Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Mạnh Tử muốn bỏ vợ, vì sao lại bị coi là ‘vô lễ’?

Mạnh Tử muốn bỏ vợ, vì sao lại bị coi là ‘vô lễ’?

khaimokhaimo15/02/202330
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Người xưa rất trọng chữ “Lễ”. (Ảnh: Epochtimes)

Mạnh Tử là người chủ trương coi trọng chữ “lễ”, ông thường tuyên giảng về việc tuân thủ lễ tiết giữa người với người. Tuy nhiên, có một lần, ông muốn từ bỏ phu nhân của mình vì bà đã có tư thế ngồi không đoan chính.

Tương truyền rằng, một ngày nọ, nàng Điền Thị – phu nhân của Mạnh Tử đang một mình tuỳ ý ngồi nghỉ ngơi trong thư phòng. Đột nhiên, Mạnh Tử từ đâu bước vào, thấy vợ đang ngồi một cách thô thiển thì ông lập tức quay đầu bỏ đi.

Mạnh Tử. (Ảnh: ITN)

Sau đó, ông đến lễ phép thưa chuyện với mẹ: “Thưa mẫu thân, Điền Thị là người thiếu phụ không biết giữ gìn lễ nghi, xin người cho phép con rời xa nàng ấy”.

Mạnh Mẫu ngạc nhiên hỏi: “Lý do vì sao con muốn làm vậy?”.

Mạnh Tử đáp: “Thưa mẫu thân, nàng ấy ngồi dạng cả hai chân ra”.

Mạnh Mẫu thắc mắc: “Làm sao con biết?”.

Mạnh Tử đáp: “Thưa, con vừa vào phòng là thấy nàng ta ngồi như vậy”.

Mạnh Mẫu nghe con trai nói xong thì nghiêm khắc chấn chỉnh: “Người không hiểu lễ nghĩa, không biết phép tắc là con chứ không phải con dâu ta. Trong “Lễ kinh” chẳng phải đã giáo huấn rồi sao, khi bước vào nhà trước tiên phải gõ cửa và cất tiếng lớn, nhằm đánh tiếng cho người bên trong biết có khách tới, đó là tôn trọng sự riêng tư của người khác. Điền Thị đang nghỉ ngơi, con vào phòng một cách tuỳ tiện nên vợ con bị bất ngờ không kịp điều chỉnh tư thế, từ đó làm con thấy phản cảm. Ra đời, con dạy thế nhân phép tắc lễ nghĩa, nhưng bản thân con lại vô lễ với hiền thê, con còn không biết tự xem lại mình mà đổ lỗi cho người khác hay sao?”.

Sự chính trực và sâu sắc của mẫu thân đã khiến Mạnh Tử tâm phục khẩu phục, ông lấy làm xấu hổ với bản thân về quyết định bỏ vợ của mình.

Tư thế ngồi của Điền Thị được người xưa gọi là “ki cứ” – hai chân xoạc ra, mông chạm xuống đất, đầu gối gập lại hướng lên trên – trông giống như cái ki hốt rác. Đây là tư thế ngồi tuỳ tiện, không coi trọng lễ tiết, thể hiện sự bất kính trong thời đại nhà Chu. 

Mạnh Tử vốn xem trọng chữ “lễ”, ông không chỉ dạy “lễ” cho thế nhân mà còn hành “lễ” trong từng cử chỉ nhỏ nhặt. Vì vậy, nhất thời ông đã không chấp nhận được cho tư thế ngồi thiếu chuẩn mực của hiền thê.

Nhưng thật may, Mạnh mẫu là một người mẹ đầy đức hạnh và khoan dung, nổi tiếng dạy con nên người vang danh lịch sử. Bà dùng cả cái tình và cái lý để chỉ cho con trai mình thấy được lỗi sai về phép tắc căn bản, cứu vãn cho con trai và con dâu không phải đứng trên bờ vực hôn nhân ly tán.

