Bức tường trong “căn phòng bí mật” nơi Michelangelo ẩn náu phủ đầy những bức phác họa về nhiều nhân vật. (Ảnh: Francesco Fanfani qua Musei del Bargello; Hình minh họa phía dưới bên trái: Phạm vi công cộng)
Giờ đây, công chúng có thể ghé thăm Căn phòng bí mật của Michelangelo. Năm 1530, Michelangelo lo lắng cho tính mạng của mình nên đã trốn ở đó như một ‘tội phạm trốn chạy’ để thoát khỏi cơn thịnh nộ của Giáo hoàng.
Du khách có thể nhìn thấy những bức vẽ nguệch ngoạc trên tường trong căn phòng chật hẹp được vẽ bởi chính tù nhân bậc thầy Michelangelo, bao gồm bức chân dung tự họa của ông, bức về Laocoön, và thậm chí cả Chúa Kitô. Một số chuyên gia cho rằng đây là bản sao ảnh bán thân trên trần Nhà nguyện Sistine.
Bắt đầu từ giữa tháng 11 năm nay, căn phòng bí mật của người nghệ sĩ sẽ mở cửa cho công chúng, cho phép họ đến tham quan và đích thân trải nghiệm cảm giác ẩn náu ở đó là như thế nào? Điều gì khiến Michelangelo phải nhẫn chịu nỗi sợ hãi trong không gian kín ấy?
Chuyện kể rằng Michelangelo không được lòng Giáo hoàng Clement VII nên đã lánh nạn ở Sagrestia Nuova. Lăng mộ mới lạ do chính Michelangelo thiết kế này là một trong nhiều nhà nguyện nằm trong quảng trường Piazza di Madonna degli Aldobrandini có mái vòm nổi tiếng của Florence. Trong căn phòng bí mật năm đó, Michelangelo không có việc gì để làm, nên giết thời gian bằng cách vẽ lên những bức tường đơn sơ bằng than củi.
Đó là sau một thời gian ngắn biến động khi chính phủ cộng hòa lật đổ gia tộc Médici đã cai trị Florence và trục xuất họ vào năm 1527. Michelangelo từng là người giám sát hệ thống phòng thủ của thành phố, giúp củng cố các bức tường chống lại quân đội thân thiện với Médici. Đối với một nghệ sĩ kiếm sống dựa vào gia tộc Médici mà nói, thì việc coi thường Médici hùng mạnh là điều không thể tin được, nhưng ông xác thực đã làm như vậy, và kết cục chuốc lấy sự nguy hiểm cho bản thân.
Nhưng cuộc cách mạng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Sau 10 tháng đấu tranh, Giáo hoàng Clement VII (cũng là thành viên của gia tộc Médici) và gia tộc đã giành lại được thành phố. Những người đồng tình với cuộc nổi dậy đã bị trừng phạt, và Michelangelo cũng không ngoại lệ. Lúc này, bạn của Michelangelo là Giovan Battista Figiovanni, Tu viện trưởng của San Lorenzo, đã che giấu Michelangelo trong một căn hầm ở Sagrestia Nuova. Chỉ rộng 3 mét, dài 10 mét và cao 2,5 mét, ngày nay nó được gọi là căn phòng bí mật của Michelangelo.
Trong bản phác thảo sơ đồ ngẫu nhiên và một số cận cảnh tinh tế hơn, Michelangelo đã thể hiện kiến thức sâu sắc của mình về giải phẫu nhân thể. Một số bức thể hiện nhân vật gần như hoàn chỉnh, trong khi những bức khác là nghiên cứu về các chi tiết như chi dưới, vai và đầu. Ông truyền tải cảm xúc qua nét mặt méo mó của vị linh mục thành Troy là Laocoön trong thần thoại Hy Lạp, đang quằn quại đau đớn khi bị lũ rắn cắn chết.
Francesca de Luca, Giám đốc Bảo tàng Nhà nguyện Médici, cho biết trong một tuyên bố: “Trên tường được bao phủ bởi các bản phác thảo về nhiều nhân vật, hầu hết có kích thước khổng lồ, các dấu hiệu được vẽ đã chứng minh sự rõ ràng tuyệt vời trong ý tưởng (thiết kế).”
Ông nói tiếp: “Các bức tranh đi kèm với những bức ảnh cận cảnh có độ sâu khác nhau, ghi lại các chi tiết cơ thể, đặc điểm khuôn mặt và những tư thế khác thường.”
Có một thời gian, người ta cho rằng Michelangelo ẩn mình trong tháp chuông nhà thờ hoặc với bạn bè. Cuối cùng, khi Médici tha thứ cho ông, thì người ta mới thấy ông xuất hiện. Họ khẩn thiết yêu cầu ông hoàn thiện lăng mộ, và đó là lăng mộ của chính Médici.
Căn phòng bí mật của Michelangelo vẫn được giấu kín trong một thời gian dài. Nó không được phát hiện cho đến năm 1975, khi các bức tường được kiểm tra trong quá trình làm sạch. Bên dưới hai lớp thạch cao, những người phục chế đã phát hiện ra một số hình vẽ bằng than và sơn đỏ như máu trên tường. Các bức tranh có kích thước khác nhau và một số chồng lên nhau.
Vào thời điểm đó, giám đốc bảo tàng suy đoán rằng người nghệ sĩ có thể đã ẩn náu ở đây trong cuộc tranh chấp ngắn ngủi giữa chính phủ cộng hòa Florentine và gia tộc Médici.
Căn phòng đã bị đóng cửa và không cho công chúng tiếp cận từ năm 1975. Gần 50 năm sau, cuối cùng thì bây giờ du khách cũng có thể ghé thăm. Ông DeLuca cho biết: “Nơi này mang đến cho du khách ngày nay một trải nghiệm độc đáo, không chỉ được tiếp xúc trực tiếp với quá trình sáng tạo của bậc thầy, mà còn có thể trực tiếp cảm nhận sự hình thành huyền thoại của một nghệ thuật gia thần thánh.”
Tổng giám đốc Bảo tàng Ý- ông Massimo Osanna – cho biết căn phòng bí mật là “một nơi rất hấp dẫn nhưng rất tinh tế do vị trí không gian chật hẹp”.
Bảo tàng đã bắt đầu nhận đặt vé theo nhóm đến ngày 30/3. Du khách có thể tham gia chuyến tham quan, giới hạn 4 người mỗi lần, tối đa 100 người mỗi tuần. Để duy trì điều kiện bảo quản lý tưởng, bảo tàng hữu ý giới hạn các nhóm du khách thành các nhóm nhỏ. Sau khi được chiếu sáng bằng đèn LED một thời gian để du khách xem, các bức tranh cần được giữ trong bóng tối trong thời gian dài.
Theo Michael Wing – The Epoch Times
Cao Nguyên biên dịch
NTD Việt Nam