Tác giả: Cao Viễn
[ChanhKien.org]
Học sinh Đại Lục sau khi rời khỏi trường học bước ra ngoài xã hội sẽ phát hiện ra rằng: những thứ như công bằng, chính nghĩa được học trong nhà trường, sẽ không thực hành được ở trong xã hội văn hóa đảng của Trung Cộng, ngược lại còn bị người khác chê cười là “cổ hủ”, “không thức thời” v.v… Vậy điều gì mới là trí huệ nhân sinh đây? Rất nhiều người đều đang đúc kết. Có đồng nghiệp trong đơn vị của bạn tôi nghiên cứu về Lý thuyết đen dày (1) đã tổng kết ra một bộ “trí huệ” sinh tồn như sau: người trong đơn vị được chia thành bốn loại người.
– Loại thứ nhất là kiểu người nhẫn nhục, chịu thương chịu khó, không than khổ than mệt, bảo gì làm nấy.
– Loại thứ hai là tinh anh của đơn vị, nhân tài không thể thay thế.
– Loại thứ ba là người nắm được thóp của lãnh đạo.
– Loại người thứ tư là người nỗ lực làm việc, nhưng không thuộc về loại nhẫn nhục, chịu đựng, những người này dễ bị đào thải nhất.
Người bạn của tôi hỏi anh ấy thuộc loại người nào, anh ta nói: “Là loại người thứ ba”.
Những người không nhảy ra khỏi tư duy của văn hóa đảng rất dễ đồng tình, cho rằng phân tích rất có đạo lý, đúng là như thế. Người còn có chút quan niệm văn hóa truyền thống thì rất dễ nhìn ra thiếu sót ở trong đó, bởi vì nó đi ngược với Thiên lý, rằng cuộc đời của con người đều được định sẵn rồi, phủ định có nhân quả báo ứng rất dễ dẫn người ta đi theo con đường sai lầm.
Con người không phải chỉ có một đời. Con người ngày nay đều đã chuyển sinh qua đời đời kiếp kiếp cho đến hôm nay vì nhân duyên mà tụ họp, có thể là thiện duyên, cũng có thể là ác duyên. Con người ở trong mê không nhìn thấy những điều này, không nhìn thấy quan hệ nhân duyên trong đó, rất dễ rơi vào bẫy. Nếu như một mực trở nên xấu đi, chỉ vì lợi ích cá nhân mà tranh mà đấu thì vĩnh viễn cũng không thể nhảy thoát ra được, tích nhiều nghiệp rồi, đến khi thập ác bất xá tất sẽ bị Thần Phật triệt để tiêu hủy.
Văn hóa truyền thống 5000 năm của Trung Hoa là văn hóa Thần truyền. Thần truyền cấp cho con người văn hóa nửa Thần nửa nhân, dạy cho con người ức chế ác niệm, bổ sung thiện niệm, hành xử tuân theo những giá trị đạo đức đầy lòng nhân từ để cho sinh mệnh càng tiến xa hơn. Nếu như trong cuộc đời gặp được Chính Pháp độ nhân, bước vào tu luyện, phản bổn quy chân, vĩnh viễn giải thoát, đó mới là vận may đích thực của cuộc đời, là đại hảo sự. Vì thế, tận tâm hành thiện tích đức mới là đại trí huệ của cuộc đời.
Dưới đây xin được kể một vài câu chuyện nhỏ của cổ nhân, để triển hiện trí huệ nhân sinh của người xưa.
Trí huệ nhân sinh của vị quan nhỏ
Vào năm Thiên Hội thứ 11 thời nhà Kim, Cao Xương Phúc đảm nhận chức quan nhỏ là Lệnh sử ở Phủ Nguyên Soái.
Những năm đầu Hoàng Thống, Phủ Nguyên Soái cai trị đất Biện Kinh (nay gọi là Khai Phong, Hà Nam), hễ phát hiện người khả nghi liền bắt lại, tất cả họ sẽ bị coi là gián điệp cho nhà Tống mà bị xử tử. Cao Xương Phúc thẩm vấn tra rõ sự tình, đã phóng thích rất nhiều người vô tội.
Hàn Thường, một quan lại ở Từ Châu, là người chấp hành luật pháp rất nghiêm, ông phái người áp giải tù nhân đến Biện Kinh. Trên đường đi có tù nhân đào tẩu, quan tiểu lại phụ trách giám sát sợ bị trừng phạt vì lơ là để tù nhân chạy trốn nên đã lên kế hoạch giết tất cả những tù nhân còn lại chưa trốn thoát hòng che đậy việc có người đã trốn thoát. Cao Xương Phúc nhận thấy ý đồ của viên tiểu lại và để ngăn chặn âm mưu giết người diệt khẩu ông đã cứu bảy đến tám trong số 10 tù nhân thoát khỏi việc bị giết chết. Vì thế, những quan tiểu lại khác rất oán hận Cao Xương Phúc, dự định lên kế hoạch ám hại ông.
