Tâm từ bi không chỉ là cốt lõi của tất cả các chính giáo mà còn là điểm trọng yếu trong tâm lý học. Vài thập kỷ gần đây, số lượng người tập Thiền định tăng lên một cách ổn định và ngày càng có nhiều bằng chứng khẳng định lợi ích về sức khỏe và tinh thần có được nhờ cuộc sống tu dưỡng tâm từ bi.
Trên thực tế, việc thực hành tâm từ bi không phải là điều gì đó quá cao siêu, đó đơn giản chỉ là rèn luyện tính cách thân thiện và tinh thần bình hòa.
Từ bi không phải là chiều lòng tất cả mọi người. Mà chính là trong hoàn cảnh bất đồng ý kiến, chúng ta đều có thể chân thành, cởi mở và thực sự lắng nghe.
Năm 2015, tạp chí Harvard Business Review đã có một bài đánh giá về tác dụng của việc thực hành “tâm từ bi” có hiệu quả vượt trội so với cách quản lý cứng rắn trong kinh doanh.
Năm 2014, đài phát thanh cộng đồng NPR của Mỹ trong chương trình “TED talk” đã nhấn mạnh hàm dưỡng tâm từ bi đã giúp nhiều gia đình thêm hạnh phúc và yên ấm.
Trong buổi talkshow về chủ đề “Tấm lòng cao thượng” thuộc chương trình “TED talk”, một chuyên gia đã chỉ ra mối liên hệ giữa tâm từ bi và chỉ số EQ.
Một người nếu trong tâm tồn giữ từ bi thì từ lời nói, cử chỉ tới cách hành xử đều thấu tình đạt lý bất luận là họ đang phê bình hay tán thưởng người khác.
Ông cũng chỉ ra, với những ai lấy tâm từ bi làm kim chỉ nam trong cuộc sống hàng ngày đều cảm thấy hạnh phúc, tự tin và có được hôn nhân bền vững.
Bằng việc tĩnh tâm quan sát, chủ động giúp đỡ người khác bạn sẽ nhận ra những thay đổi tích cực của bản thân và chất lượng cuộc sống được nâng cao lên rất nhiều.
Vậy, 5 lợi ích lớn mà từ bi đem lại đó là:
- Đối với xã hội, mối quan hệ giữa mọi người chân thành hơn, hôn nhân bền vững hơn.
- Một người hàm dưỡng tâm từ bi, đứng trước mỗi chuyện đều có thể bình tĩnh suy xét và thông tỏ.
- Phán xét ngang ngược làm tăng sự bài tiết cortisol, tâm từ bi có thể làm giảm bớt sự lo lắng, trầm cảm và căng thẳng cho mỗi người.
- Tâm từ bi bồi dưỡng thói quen sinh hoạt tích cực qua đó cải thiện sức khỏe tổng thể của mỗi người.
- Tâm từ bi có thể giúp nâng cao chất lượng công việc.
Nếu từ bi hàm chứa sức mạnh to lớn như vậy, thì từ bi là gì?
Trong từ điển tiếng Anh, “Compassion” có nghĩa là cảm thông với đau khổ và bất hạnh của người khác; quan tâm, thân thiện và ôn hòa.
Một vài chuyên gia tâm lý cho rằng, từ bi còn bao hàm thêm một tầng ý nghĩa nữa đó là “đồng cam cộng khổ”, yêu thương và quan tâm không chỉ với mọi người mà với cả chính bản thân.
Điều này có nghĩa là, bạn cần ngưng việc phán xét người khác, trách móc hay tự giày vò bản thân mà cần mở lòng mình dung hòa tất cả những ưu và khuyết của người khác. Các chuyên gia tâm lý cũng tin rằng, từ bi là bản năng, là Thiên bẩm của mỗi người.
Từ bi với chính mình là quan trọng
Người ta thường nghĩ, để thành tựu bản thân cần nghiêm khắc với chính mình. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học gần đây đã rút ra những kết luận tương phản.
Ví như khi gặp khó khăn nghiêm trọng, thường chúng ta không bình tĩnh nhìn nhận vấn đề mà thường dằn vặt bản thân, chạy trốn thực tế, tự đổ lỗi và thất vọng vào chính mình.
