Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Điêu Thuyền

Điêu Thuyền

khaimokhaimo21/01/202320
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Nội dung
  1. Điêu Thuyền
  2. Một thời đại quân thần hỗn loạn
  3. Múa cổ điển có sức biểu hiện nghệ thuật mạnh mẽ
Click Đọc
 
 

Điêu Thuyền dùng phương thức khác để diễn dịch một câu chuyện nhân nghĩa khiến lòng người cảm động. (Chụp màn hình)

Vào cuối thời Đông Hán, trong thời khắc then chốt của lịch sử khi thiên hạ sắp chia ba, một mỹ nhân tuyệt sắc đã bước lên vũ đài…

Điêu Thuyền

“Tam Quốc Diễn Nghĩa” mở đầu bằng câu nói: “Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan”. Câu nói ấy đã đúc kết quy luật lịch sử suốt mấy ngàn năm qua.

Nhưng “Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông, bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng”, giai đoạn bi tráng và oanh liệt ấy không chỉ là lịch sử của các anh hùng hào kiệt, mà còn lưu lại truyền kỳ về một nữ nhân tài sắc trong thiên hạ.

Vào cuối thời Đông Hán, trong thời khắc then chốt của lịch sử khi thiên hạ sắp hình thành thế chân vạc chia ba, một bậc mỹ nhân tuyệt sắc đã bước lên vũ đài. Nàng không giống Hoa Mộc Lan cải trang thành nam tử, thay cha tòng quân ra trận, cũng không như Mục Quế Anh nắm giữ ấn soái, chinh chiến nơi sa trường, mà dùng phương thức khác để diễn dịch một câu chuyện nhân nghĩa cảm động lòng người. Nhờ lòng dũng cảm của nàng, đất nước không còn nội loạn, xã tắc được yên bình. Nhờ sự hy sinh của nàng, bánh xe lịch sử đã đột ngột xoay chuyển, mở ra thời đại mới.

Nàng chính là Điêu Thuyền.

“Điêu Thuyền” là tiết mục vũ kịch từng chinh phục hàng ngàn khán giả phương Tây trong chuyến lưu diễn 2020 của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Với nghệ thuật vũ đạo cổ điển của văn hóa truyền thống Trung Hoa, tiết mục đã kể lại một thời kỳ đầy biến động và thăng trầm của vương triều nhà Hán.

Đổng Trác, Lã Bố và Điêu Thuyền. (Miền công cộng)

Một thời đại quân thần hỗn loạn

Trong xã hội cổ đại, chuẩn tắc trong quan hệ giữa người với người là phương thức quan trọng để duy trì xã hội. Trong đó, mối quan hệ quân thần không chỉ là lễ nghi nhân luân, mà còn là cơ sở an định quốc gia, an bang xã tắc. Nhưng vào cuối thời Đông Hán, chính trị nhiễu nhương, triều đình hỗn loạn, sớm đã không còn đạo nghĩa vua tôi nữa rồi.

Giữa lúc rối ren ấy, gian thần Đổng Trác ỷ quyền cậy thế đã một tay thao túng triều đình, vơ vét quốc khố, coi thường hoàng quyền, bức ép thiên tử, tùy ý chém giết quần thần. Mười tám lộ chư hầu bất bình trước sự chuyên quyền tàn độc của Trác nên đã dấy binh thảo phạt, nhưng vì bên cạnh họ Đổng luôn có Lã Bố, vốn là một trang nam tử võ nghệ siêu quần, nên văn võ bá quan đều bó tay bất lực.

Tuy vậy, đây vẫn là thời đại đúng sai rõ ràng, thiện ác phân minh. Đổng Trác chuyên quyền độc đoán, nghênh ngang cuồng vọng, tâm địa hẹp hòi, trong khi con nuôi của ông ta là Lã Bố vô cùng kiêu dũng thiện chiến, sức mạnh đệ nhất trong thiên hạ. Chứng kiến nước nhà trong cơn hoạn nạn, đại tư đồ Vương Doãn cũng như các quan viên khác của triều đình luôn đau đáu tìm cách diệt gian thần, phò chính nghĩa.

Thấy hai cha con Đổng Trác đều là những kẻ nông cạn, thiển cận, lại vô cùng háo sắc, tư đồ Vương Doãn đã nảy ra kế hoạch dùng mỹ nhân kế diệt trừ gian. Vương Doãn thỉnh cầu con gái nuôi Điêu Thuyền lấy thân mình cứu nguy cho xã tắc. Điêu Thuyền sống trong khuê phòng nơi kín cổng cao tường, từ nhỏ đến lớn chỉ biết đàn ca, múa hát, bên cạnh có thị nữ theo hầu, sống cuộc sống vương giả vô cùng thư thái tự tại. Vì chịu ơn sâu của nghĩa phụ Vương Doãn, nàng ước nguyện sớm có ngày đền đáp công lao dưỡng dục của ông. Vậy đứng trước cơ hội trọng đại nhưng hoàn toàn nằm ngoài ý muốn ấy, liệu nàng có dũng cảm thực hiện hay không?

