[ChanhKien.org]
Trong nền văn minh 5000 năm Trung Hoa, người xưa vô cùng kính trọng các vị tổ tiên đã khuất trong gia đình, nhấn mạnh rằng người qua đời nhất định phải được an táng dưới đất. Những “Tiên sư” phong thủy đắc đạo chân chính sau khi tu xuất Thần thông, nhận lệnh của thiên địa đi tìm gia đình phúc chủ mà Thiên địa chỉ định. Sau khi khảo nghiệm phúc chủ, xác định phúc chủ đúng là có phúc đức sâu dày, xứng đáng được hưởng hảo địa, “Tiên sư” phong thủy sẽ ngao du nơi thế gian, nghìn dặm tầm long cản mạch (truy tìm long mạch), tìm được vị trí huyệt vị tốt đối ứng, câu thông thiên địa; được sự chấp thuận của “Địa linh thần”, tự nhiên hậu nhân của phúc chủ được thiên địa cấp cho phú quý phúc lộc. Những địa huyệt đã được sử dụng như vậy phần nhiều là ở nơi thâm sơn hoang vắng không người, “Thiên địa huyền cơ, diệu bất khả ngôn” (Huyền cơ của trời đất, ảo diệu không thể nói).
Còn có những thầy Phong thủy tìm được chủ nhà của gia tộc phúc chủ, sau khi trải qua khảo nghiệm, đưa họ đến chỗ địa huyệt, hướng về nó miêu tả cụ thể về người được an táng tại đó, thời gian bắt đầu sử dụng và một số phương pháp kỹ xảo, có khi chu kỳ sẽ là mấy năm, mấy chục năm, trên trăm năm hoặc mấy trăm năm sau mới khởi tác dụng; gia tộc phúc chủ đời đời truyền lại cho nhau cho tới khi thời điểm đến, hậu duệ tương ứng với địa huyệt đó sẽ xuất hiện. Khi thời cơ chín muồi thì mới khởi tác dụng được.
Trong dân gian còn lưu truyền cách nói “Thiên táng”. Thiên táng nói thẳng ra chính là “nhà tích đức rộng khắp tất có thiên quyến (gia quyến là Thiên nhân)”. Vào cuối triều đại nhà Thanh, có hai vợ chồng gia cảnh bần hàn nhưng tâm địa thiện lương, thường xuyên chân thành kính Phật, lấy số lương thực ít ỏi cung dưỡng tăng chúng, nên tích được rất nhiều phúc đức. Sau này hai người sinh được hai con trai, người chồng mất sớm, ba mẹ con không được nhận vào gia tộc, bị đuổi đi. Ba người trôi dạt khốn khó nhiều năm, hai con trai cũng lớn thành thiếu niên, người mẹ cuối cùng lao lực thành bệnh, rời xa nhân thế. Do gia cảnh bần hàn không có đồ đạc gì nên hai người con đành phải dùng chiếu cỏ để bọc mẫu thân, tìm nơi kín gió đào hố chôn xuống, sau đó hai người chia tay, người anh tham gia quân đội (quân đội Trung Hoa dân quốc), người em lên phố huyện học nghề. Cũng là vì nhà họ tích phúc mà được bố trí như vậy, chỗ chôn cất mẫu thân hai người chính là một nhụy hoa của “Liên hoa địa”, là vùng phúc địa tốt nhất, chỉ có thể gặp mà không thể cầu. Hai người đều giống nhau, trong cuộc sống sau này luôn cẩn thận ghi nhớ tích phúc tu thiện, cho nên người anh làm quan đến chức thiếu tướng của Quốc Dân Đảng, sau đó dời đến Đài Loan, người em trở thành bậc đại phú gia hàng đầu trong vùng. Anh em hai người đều có con cháu nối dõi, đời sau cũng rất phú quý, còn có nhiều người vì tích phúc đức mà có cơ duyên tiến nhập vào tu luyện Đại Pháp.
