, thậm chí đến độ vong ân bội nghĩa, lợi dụng người ta xong thì loại bỏ giống như trường hợp Việt Vương Câu Tiễn đối đãi với hai công thần tướng quốc là Văn Chủng và Phạm Lãi thì người ta thường hay nhắc đến câu thành ngữ: “Điểu tận cung tàng” hoặc: “Thố tử cẩu phanh”, ý tứ là:

“Chim hết rồi cung tên xếp xó;

Thỏ chết rồi chó bị phanh thây”…

Trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ dân gian Việt Nam có những câu thành ngữ như: “Được chim bẻ ná, được cá quên nơm” hay: “Vắt chanh bỏ vỏ”; “Qua cầu rút ván”… cũng ít nhiều mang nét nghĩa đồng.

Mới hay: biết trọng ân nghĩa, không phụ lòng người cũng là một phẩm đức cao quý, là một trong những phương diện biểu hiện của bản tính Chân – Thiện – Nhẫn trong mỗi con người, đồng thời cũng là ‘thước đo’ để phân định giữa kẻ tiểu nhân và người quân tử.

Qua cách hành xử và đối đãi tệ bạc với các công thần của Việt Vương Câu Tiễn có lẽ không phải bàn nhiều, mỗi người cũng đều có thể nhìn ra nhân vật này là kẻ tiểu nhân hay người quân tử.

Sự lựa chọn ‘ra đi đúng lúc’ của Phạm Lãi và ‘ở lại muộn màng’ của Văn Chủng cũng để lại cho nhân thế nhiều bài học sâu sắc: Làm sao để không nhìn nhầm người, không nhìn nhầm thời, biết nắm giữ và buông bỏ đúng lúc đúng chỗ… để đưa ra những quyết định thật minh xác, đúng đắn đôi khi cũng chính là sự lựa chọn mang tính chất “mở ra” hay “đóng lại” đối với tương lai và sinh mệnh của mỗi con người.

Đường Phong

Tài liệu tham khảo: “Điển hay tích lạ”; Wikipedia.

Xem thêm:

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

6 năm vật lộn với tử thần vì bệnh hiểm nghèo, cô gái đã hồi sinh thần kỳ

27/10/2016

Từng bị tai biến gây liệt tứ chi, tôi đã được tái sinh

21/12/2022
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?