Khi đó sắp xảy ra chiến tranh, ở dải đất giữa nước Lương và nước Sở, ban đêm trời đổ mưa dầm, Phủ Nguyên Soái chọn người đi theo dõi động tĩnh của quân đội triều Tống. Các tiểu lại liền xúi giục phái Cao Xương Phúc đi trinh sát, muốn để Cao Xương Phúc đi vào chỗ chết. Cao Xương Phúc vì làm việc có ích cho người dân nên nhận được sự bảo hộ của ông Trời, làm tròn việc thám thính tình hình thực hư quân đội của địch, bình an trở về báo cáo tin tức cho Phủ Nguyên Soái.
Những tiểu lại khác nghĩ rằng Cao Xương Phúc đi thám thính tình hình quân địch là tìm đến chỗ chết, nhưng Cao Xương Phúc chuyển họa thành phúc, sau khi quân đội nhà Kim chiến thắng khải hoàn trở về, ông đã trở thành một viên võ quan, trong những năm Thiên Đức, ông còn làm tới chức Viên ngoại lang Bộ binh.
Sau khi Kim Thế Tông lên ngôi, Cao Xương Phúc dâng thư góp ý cho vua, Hoàng đế ba lần đọc đi đọc lại thư của Cao Xương Phúc, rồi nói với cận thần: “Quan lại trong ngoài đều dâng thư bày tỏ ý kiến, thì có thể biết được điểm tốt và xấu của nhân tài. Nếu không, trẫm làm sao mà biết được chứ”. Các vị hoàng đế hiền minh thời xưa vô cùng hoan nghênh, tán thưởng với việc có người dâng thư góp ý cho vua.
Sau này, Cao Xương Phúc được bổ nhiệm làm quan lớn “Tiết độ sứ”, ông dâng thư lên tấu thuế má quá nặng, tấm lòng vì bách tính không hề thay đổi.
(Theo “Lịch sử nhà Kim, quyển 128, Liệt truyện tập 66, Tuần lại”)
Tận hiếu cũng là trí huệ của nhân sinh
Năm Giáp Thìn Càn Long, ở Tế Nam thường hay xảy ra hỏa hoạn. Cuối tháng tư, một đám cháy bùng phát ở phía Nam đường Tây Hoành, lửa cháy từ đông sang tây, con hẻm đã nhỏ còn chật hẹp, sức gió lại mạnh khiến hai bên đường lửa cháy cao ngút trời. Có một lão Trương nọ, nhà có ba gian nhà tranh ở phía bắc con đường, khi lửa chưa cháy đến, ông vốn có thể đem vợ con chạy thoát ra ngoài, nhưng linh cữu của mẹ ông đang đặt trong nhà, vì di chuyển linh cữu nên không kịp chạy thoát, cả gia đình bị mắc kẹt trong đám cháy. Vợ chồng và bốn người con ôm lấy quan tài khóc lóc thảm thiết, thề rằng cùng với quan tài hóa thành tro bụi.
Lúc đó quan tuần phủ dưới quyền tham tướng đang đốc thúc binh lính dập lửa, mơ hồ nghe thấy âm thanh tiếng khóc, lệnh cho binh lính trèo lên nóc nhà sau hẻm, thuận theo âm thanh tìm được nhà của lão Trương, binh lính ném dây xuống để cứu họ thoát ra ngoài. Vợ chồng lão Trương hét lên: “Linh cữu của mẫu thân ta còn nằm ở đây, làm sao có thể bỏ mặc không quản được chứ?” Mấy người con của họ cũng hét lên: “Cha mẹ của chúng cháu vì cha mẹ của mình mà chết theo, chúng cháu chẳng phải cũng nên chết cùng cha mẹ của mình sao?”, đám trẻ cũng quyết không chịu trèo lên.
Một lúc sau, ngọn lửa bùng cháy, các binh sĩ nhảy qua mái nhà để tránh và suýt bị bỏng. Họ đều cho rằng cả gia đình lão Trương nhất định bị thiêu thành tro bụi rồi, chỉ có thể đứng từ xa nhìn thở dài mà thôi. Đợi cho đến khi lửa tắt, các binh sĩ tuần tra hiện trường vụ hỏa hoạn thấy chỉ có duy ngôi nhà của lão Trương được bảo toàn nguyên vẹn không hề bị cháy. Hóa ra lúc đó cơn gió đột ngột quay trở lại, đầu lửa quay về hướng Bắc, đi vòng ra phía sau nhà ông ấy, đốt cháy tiệm cầm đồ của hàng xóm rồi quay trở lại phía Tây.