Còn có một ví dụ nữa: Thời Trung Quốc cổ đại, triều đại cụ thể nào thì đã không truy ra được, có một người gia đình tích phúc nhiều đời, nhưng gia cảnh bần hàn, đến đời họ thì nhà cửa chỉ còn bốn bức tường. Năm này lại gặp thiên tai, phải đem vợ con chạy nạn đến Quảng Tây, ai ngờ trên đường lại bị chia cắt, chỉ còn lại anh ta một thân một mình, đói rét khổ cực. Đêm nọ, đến một nơi hoang vắng, trời tối mịt không chốn dung thân, anh ta phát hiện phía trước không xa có mấy tảng đá lớn, vừa đúng xếp quanh thành một vòng, bèn cuộn mình dưới mấy tảng đá tránh rét. Do gia đình ly tán, tâm tình u uất buồn rầu thành bệnh, lại thêm những ngày cơ hàn đói khổ, anh ta rời xa nhân thế lúc nào không hay. Không ngờ chỗ anh ta chui vào lại là một mỹ huyệt giai địa (vị trí địa huyệt tuyệt đẹp), bốn xung quanh có vô số kiến tha đất mai táng, chỉ trong một ngày mà một ngôi mộ đất đã xuất hiện. Từ đó con cháu anh ta ở nhân gian cũng trở nên phú quý giàu sang.
Cả hai ví dụ trên đều là có phúc đức sâu dày, không cầu mà thiên địa tự cấp cho, những tình huống như thế này trong lịch sử 5000 năm Trung Hoa có rất nhiều ví dụ. Cho nên hiện nay người ta mời “thầy Phong thủy” đi khắp nơi tìm kiếm, để cầu phú quý mà đâu biết rằng phú quý đều là do “chăm chỉ hành thiện tự nhiên sẽ được, trăng đến rằm trăng sẽ tự tròn”. Hơn nữa hiện nay rất nhiều người sau khi phát đạt cúng tế tổ tiên, mà không biết rằng những ngôi mộ tổ được cúng tế đó không phải mộ phát thực sự (những ngôi mộ tổ giúp họ phát đạt). Hầu hết những ngôi mộ phát thực sự là không để con người biết được, ngay cả khi họ biết thì cũng đều sẽ cố ý không nói cho hậu nhân, bởi vì thường những ngôi mộ phát thực sự kỳ thực đều có bao hàm thiên cơ trong đó, là không thể tùy ý để con người thế gian nhìn được.
Ngày nay có chính sách gọi là không để người chết và người sống tranh giành đất đai, cho nên hiện nay ở Trung Quốc bị cưỡng chế hỏa táng, không cho chôn cất, cho dù bỏ tiền cũng phải theo quy định sắp xếp của nghĩa trang. Do ảnh hưởng của thuyết vô thần, phong thủy của nghĩa trang tốt hay xấu đã không được ai để ý. Trung Quốc có lịch sử 5000 năm, chôn cất bao nhiêu tiền nhân đều không xuất hiện vấn đề người chết người sống tranh giành đất đai, vì sao chỉ riêng thời nay lại xuất hiện vấn đề này? Đây không phải là kẻ tầm thường tự chuốc phiền toái sao?
Theo phong thủy, đã có táng địa thì sẽ có phá địa. Có rất nhiều địa huyệt sau khi được sử dụng còn chưa đến thời kỳ kết thúc thiên mệnh nhưng lại bị phá bỏ, khiến cho con cháu đời sau nhanh chóng lụn bại. Trên thế gian tuy có lưu truyền cách thức của các chủng phá địa, nhưng ngay cả những thuật sĩ giang hồ khi thế trộm danh (kẻ lừa đảo mạo danh) cũng rất thận trọng, không dám tùy ý thử nghiệm. Bởi vì phá địa là sự việc làm hao tổn âm đức rất lớn, có một số phương pháp thực hiện rất độc đáo, rất có xảo thuật nhưng cũng rất tổn hại âm đức, thậm chí cả những sự việc tổn hại đến sinh mạng cũng đều có, cho nên các thầy Phong thủy cổ đại có bản sự cả đời mấy chục năm căn bản đều không làm dù chỉ một lần, cho dù là ngẫu nhiên có một lần, cũng phải là phụng thiên thừa vận (phụng mệnh trời) mới dám đi làm, hơn nữa chỉ làm với cá biệt địa huyệt đó mà thôi. Bởi vì địa huyệt liên quan đến rất nhiều thứ khác, cho nên phương pháp phá giải cần rất cẩn thận, cần nắm bắt chắn chắn về thước đo, tỷ lệ để tránh ảnh hưởng đến những thứ không liên can.