Trong vở kịch múa, Điêu Thuyền đã trải qua những giây phút giằng xé tâm can: Giữ thân trong sạch nhưng cô phụ lời ủy thác, hay hy sinh trinh tiết để cứu lấy nước nhà? Cuối cùng, nàng đã lựa chọn con đường tận hiếu, đồng thời cũng vì nước mà tận trung, vì dân mà trừ bạo. Và những gì tiếp theo đã trở thành lịch sử! Điêu Thuyền làm theo kế hoạch đã định, dựa vào tài nghệ nữ nhi và trí huệ trời ban, nàng đã diễn một màn “mỹ nhân liên hoàn kế” oanh oanh liệt liệt, cuối cùng mượn tay Lã Bố diệt trừ Đổng Trác.

Vào thời khắc then chốt của lịch sử, một cô gái liễu yếu đào tơ sao có được lựa chọn cao cả vì đại nghĩa như vậy? Chính là vì nàng tin tưởng sâu sắc rằng trên vai có sứ mệnh, “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”, vững tin rằng người làm việc nghĩa sẽ được Thượng thiên bảo hộ, dốc sức hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà Thiên thượng đã an bài.

Múa cổ điển có sức biểu hiện nghệ thuật mạnh mẽ

Vở vũ kịch “Điêu Thuyền” của Shen Yun không cần một câu thoại, vậy mà trong vẻn vẹn chưa đầy 10 phút đã triển hiện một cách tinh tế và sâu sắc câu chuyện lịch sử này, hơn nữa còn truyền đạt nội hàm thâm thúy của văn hóa truyền thống Trung Hoa, trong đó có sự góp sức không nhỏ từ lực biểu hiện mạnh mẽ của múa cổ điển Trung Quốc.

Điêu Thuyền dùng phương thức khác để diễn dịch một câu chuyện nhân nghĩa khiến lòng người cảm động. (Chụp màn hình)

Vai diễn Điêu Thuyền được thể hiện bởi Hoàng Duyệt (Huang Yue) – vũ công chính của đoàn nghệ thuật Shen Yun. Múa cổ điển Trung Hoa là bộ môn nghệ thuật xuất phát từ nội tâm, chỉ khi diễn viên hoàn toàn nhập thân vào vai diễn mới có thể có được thần lực trong từng động tác, mới có thể triển hiện ra sức cảm hóa mạnh mẽ trên vũ đài.

“Múa cổ điển Trung Quốc là một loại hình vũ đạo có nội hàm và có quan hệ với văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Văn hóa Trung Quốc rất giàu vẻ đẹp nội tâm, vũ đạo cũng như vậy, có biểu đạt tình cảm nội tại”, nữ vũ công Hoàng Duyệt chia sẻ.

Cùng với quá trình không ngừng luyện tập và trình diễn trên khán đài, Hoàng Duyệt thể ngộ rằng: Cùng một động tác nhưng có nhanh có chậm, có mạnh có yếu, tùy theo người diễn muốn truyền đạt cảm xúc gì, là bi thương hay vui vẻ, là an tĩnh hay hoạt bát… thì cảm giác mang lại sẽ hoàn toàn khác nhau. Chỉ khi đã tập luyện thành thục các kỹ năng cơ bản thì vũ công mới có thể phát huy được năng lực biểu hiện đặc thù ấy.

Bên cạnh đó, những vũ công vào vai Đổng Trác, Lã Bố, và Vương Doãn cũng khắc họa nên các nhân vật sinh động và đặc sắc của riêng mình, qua đó triển hiện sự huy hoàng của văn minh Trung Hoa. Khán giả thông qua vũ múa Shen Yun mà ngược dòng thời gian trở về với các triều đại lịch sử xa xưa, thấy được phong thái văn hóa của dân tộc Hoa Hạ, thấy sự khác biệt rõ nét trong giai tầng, đẳng cấp, địa vị của người xưa, gặp lại các văn quan võ tướng vì chính nghĩa, ôm ấp khát vọng duy trì trật tự xã hội, giữ gìn lễ tiết và kỷ cương.

Nhưng vào thời Đông Hán, lễ nghi băng hoại, các triều thần không cách nào an bang hưng quốc, còn bách tích lê dân thì lại càng không có khả năng chấn hưng thiên hạ. Trong hiểm cảnh trùng trùng gian nan, một cô gái tay không tấc sắt đã làm cách nào để chiến thắng trước thiên quân vạn mã đây?

Mời quý độc giả đón xem toàn bộ video tại: Buổi biểu diễn Shen Yun thủa đầu

Xem video vở vũ đạo “Điêu Thuyền” ở dưới:

Theo Thái Nhã – Epoch Times

Minh Hạnh biên dịch

Bạn bình luận gì về tin này?


NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Trung Cộng kiểm soát thông tin chân thực về dịch bệnh chỉ nhằm bảo vệ bản thân

08/02/2020

Nghệ sĩ múa Lê Vi: ‘Tôi may mắn khi tìm thấy ánh sáng chân lý của cuộc đời’

08/06/2018
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?