Tục ngữ cổ có nói, “Để làm điều thiện, cần liên tục và kiên trì. Lớn bắt đầu từ nhỏ; triệu có được từ một; toà tháp chín tầng bắt đầu xây nên từ nền mà có; hành trình ngàn dặm bắt đầu với bước đầu tiên.” Nếu bạn nhận thấy một điều tốt đẹp, hãy thực hiện nó ngay, thực hiện nghiêm túc và bền bỉ.
Ví dụ, Han Qi đời Bắc Tống là một người có tính cách cao quí và rất có uy tín, ông luôn ân cần tử tế. Khi ông gặp điều gì tốt đẹp và cần làm ngay, ông đều hết lòng thực hiện. Khi ông nghe thấy có những người đang làm việc từ thiện, ông ca ngợi họ và truyền tin cho nhiều người hay, và nói rằng ông mong mình cũng có thể làm được như họ. Người ta hỏi ông lí do. Ông trả lời, “Thiện ý làm việc tốt là điều cao quí nhất. Ca ngợi những người làm việc tốt sẽ động viên họ cố gắng hơn nữa trong tương lai và sẽ truyền cảm hứng cho những người khác khi nghe tin ấy. Điều này cũng khiến cho những người làm việc xấu cảm thấy hổ thẹn và thay đổi bản thân mình. Vậy nên khuyến khích làm việc tốt rất là quan trọng.” Ông thường đọc và khuyến đọc sách thánh hiền, “Những quyển sách này hướng người ta sống có danh dự.” Han Qi sau này trở thành một vị tể tướng đức độ và được phong tước của Weiguo. Ông có tất cả phú quí trên đời và các con ông đều được vào triều cho đến tận giai đoạn cuối của triều đại Nam Tống. Tất cả mọi người đều tin rằng ông được đến báo vì tất cả những việc tốt mà ông đã làm.
Có một số người nhìn thấy việc thiện hiển nhiên nhưng lại chối từ không làm, như vậy họ đã mất đi cơ hội. Ví dụ, cuối thời nhà Chu, Qihuangong đi qua đống đổ nát của gia đình họ Guo. Ông hỏi một người già nơi đây: “Sao gia đình họ Guo lại sa sút và lụn bại vậy?” Ông lão trả lời, “Họ sa sút vì họ không làm điều thiện khi họ có cơ hội.” Qihuangong lại hỏi, “Sao lại vậy?” Ông lão nói,”Gia đình họ Guo thích làm điều thiện, nhưng họ lại chẳng làm gì cả. Họ ghét điều ác, nhưng họ cũng không ngăn chặn nó. Đó là lí do họ sa sút và diệt vong.”
Một lí dụ khác là Yao Haowen đời nhà Minh. Khi ông là thái thú một địa hạt, ông rất thận trọng và liêm khiết. Nhưng ông lại không có ý chí mạnh mẽ và dễ bị người khác gây ảnh hưởng. Một lần vào cuối xuân, trời mưa hơn 40 ngày liền, và Yao đến các làng để điều tra thiệt hại. Ông thấy hàng trăm dặm đồng ruộng ở Làng Tây bị ngập lụt, trong khi đó cánh đồng lúa mì của làng bên cạnh vẫn vô sự. Ông muốn báo cáo là làng Tây là khu vực bị thảm họa, nhưng viên quan tuỳ tùng lại nói, “Các làng khác trong hạt chúng ta vẫn bình an vô sự. Dù làng Tây có bị ngập hiện nay, nhưng họ vẫn có thể trồng vụ khác khi nước rút đi. Nếu chúng ta báo cáo như một ca riêng lẻ, người ta lại có thể đặt vấn đề và nghiên cứu cẩn thận.” Yao biết tư tưởng viên quan tuỳ tùng là ích kỉ nhưng ông lại không muốn gây rắc rối, nên ông đã dấu sự thật và không báo cáo thịêt hại. Kết quả là làng Tây không nhận được một sự hỗ trợ nào.
Một lần Yao muốn xây trường học để cho trẻ em nghèo đến trường không thu phí và xây một trạm giúp đỡ cho những người nghèo, nhưng cả hai đều bị quan chức địa phương không phê chuẩn. Ông đã ở tuổi 50 nhưng không có con. Mẹ và vợ, cả hai đều hay đau ốm, và cả gia đình khá là lo lắng. Một ngày mẹ ông bị ngất do ốm bệnh. Khi bà tỉnh lại, bà nói với Yao, “Mẹ gặp một viên quan trong thế giới khác. Ông ấy nói, con là một người thận trọng và liêm khiết, đáng được hưởng phúc có con. Nhưng mỗi khi con thấy một điều thiện nên làm và biết rất rõ là con phải làm, con đều dừng lại vì những điều người khác nói. Hãy lấy thảm họa ngập lụt làm ví dụ, sao con lại có thể dấu sự thật mà không báo cáo? Việc con che dấu sự thật khiến người ta phải bán con trai, con gái đi để trả nợ thuế lúa gạo. Tội lỗi của con quá lớn, gây nên các khó nạn cho con. Viên quan nói, “Một người ngu dốt có thể tha thứ được, bởi vì hắn chẳng biết gì hơn. Những kẻ biết mà chối từ không làm việc thiện là những kẻ mà Trời ghét nhất. Bà nên nói với con trai, nếu anh ta muốn có phúc, anh ta phải làm thật nhiều việc thiện, không ngại khó khăn, và không được lười biếng. Nhìn thấy những việc thiện cần làm, muốn làm, mà dừng lại là không tốt.” Nếu con làm thật nhiều việc thiện, con có thể có phúc báo bù đắp lại những tội lỗi mà con đã phạm phải khi giấu giếm thảm họa trận lụt.” Dù cho Yao có chú ý đến lời mẹ dạy, nhưng ông ta vẫn bối rối khi viên thư kí nhỏ mọn bịa đặt những điều vu khống, và ông ta vẫn lặp lại mẫu xưa, không đủ khả năng để bỏ tính xấu đó. Cuối cùng, ông ta bị bãi chức và gia đình bắt đầu sa sút.
Nếu một người nhìn thấy những việc thiện lành cần làm thì cần phải gắng hết sức và làm ngay. Để sửa sai những lỗi lầm quá khứ, người ta có thể bù đắp thiệt hại, loại trừ nghiệp lực và trở nên giàu có. Nếu một người vẫn cứ trì hoãn chần chừ và không nghe khuyên bảo, hoặc những ai không thể thực sự tự chủ bản thân, họ có thể sẽ gây nên nghiệp chướng. Sau đó sẽ là quá muộn để mà hối hận.