Rất nhiều địa huyệt thường là Thiên phá, không phải do con người làm. Nguyên nhân chủ yếu nhất là do người đời sau vì danh lợi mà không biết quý tiếc, làm ra rất nhiều sự việc thương thiên hại lý, tiêu hao quá độ những phúc đức do tổ tiên tích lại, ví như hiện nay có nào là quan lại với thương nhân câu kết, cầu (tiền) tài hại mệnh, xã hội đen, hút hít ma túy, loạn tính, v.v., những việc như vậy chính là sẽ không ngừng tiêu hao phúc đức tổ tiên, phúc đức chỉ tuôn ra không vào, rất nhiều “mộ phát” chưa kịp đến thời kỳ khởi tác dụng thì đã bị phá rồi, hiện nay rất nhiều tình huống chết oan uổng có liên quan rất lớn đến những điều này.
Có một huyệt vị, phía trước huyệt có một “nguồn nước nuôi dưỡng âm (phần)” to như cánh tay, “Địa linh thần” là một con chim đại bàng lớn, huyệt vị đã bắt đầu khởi tác dụng, là một ngôi mộ đất, không có bia, cả hướng chôn hay cách chôn đều chuẩn xác, thực sự là một vị trí tốt rất khó đắc được. Ngôi cổ mộ chính là được an táng ở vị trí “đắc lực” là trên lưng chim đại bàng, các thế hệ sau tất sẽ có tiền đồ vô tận, phú quý vẹn toàn. Sau này hỏi dân làng mới biết hậu thế của ngôi cổ mộ hiện tại phú quý rất nhiều, những quan chức lớn nhất được biết đến có hai cán bộ cấp sở, tiền đồ tiến thân vẫn còn, trong huyện họ cũng là gia tộc giàu có, trong con cháu có người làm phó quận trưởng và mấy cục trưởng. Dân làng mô tả rằng gia tộc này đúng là không biết sâu xa, nên ở huyện thành làm đủ chuyện xấu xa, lũng đoạn chèn ép, dân chúng oán hận rất nhiều. Mấy năm sau, trong một lần tình cờ, chúng tôi lại đến đây một lần nữa thì phát hiện khung cảnh đã thay đổi, ngôi cổ mộ đã bị sửa chữa, được ốp bằng đá cuội và xi măng, phía trước mộ còn xây một ban thờ rất lớn, một khối bia mộ cao lớn sừng sững giữa trời, tối thiểu cũng phải cần mấy vạn nhân dân tệ mới có thể làm được đến như vậy, nhưng những hoạt động này trong Phong Thủy lại là điều đại kỵ… khi chúng tôi xem kỹ một lượt nữa thì thấy toàn bộ “Sinh khí” của huyệt vị đã phát tiết hết rồi, “Địa linh thần” cũng không ở đó nữa. Điều khiến người ta dở khóc dở cười nhất chính là chúng tôi phát hiện ra những viên đá dùng để xây mộ thực chất lại là vật liệu tại chỗ, lấy một số khối đá to lớn thẳng đứng ở vài chỗ then chốt ở chỗ “Hậu long” của huyệt vị, bị dùng thuốc nổ cho nổ vỡ ra rồi lấy đá. Huyệt vị như vậy mà bị phá hoại đến tận kiệt, thực sự chính là “đa hành bất nghĩa tất tự tễ” (dịch là: làm nhiều việc bất nghĩa tất tự rước họa vào thân). Sau này hỏi thăm ra, con cháu đời sau của ngôi mộ này hầu như đã hoàn toàn lụn bại, kẻ giàu có thì khuynh gia bại sản, kẻ làm quan thì hoặc bị song quy (1), nếu không cũng chết bất đắc kỳ tử. Xem ra thực sự là “Thiện ác hữu báo, báo ứng bất sảng”, (dịch là “Thiện ác có báo, báo ứng không sai lệch chút nào”.