(Theo “Duyệt Vi Đường Thảo Bút Ký” của Kỳ Hiểu Lam)
Minh bạch nhân quả báo ứng, cải ác hồi lương cũng là trí huệ của nhân sinh
Vào thời nhà Đường, tại thôn Diêm, huyện Vạn Niên, Ung Châu, ở giữa sông Bá Hà và sông Vị Hà, có một người phụ nữ họ Tạ được gả cho một gia đình họ Nguyên ở huyện Châu. Người phụ nữ sinh được một người con gái, gả cho Lai A Chiếu ở thôn Hồi Long. Vào những năm cuối Vĩnh Huy đời Đường Cao Tông, Tạ thị qua đời.
Đến tháng tám năm Long Sóc đầu tiên, Tạ thị báo mộng cho con gái, nói: “Ta khi còn sống bán rượu đã làm thăng đong rượu bé hơn bình thường hòng kiếm lời, rượu bán ra thì ít, tiền thu về lại nhiều nên nay phải chịu tội, thác sinh vào một gia đình ở núi Bắc Sơn làm kiếp trâu bò. Gần đây ta lại bị bán cho sư phụ Hạ Hầu của “Chùa Pháp Giới”, hôm nay họ đưa ta đến phía Nam thành để cày ruộng, vô cùng vất vả”. Sau khi con gái tỉnh dậy, vừa khóc vừa kể lại với chồng Lai A Chiêu. Đến tháng đầu tiên của năm Long Sóc thứ hai, có một vị ni cô đến từ chùa Pháp Giới, sau khi đến thôn của Lai A Chiêu, con gái bèn hỏi ni cô. Ni cô trả lời: “Chùa của chúng tôi quả thực có một sư phụ là Hạ Hầu”.
Người con gái sau đó đi đến chùa Pháp Giới viếng thăm sư phụ Hạ Hầu. Sư phụ nói: “Gần đây ta đã mua một con bò từ chân núi Bắc Sơn, bây giờ đang cày ruộng ở phía nam thành”. Cô con gái khóc lóc van xin, sư cô trong chùa bèn sai người đưa cô đi xem bò.
Ngày thường con bò này chỉ có một người có thể khống chế nó, nếu gặp người lạ, nó nhất định sẽ nhảy nhót điên cuồng. Hôm đó nhìn thấy con gái đến, bèn liếm khắp người cô ấy, từ trong mắt rơi ra những giọt lệ. Con gái đến nơi gặp Hạ Hầu sư phụ, mua lại con bò, con bò theo cô về nhà. Con bò này hiện nay đang được nuôi dưỡng tại nhà của Lai A Chiêu, cô con gái luôn chăm sóc cho mẹ rất tốt, không thiếu thứ gì. Các vương hậu và phi tần ở trong cung, thường tới xem con bò, và bố thí cho rất nhiều tài vật.
Các vương hậu và phi tần, người đông, miệng lại nhanh, chẳng mấy chốc câu chuyện Tạ thị bán rượu gian dối, sau khi chết biến thành bò, rất nhanh chóng truyền đi khắp nơi.
Từ đó trở đi, hầu hết người trong triều đình đều kính trọng và tín ngưỡng Thần Phật, cải ác hồi lương!
Theo “Thái Bình Quảng Ký” thời Tống
Lời kết
Con người ở trong mê, vì danh, lợi, sắc, nóng giận… rất dễ làm ra những việc không tốt, dễ tạo nghiệp, nhưng con người một khi minh bạch chân tướng thiện ác báo ứng, lựa chọn tích đức hành thiện, chịu trách nhiệm với bản thân, với gia đình, chịu trách nhiệm với con cháu, lẽ nào đó không phải là một loại trí huệ của nhân sinh ư?!
Học viên Pháp Luân Công nói cho con người biết chân tướng, đem đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ nói cho con người, khuyên bảo con người thế gian thành tâm kính niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, khuyến khích thế nhân tuân theo Chân Thiện Nhẫn làm người tốt; nói cho con người biết thiên cơ “Trời diệt Trung Cộng”, khuyên con người thoái xuất khỏi các tổ chức của Trung Cộng (tam thoái), thoát ly khỏi tổ chức tà giáo Trung Cộng, rời xa khỏi tai nạn. Con người có thể nghe hiểu chân tướng, nghe theo chân tướng mà đưa ra lựa chọn, đồng thời đem chân tướng nói cho bạn bè thân quyến, nói cho càng nhiều người hơn nữa biết, đó chính là làm việc đại thiện, tích đại phúc, đó là trí huệ nhân sinh còn lớn hơn nữa!
Những ai cười nhạo chân tướng, nhiều lần từ chối chân tướng, tự cho rằng đi theo Trung Cộng có thể thăng quan phát tài, có thể đắc được một chút xíu lợi ích, mới là người thật sự đáng thương!
Chú thích:
(1): Lý thuyết đen dày (tiếng Trung :厚黑學; bính âm: Hòu hēi xué) là một chuyên luận triết học do Lý Tông Vũ (李宗吾, 1879–1943), một chính trị gia và học giả bất mãn sinh vào cuối thời nhà Thanh, biên soạn.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/291257
Ngày đăng: 19-11-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org