Thời Trung Quốc cổ đại; từ tư thế đứng, tư thế ngồi, cho đến cả các biểu cảm đều có những quy chuẩn nhất định, phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Ngay cả giữa vợ và chồng đều có những phép tắc và khoảng cách nhất định trong sinh hoạt ngày thường, tuyệt đối không bao giờ có những hành vi suồng sã. Vì vậy, các cặp đôi xưa dù cưới nhau bao nhiêu lâu vẫn giữ trọn vẹn lễ tiết, tôn trọng nhau như khách, “tương kính như tân”.

Ở những nơi sinh hoạt đông người, tư thế ngồi chuẩn nhất là “kị toạ” (hay còn gọi là chính toạ) – tức là ngồi trong thế quỳ. Đầu tiên, quỳ hai chân lên mặt đất, sau đó hạ thấp mông xuống ngồi trên gót chân, giữ thẳng phần thân trên, hai bàn tay quy củ đặt lên đầu gối, mắt nhìn thẳng.

Tư thế ngồi “kị toạ” hay còn gọi là “chính toạ. (Ảnh: ITN)

Từ triều đại nhà Thương, Chu cho đến triều đại nhà Đường; người dân Hoa Hạ luôn ngồi tư thế chính toạ trong các dịp lễ trang trọng với khí chất trang nghiêm, phong thái cao thượng và tinh thần tràn đầy. Cho đến thời hiện đại ngày nay, tư thế ngồi đoan chính này đã biến mất khỏi Trung Quốc, nó chỉ còn được lưu giữ và kế thừa tại các vùng đất như Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Trung Hoa cổ xưa là đất nước coi trọng lễ nghĩa, ai ai cũng quan niệm rằng “không học lễ, không thể thành tài”. Nhưng tiếc thay, tinh hoa văn hoá 5000 năm đến hiện nay đã không thể gìn giữ, người Trung Quốc hiện đại không còn hiểu được nội hàm chân chính của chữ “lễ”. Mặc dù ngày nay, người ta cũng chú trọng vào lễ nghi đấy, trong giao tiếp sinh hoạt cũng là phù hợp với phép xã giao, có qua có lại. Nhưng những thứ đó đều đã bị bóp méo sai lệch và trở thành một loại hình thức trên bề mặt.

Để tuân thủ “Lễ” thì cần phải hiểu được nội hàm và đạo lý chân chính của “Lễ”. Bản chất của “Lễ” là chân thành, trong đó có: tôn trọng, hoà ái, khiêm nhường, còn có cả quan tâm và chăm sóc. Mục đích của “Lễ” là giữ sự chừng mực trong các mối quan hệ, từ đó có được sự hài hoà trong đối đãi, có ranh giới để mỗi người biết giữ phép tắc với nhau.

Cổ nhân có câu: “Người bất nhân, nói gì đến lễ?”. Câu này ý nghĩa: Người không có lòng nhân từ thì lễ nghĩa có ích gì. Hành “lễ” cốt yếu cần phải xuất phát từ nội tâm chân thành, còn nếu “lễ” chỉ là một phép xã giao trên bề mặt mà thiếu đi nhân ái thì đó chẳng phải là đó là “vô lễ” hay sao. 

Vậy nên, “lễ” không phải chỉ đơn giản là yêu cầu về sự lễ độ trong việc đối đãi giữa người với người, hay những loại tư thế, động tác lễ tiết theo quy phạm. Mà “lễ” còn có hàm nghĩa chú trọng tu thân, trước tiên là phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân trong việc hành “lễ”, từ đó biết tôn trọng, giữ sự hài hoà và thiện đãi các mối quan hệ xung quanh.

Viên Minh biên dịch
Nguồn: Epochtimes

Xem thêm

Vạn Điều Hay

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Đã tìm ra cách chữa trị ung thư “không tốn 1 xu”, giới y học chấn động

21/03/2016

Khổ đau vì Bệnh tật và Cơ duyên …

21/12/2022
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?