Bởi vì con người hiện nay không tín Thần, cho nên trong lúc vô tình, dưới sự cổ súy của một số cái gọi là chính sách quốc gia, rất nhiều nơi đã phát sinh sự phá hoại toàn diện mang tính hủy diệt. Cách thức phá hoại thường gặp nhất chính là mở mang kiến thiết thành phố, một khu chung cư ở thành phố nào đó được xây dựng trên lưng chừng núi, khi đào móng thì đào lên rất nhiều quan tài gỗ cứ để phơi dưới ánh nắng mặt trời gay gắt như thế, cuối cùng đem thiêu sạch.
Có người nói “muốn làm giàu, trước tiên làm đường”, cho nên đã làm rất nhiều đường, đặc biệt là đường cao tốc và đường sắt, gặp núi mở núi hoặc đào hầm xuyên núi, từng tòa núi lớn như thế bị xén nhỏ lại hoặc là biến mất. Như vậy thì các long mạch đều bị thương tổn tới tận gân cốt, chỗ địa huyệt mà long mạch kết lại sẽ bị phá hủy, nếu những mạch chủ bị đào xới cắt đứt, nó thậm chí còn gây họa cho các địa huyệt kết huyệt cách đó hàng chục đến hàng trăm dặm. Còn có trạm lưới điện và trạm thông tin liên lạc (trạm thu phát sóng), thông thường người ta hay chọn những đỉnh núi cao mà xây dựng, như vậy sẽ làm thay đổi hình trạng tương ứng với những ngọn núi này, một số cắm ở hai bên trái phải huyệt vị, thậm chí là trực tiếp cắm thẳng trên huyệt vị, như vậy càng làm cho huyệt vị bị phá hoại hoàn toàn.
Chúng tôi biết có hai thầy Phong thủy ẩn dật trong nhân gian, họ đã đạt đến cảnh giới có thể tùy ý câu thông với Địa linh thần. Hai vị thường đến một sơn cốc do mạch của mấy ngọn núi vây lại tạo thành (thung lũng), bởi vì đó là chỗ hạ xuống của mấy đạo long mạch, cho nên từ sơn cốc lên đến các đỉnh núi xung quanh lớn nhỏ có đến hơn trăm địa huyệt, cũng chính là có hơn trăm vị “Địa linh thần” trú ngụ ở đây. Bởi vì hai thầy Phong thủy thường xuyên tới đây cho nên cũng đã tương đối thân thuộc với các Địa Linh Thần, xem như bằng hữu. Một ngày năm 1994, chúng tôi theo hai thầy phong thủy du ngoạn đến đây, vừa ngồi xuống nghỉ ngơi thì một vị trong đó đã nhập định, trong định nhìn thấy nhiều địa huyệt đang nhao nhao thỉnh cầu thầy Phong thủy cứu mạng. Thầy Phong thủy thất kinh, tại sao lại như vậy? Thì ra là một xí nghiệp hóa chất quốc doanh đã quy hoạch nơi này thành nơi đổ xỉ thải công nghiệp, toàn bộ các địa huyệt vây quanh đây sẽ không còn, họ hy vọng sẽ được hai thầy Phong thủy thu nhận.
