Một đài tưởng niệm được tạc dang dở tại một vách đá ở Aswan, Ai Cập có tuổi đời 3.500 năm tuổi là tháp đá Obelisk. Nó là công trình chưa được hoàn thành, nhưng nếu hoàn thành nó sẽ làm lu mờ đi tất cả các đài tưởng niệm khác của Ai Cập.
Kiến trúc (tháp đá) Obelisks rất nổi tiếng trên thế giới, bắt nguồn từ Ai Cập cổ và được áp dụng cho một số công trình như đài tưởng niệm, cho đến nay vẫn còn tồn tại một số công trình như vậy. Có khoảng 30 đài tưởng niệm Ai Cập cổ đại trên khắp thế giới, nhưng đài tưởng niệm nào là lớn nhất?
Công trình cao nhất hiện giờ là đài tưởng niệm Lateran ở Ý. Nó cao 45,7m, đứng sừng sững ngang trời ở Rome. Nhưng có một công trình còn lớn hơn mà nhiều người chưa từng nghe đến. Có lẽ bởi nó chưa bao giờ được hoàn thành. Đó là đài tưởng niệm còn dang dở ở Aswan. Nó là một trong những phát hiện khảo cổ học quan trọng nhất về Ai Cập cổ đại cho đến nay.
The unfinished obelisk from the Aswan quarry, Egypt.
It is nearly one-third larger than any ancient Egyptian obelisk ever erected.#AncientSiteSunday #AncientEgypt pic.twitter.com/6ZkCRQrD94
— Digital Maps of the Ancient World (@DigitalMapsAW) October 25, 2020
Đài tưởng niệm còn dang dở này là tượng đài nặng nhất mà người Ai Cập cổ đại từng khởi công nằm trong một mỏ đá ở Aswan- một thành phố nằm trên sông Nile, đoạn giữa Cairo và Luxor. Tọa lạc tại một trong nhiều mỏ đá ở khu vực phía bắc thành phố, đài tưởng niệm chưa hoàn thành là một tác phẩm chạm khắc bằng đá granit khổng lồ trên mặt đất trải dài trên diện tích là 41,75 mét và có niên đại khoảng 3.500 năm trước.
Theo thông tin khảo cổ, đài tưởng niệm này được Hatshepsut, pharaoh thứ năm của vương triều thứ 18 của Ai Cập, đặt làm vào năm 1473–1458 TCN, bổ sung cho đài tưởng niệm Lateran. Trong quá trình xây dựng, rõ ràng đã xảy ra sự cố, có thể nhìn thấy những vết nứt lớn chạy trên đá, khiến tượng đài này không thể hoàn thành. Gần đó, cũng tìm thấy một phần đế đài tưởng niệm được chạm khắc một phần nằm trong một mỏ đá khác.
Nếu được dựng lên, đài tưởng niệm này sẽ cao hơn khoảng một phần ba so với bất kỳ đài tưởng niệm nào khác đã biết. Vì đài tưởng niệm Lateran chỉ cao 32 mét (105 feet) nếu không có phần đế. Với trọng lượng đáng kinh ngạc 1.168 tấn, để di chuyển khối đá granite khổng lồ này khỏi mặt đất đã là một kỳ tích của kỹ thuật chứ chưa nói đến việc đứng thẳng lên. Điều này khiến nhiều người tự hỏi làm thế nào nền văn minh cổ đại lại làm được?
Người ta cho rằng người Ai Cập sẽ lăn đài tưởng niệm lên xe trượt tuyết, vận chuyển xuống bờ sông Nile, lên những chiếc thuyền chở xuôi dòng đến các khu định cư lớn hơn. Khi đã ở vị trí mong muốn, những người công nhân sẽ tận dụng một ngọn đồi lớn có độ nghiêng ổn định và kéo đài tưởng niệm lên bằng dây thừng và ròng rọc cho đến khi chạm tới một bên sườn. Tại đây họ sẽ từ từ hạ nó xuống để đài tưởng niệm xoay thẳng đứng. Những kỹ thuật như vậy đã được mô tả trong giấy cói. Người Ai Cập đã dùng kỹ thuật này di chuyển những tảng đá cực kỳ nặng để xây dựng các kim tự tháp.
Mặc dù tượng đài chưa bao giờ được dựng đứng hoàn toàn. Nhưng nhờ việc chưa được hoàn thiện, nó đã trở thành một công cụ vô giá để giải mã các kỹ thuật cắt đá của người Ai Cập cổ đại. Có thể nhìn thấy các vết phoi dọc theo các cạnh của đá granite và các đường màu đất son hướng dẫn cắt, giống như một người thợ hiện đại đánh dấu bằng bút chì.
Đây là một tác phẩm chưa hoàn thành. Tuy nhiên, công trình đài tưởng niệm dang dở này giúp con người hiện đại có thể khám phá chi tiết hoạt động bên trong quá trình tạo dựng một di tích cổ là vô giá. Từ đó, khiến hậu thế không ngừng tán thưởng kỹ thuật vô cùng vi diệu của người xưa. Nhờ vậy, đài tưởng niệm chưa hoàn thành trở thành một cảnh tượng đáng kinh ngạc. Thật may mắn, toàn bộ khu vực hiện là một bảo tàng ngoài trời và khách du lịch có thể tham quan.
Theo Iflscience
Lê Na
Bạn bình luận gì về tin này?
NTD Việt Nam