Tiến sĩ Kristin Neft, một trong những chuyên gia tâm lý hàng đầu nói: “Mặt trái của chủ nghĩa cá nhân và sự thành đạt đó là nếu không đạt được mục tiêu, lý tưởng sẽ rất dễ trầm uất hoặc trở thành kẻ hay phán xét”.
Trên thực tế ‘yêu bản thân’ có nghĩa là buông bỏ những hoài vọng phi thực tế, mở rộng tâm hồn để trở nên bao dung hơn, bình thản hơn. Cuộc sống chứa đựng chân thành và biết ơn.
Từ bi là đối với những thống khổ và bất hạnh của người khác có thể biết lo lắng và đồng cảm. Chúng ta đối với bất kỳ ai hay ngay cả với chính mình, đều nên dùng từ bi để đối đãi.
Phải chăng “từ bi” đang héo dần trong dòng chảy hiện đại?
Trong thời đại xã hội nhân loại không ngừng phát triển kỹ thuật công nghệ số, nhiều người cho rằng “từ bi” là yếu mềm.
Bước sang kỷ nguyên số, cùng với sự bùng nổ của các thiết bị điện tử, điện thoại thông minh và hệ thống mạng xã hội giao lưu trực tuyến, bên cạnh lợi ích cập nhật thông tin nhanh chóng, tiết kiệm thời gian… thực tế này đang dần làm xói mòn đi cảm xúc giữa người với người: Cảm giác của sự gần gũi, hạnh phúc và từ bi.
Các chuyên gia cho rằng, việc cập nhật thông tin liên tục đã khiến người ta nảy sinh tâm lý cạnh tranh, phán xét và hẹp hòi với nhau hơn. Không những vậy, hệ lụy của thời đại công nghệ thông tin còn là thành tựu và giá trị sống dần bị bóp méo.
Khi liên lạc bằng tin nhắn hay thư điện tử, câu chữ thường ngắn gọn, quy chuẩn, thiếu uyển chuyển và cảm xúc. Hơn nữa, câu nói không có ngữ điệu rất dễ gây đến hiểu lầm. Có rất nhiều công việc mà bây giờ người ta chỉ cần làm ở nhà, không cần tới văn phòng hay công sở. Thay vì giao tiếp với những người xung quanh, người ta giờ đây chỉ cần có thời gian ‘giao tiếp’ với máy tính, giấy tờ và tin tức qua mạng…
4 cách để hàm dưỡng tâm từ bi
- Thiền định giúp tâm thái bình hòa, bao dung và thân thiện.
- Mở lòng mình một cách chân thành, cả khó khăn, điểm yếu của bản thân, đừng che giấu bất kể điều gì…
- Thực sự lắng nghe, thấu hiểu, biết ơn, trước một chuyện dù tốt hay xấu đều cần dùng tấm lòng bao dung để đối đãi.
- Đối với những ai cần đến giúp đỡ, hãy chân thành thực hành lòng tốt để họ hiểu được thế nào là ý nghĩa cuộc sống.
Sơ lược về tác giả:
Tiến sĩ Josh Axe, một bác sĩ chuyên khoa y học tự nhiên và dinh dưỡng lâm sàng nổi tiếng, hiện đang công tác tại Trường Đại học Dinh dưỡng Mỹ.
Từ năm 2009, anh luôn là khách mời chính trong các chương trình chăm sóc sức khỏe trên những kênh truyền hình nổi tiếng NBC, FOX, CBS…
Với mong muốn giới thiệu các sản phẩm tự nhiên để làm thuốc phòng và chữa bệnh cho mọi người, năm 2008, bác sỹ Axe đã thành lập Trung tâm Y tế Exodus. Hiện đây là một trong những trung tâm chăm sóc sức khỏe bằng sản phẩm thiên nhiên lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, Dr. Axe còn viết sách (Cẩm nang nấu ăn: Các chế độ thực phẩm, bí mật của giải độc, chữa bệnh thủng đường ruột) và sản xuất các chương trình phát thanh về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng khác.
Trang web www.DrAxe.com là một trong 10 trang web về sức khỏe tự nhiên được ghé thăm nhiều nhất thế giới.
Hải Nam / Theo ĐKN
- Câu chuyện về tình yêu và thời gian
- Làm người ghi nhớ: Lấy nhẫn dưỡng phúc, từ bi dưỡng tâm, khoan dung dưỡng khí