Thầy Phong thủy sau khi hiểu ra sự việc cũng thấy ngạc nhiên, liền hỏi: Các ông có thể trở về vị trí ban đầu của mình hoặc đi tìm một nơi khác, vì cớ gì muốn theo chúng tôi? Địa linh thần trả lời: “Hiện nay con người thế gian đạo đức tiêu vong, thiên địa nhân gian đều đang ở trong kiếp số, hai vị Phong thủy sư sẽ sớm gặp được vị thầy của Đại Pháp đức cao, chỉ khi hai vị công thành viên mãn thì chúng tôi mới được tính là thực sự được đắc cứu”. Hai vị thầy Phong thủy tuy không hiểu ý tứ kia nhưng họ cũng đồng ý thu nhận các vị Địa linh thần này. Mấy tháng sau, ở chỗ cửa ra của thung lũng, một con đập cao mấy chục mét, dài hơn 300 mét được xây dựng để chặn cửa thung lũng, một ống thép to bằng chiếc xô ngày đêm không ngừng chảy nước thải công nghiệp ra ngoài, bốc hơi nghi ngút, đọng lại cặn tro xỉ lấp đầy thung lũng, chôn vùi trong sơn cốc mấy trăm ngôi mộ và hơn trăm địa huyệt. Sau khi việc này xảy ra, vị “Địa mạch Long thần” được phân cai quản long mạch này đã rất phẫn nộ, lập tức báo cáo lên trên, các vị Thần đã ghi chép lại tất cả những người có liên quan tham dự vào sự việc này, những người phúc đức sâu dày thì bị tiêu mất phúc phận nên có rồi chờ đợi ngày xuống địa ngục xử lý, người phúc đức ít lập tức bị lấy đi dương thọ, đả nhập địa ngục, chịu đựng thống khổ dày vò. Kết quả là những người liên quan đến việc này lần lượt xảy ra việc bị bệnh mà chết, bị tai nạn xe cộ, bị bắt vì tội tham nhũng, v.v., chỉ là con người thế gian đều trong mê, nên chỉ coi những việc này là sự việc ngẫu nhiên không liên can, cho nên vẫn trong vô tri mà tiếp tục làm nhiều việc xấu.
Hiện nay nghiêm trọng nhất và cũng là phá hoại triệt để nhất chính là công trình đập chứa nước (đập thủy điện hoặc đập thủy lợi). Trong Phong thủy, yếu tố then chốt nhất chính là “nước”, nguồn gốc, xu hướng, lớn nhỏ v.v… của nước đều là những bộ phận then chốt cấu thành nên ngoại hình cách cục của địa huyệt. Nếu như xây lên một đập chứa nước lớn thì toàn bộ dòng chảy sẽ hoàn toàn bị chặn lại, vùng nước thượng du cũng sẽ bị thay đổi rất lớn. Các con sông giống như kinh lạc của trái đất, như vậy nếu trên kinh lạc này mà xây dựng các con đập lớn, sẽ làm trở ngại sự tuần hoàn của năng lượng, kết quả là khiến cơ thể trái đất xuất hiện hiện tượng giống như trong Trung Y miêu tả là khí huyết không thông, mạch ứ tắc, hậu quả sẽ dẫn đến bệnh tật, như vậy ở đây sẽ xuất hiện bệnh tật của Trái Đất, trên biểu hiện là biến đổi khí hậu, hạn hán, mưa bão các loại.
Hiện nay có một số người được gọi là thầy Phong thủy, họ nói thế nào? Nói rằng cách cục biến đổi rồi thì sẽ có cách cục mới xuất hiện; đập nước có thể tích trữ nước, và nước là tài nguyên, ngược lại mà nói vậy là càng tốt. Kỳ thực đây đều là những vọng tưởng vô tri. Họ đâu biết rằng nguyên nhân căn bản khiến địa huyệt có thể khởi tác dụng chính là có sự tồn tại của “Địa linh thần” ở đó hay không chứ không phải địa hình như thế nào. Nếu như có thể tùy ý thay đổi cách cục, vậy nhân loại không phải là có thể đào đá tạo núi một cách vô độ, con người tạo ra địa huyệt, há chẳng phải nơi nơi đều là đại địa, nhà nhà đều có hoàng đế sao? Hiện nay có những thầy Phong thủy điểm địa nhưng không có thần thông, làm sao biết được long mạch chỗ này có bị phá hay không? Vẫn còn có Địa linh thần hay không?
Đại địa cũng giống như cơ thể con người, cây cối là da lông, bùn đất là máu thịt, núi đá là xương cốt, sông suối là huyết quản. Nếu như một cá nhân bị lột sạch da lông, cắt rời huyết quản, xẻo đi máu thịt, bẻ gãy gân cốt, vậy người đó còn có thể sống được không? Có người sẽ nói, tự cổ đến nay quốc gia đều chủ trương xây dựng thủy lợi, gia tăng diện tích tưới tiêu, hiện tại xây dựng đập nước cũng là vì bách tính muôn dân thôi. Ở đây có vấn đề về khái niệm, cần biết rằng xây dựng thủy lợi không giống như xây đập nước, xây dựng công trình thủy lợi có hai mục đích là chống lũ vào mùa mưa và tưới tiêu vào mùa khô, hơn nữa lấy dẫn hướng, lưu thông (mạch nước) làm chủ đạo, chú trọng hài hòa giữa con người và tự nhiên, đại đa số đều sẽ không làm những thứ như phá hoại tự nhiên, một ví dụ về một công trình thủy lợi tốt chính là công trình thủy lợi Đô Giang Yển ở Tứ Xuyên (2).
Đại địa dùng đức dày cưu mang muôn loài, nuôi dưỡng vạn vật, cũng bao gồm cả nhân loại, là sinh mệnh thông minh nhất trong vạn vật. Tổ tiên người Trung Quốc kính thiên kính địa, đời đời canh tác và làm ăn sinh sống ở Trung Hoa đại địa, ngay cả việc xây dựng các công trình thủy lợi cũng được thực hiện theo cách có thể lấy nước mà không phải ngăn chặn dòng chảy, như Đô Giang Yển, năm nghìn năm nay đã nuôi dưỡng không biết bao nhiêu thế hệ, nhưng hoàn cảnh tự nhiên về cơ bản không bị phá hoại, nó vẫn thích hợp để nhân loại tiếp nối sinh tồn. Mấy chục năm gần đây, con người không có chút đức nào để báo đáp thiên địa, mà ngược lại còn không ngừng chiếm đoạt và phá hoại, khi thiên địa nổi giận, thiên tai, địa hãm, nhân họa của nhân loại sẽ càng ngày càng nhiều. Các công trình thủy lợi ngày nay phần nhiều là những tác phẩm “Chiến thiên đấu địa, cải thiên hoán địa”, chẳng những không đạt được hiệu quả lợi nước lợi dân mà ngược lại xác thực là còn làm diện tích đất canh tác giảm thiểu, đất đai bị sa mạc hóa hoặc khô cằn sỏi đá, dẫn đến việc ở những vùng sản xuất lương thực cũng bị lũ lụt nặng vào mùa mưa, hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô. Và mục đích theo đuổi ban đầu trên bề mặt là lợi ích về phát điện, tưới tiêu… cũng đã nhanh chóng bị mất đi vì lượng phù sa bồi lắng ứ đọng trong lòng các đập nước, khiến cho những lợi ích tạo ra ít hơn rất nhiều so với khoản đầu tư cần thiết để cải thiện hoàn cảnh môi trường tự nhiên. Hạn hán nghiêm trọng ở Tây Nam Trung Quốc và lũ lụt nặng nề ở miền nam Trung Quốc sau những năm 2010 khi đập Tam Hiệp hoàn thành chính là những ví dụ điển hình nhất.
Trong thống kê chưa đầy đủ của Chính phủ Trung Quốc, toàn Trung Quốc có hơn 90.000 đập nước lớn nhỏ! Nếu một thung lũng nhỏ bị vùi lấp, là trực tiếp phá hủy hơn một trăm địa huyệt. Hiện tại, các đập thủy điện của Trung Quốc đều cố hết sức xây lớn, càng lớn càng phản ánh thành tích của chính quyền. Chỉ mới một con đập Tam Hiệp đã phá hàng trăm triệu địa huyệt! Còn khiến cho gần triệu người nơi đó phải di dời, trời và người đều phẫn nộ!
Nói đến đây, chúng tôi còn muốn nói về thiên cơ chân thực của Phong Thủy, điều mà trước đây không ai được biết. Như chúng tôi đã từng nói, đại địa cũng có mạch lạc và địa huyệt, thông thường, mỗi triều đại hoặc thời kỳ nào đó đều có liên quan đến mạch lạc hay địa huyệt nào đó. Nhưng từ thời nhà Thanh trị vì sau này cho đến thời cận đại, đặc biệt là mạch lạc và huyệt vị của đại địa thời ĐCSTQ, là Thiên thượng đã hữu ý tạo ra một mạch giả, các huyệt vị trên mạch đó đều là huyệt giả, cũng có nghĩa là các đời lãnh đạo của ĐCSTQ có những cái gọi là nhân vật trọng yếu thì đều là từ huyệt vị giả kia mà đối ứng ra.
Vũ trụ đã xoay chuyển đến bước cuối cùng rồi, vì để làm sự việc này, từ trên xuống dưới đều tạo ra một hệ thống giả mạo. Từ Thiên mạch Thiên huyệt cho đến Long mạch Địa huyệt trên mặt đất, cho đến hình thế và những nhân vật xuất hiện tại nhân gian, tất cả đều là bị cách ly phân khai ra khỏi sự vận hành bình thường của vũ trụ, thậm chí trong cơ thể con người cũng được đặt một bộ hệ thống giả. Chúng ta biết rằng các mạch lạc và huyệt vị bình thường, cho dù là Thiên, Địa hay Nhân, đều là phải nương theo Đạo mà lưu chuyển vận hành, dựa vào Đức mà bảo hộ những cơ chế trong đó.
Nhưng bộ hệ thống này thì khác. Bố cục của hệ thống này trong thế gian con người, là bắt đầu từ những năm Hồng Vũ thời kỳ sơ khai nhà Minh. Lợi dụng thời cơ Nam Can Long bắt đầu khởi vận, ở trong mạch lạc đó tách riêng ra một khu vực rồi tiến hành sắp xếp. Bản thân Nam Can Long ngũ hành thuộc Hỏa, là con Hồng long (rồng đỏ), tính khí bạo ngược, cho nên người xuất ra từ đó so với các nhân vật cổ xưa thì tính khí đều tương đối hung ác, tính háo sát rất mạnh; mà đoạn mạch này lại là do mạch giả cố ý tạo ra, không phải dựa vào đạo đức lưu chuyển thúc đẩy tạo ra; cho nên người từ đó xuất ra cũng dễ mang đặc tính “giả” trong đó.
Địa huyệt trong bộ hệ thống này cũng không phải lấy đạo đức làm tiêu chuẩn đo lường, chỉ cần cá nhân đó cần thiết cho việc tuyển chọn, cho dù đạo đức bại hoại, không có phúc phận, thì cũng sẽ có sinh mệnh cao cấp hơn trong hệ thống lấy phúc đức của bản thân tiêu hao đi mà bù đắp cho.
Vậy làm những sự việc này để làm gì đây? Đó là sự cứu rỗi. Tất cả các dân tộc ở phương Đông và phương Tây đều có liên quan đến truyền thuyết về sự hủy diệt thế giới bởi trận đại hồng thủy mấy nghìn năm trước, và cũng đều có truyền thuyết về sự cứu rỗi cuối cùng. Phương Tây gọi là Cứu thế chủ My Tát Á (Messiah), phương Đông gọi là Di Lặc (tiếng Phạn gọi là “Maitreya”). Trong “Kinh thánh” nói rằng, con người trên thế giới đã từng nói cùng một ngôn ngữ, sau này nó bị phá hoại trong quá trình nhân loại lưu lạc bốn phương, từ đó bắt đầu sử dụng các loại ngôn ngữ khác nhau. Đó có phải là báo hiệu rằng nhân loại địa cầu thời kỳ đầu đã từng có ngôn ngữ tương đồng hay không? Có một số học giả sau khi nghiên cứu đã phát hiện rằng, cách phát âm từ “Messiah” ở phương Tây cực kỳ giống với cách phát âm từ “Di lặc/ Maitreya/Metteyya” trong ngôn ngữ cổ Ấn Độ ở phương Đông. Ý tứ thực sự trong đó chính là “Lý lai”, cũng có hàm nghĩa là “đến vì bạn”. Báo hiệu Cứu Thế Chủ sẽ lấy họ là “Lý”, phát ra hồng đại chí nguyện (niệm cứu độ chúng sinh) vì các vị (chúng sinh) mà đến đây.
Chú thích theo hiểu biết của người dịch:
(1) Song quy: Là một công cụ chống tham nhũng của ĐCSTQ. Theo quy trình “song quy” này, cơ quan điều tra của đảng CSTQ có quyền chỉ định cả thời gian và địa điểm để thẩm vấn các đảng viên bị nghi ngờ dính líu đến tham nhũng và các hành vi vi phạm khác. Điều gì xảy ra với các quan chức khi bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương “sờ gáy” và bắt giữ vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp. Khi bị “Song quy”, các quan chức ĐCSTQ bị cáo buộc tham nhũng hoặc vi phạm kỷ luật bị cách ly với thế giới bên ngoài nhiều tháng trời, bị thẩm vấn, bị buộc tội mà không có bất cứ một văn bản nào hay tuân thủ một quy trình pháp lý nào. Theo các chuyên gia pháp lý, hệ thống “song quy” của Trung Quốc không chịu bất cứ sự giám sát nào của các cơ quan tư pháp và cũng không bị điều chỉnh bởi quy định nào của pháp luật. Trong các biện pháp chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc, không có điều gì khiến đám quan tham khiếp sợ và căm thù như “song quy”.
(2) Công trình thủy lợi Đô Giang Yển (都江堰) ở Tứ Xuyên: Là di sản văn hóa thế giới Đô Giang Yển, là công trình thuỷ lợi cổ đại lớn nhất và duy nhất không cần đập thủy lợi tồn tại trên thế giới, nằm ở thành phố Đô Giang Yển (trước đây là huyện Quán), Thành Đô, Tứ Xuyên. Công trình này được xây dựng vào năm 256 TCN dưới thời nhà Tần nhằm kiểm soát lũ lụt và tưới tiêu. Công trình này nằm trên sông Dân (Dân giang), là nhánh dài nhất của sông Dương Tử. Khu vực này ở phía tây của đồng bằng Thành Đô, giữa Bồn địa Tứ Xuyên và Cao nguyên Thanh Tạng. Sông Dân chảy từ dãy núi Dân (tiếng Trung: 岷山) và đột ngột chững lại khi đến đồng bằng Thành Đô, với lượng nước lớn cùng với bùn đất khiến đây trở thành khu vực rất dễ bị lũ lụt. Lý Băng là khâm sai của nhà Tần cùng với con trai ông đứng đầu việc khảo sát khu vực này để xây dựng công trình thủy lợi với việc sử dụng phương pháp phân chia dòng nước thay vì chỉ đơn giản là làm một con đập trị thủy. Công trình vẫn được sử dụng cho đến tận ngày nay để tưới tiêu cho khu vực có diện tích trên 5.300 km vuông đất khu vực. Đô Giang Yển cùng với Kênh Trịnh Quốc ở Thiểm Tây và kênh Linh Cừ ở Quảng Tây được biết đến là “ba dự án kỹ thuật thủy lợi lớn của nhà Tần”.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/126131
Ngày đăng: 14-07-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org