Một số loại virus cúm gia cầm thường chỉ lây lan trong các loài chim hiện đang gây nhiễm trùng ở bò và người tại các nước phương Tây. (Minh họa bởi The Epoch Times, Shutterstock)
Trong sáu tháng qua, cúm gia cầm đã làm các nhà khoa học bất ngờ ít nhất hai lần.
Virus cúm gia cầm đã lây lan chủ yếu ở các loài chim trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vào đầu tháng 12 năm 2023, một đợt cúm gia cầm đã bùng phát ở bò sữa Hoa Kỳ mặc dù gia súc không thường bị nhiễm cúm gia cầm type A.
Vào cuối tháng 3, một công nhân trang trại sữa ở Hoa Kỳ đã bị nhiễm virus H5N1 từ bò.
Vào ngày 22 tháng 5, trường hợp người bị nhiễm H5N1 thứ hai được báo cáo sau khi tiếp xúc với bò sữa bị nhiễm bệnh ở Michigan.
Vào cùng ngày hôm ấy, một trẻ em ở Úc bị nhiễm chủng H7. Đây là một loại cúm A khác gây nhiễm trùng cho con người.
Do các trường hợp nhiễm cúm gia cầm ở người hiếm khi xảy ra, những sự kiện này đã gây ra nhiều lo ngại trong giới khoa học.
Tại sao điều này lại xảy ra và chúng ta nên lo ngại đến mức nào?
Mục tiêu của bài viết này là để tránh những nỗi sợ không cần thiết về một đại dịch tiềm tàng trong tương lai. Thay vào đó, chúng tôi khuyến khích mọi người suy nghĩ hợp lý có thực hiện những điều chỉnh phù hợp cho tương lai.
Lây lan nhanh chóng ở các loài chim
Lịch sử của họ virus H5N1 có thể được truy ngược về năm 1996 khi chủng virus được phát hiện lần đầu tiên trên một con ngỗng bị bệnh ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Virus H5N1 đã tiến hóa và tạo ra các dòng di truyền khác nhau (biến chủng) sau khi đột biến. Đây là đặc điểm điển hình của họ virus RNA, giống như sự xuất hiện liên tục của các biến thể virus COVID-19. Vào năm 2013, biến chủng 2.3.4.4b của H5N1 xuất hiện. Kể từ đó, biến chủng này đã lan nhanh đến gần 100 quốc gia trên khắp Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ, trở thành biến chủng chiếm ưu thế nhất và gây ra tổn thất đáng kể cho ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm.
Vào tháng 12 năm 2021, biến chủng 2.3.4.4b đặc biệt này được xác định lần đầu tiên ở các loài chim hoang dã tại Hoa Kỳ.
Biến chủng này nhanh chóng kết hợp với các virus cúm A đang lưu hành khác ở chim hoang dã Bắc Mỹ. Điều này dẫn đến việc tái tổ hợp gen của virus và biểu hiện các đặc tính đa dạng. Nhiều biến thể trong số này gây ra bệnh nặng ở động vật có vú, ảnh hưởng đáng kể đến hệ thần kinh của những loài này.
“Nhảy” sang bò
Virus cúm gia cầm thường được gọi là virus cúm chim, thuộc họ virus cúm. Virus cúm có nhiều vật chủ tự nhiên như vịt, ngỗng, thiên nga, mòng biển, nhạn, chim lội, lợn và ngựa.
Một số loại virus cúm thường lây nhiễm cho một số vật chủ cụ thể và thường không nhảy từ vật chủ này sang vật chủ khác.
Có một loạt các virus cúm gia cầm từ H1 đến H19, nhưng chúng chủ yếu lây lan ở các loài chim và động vật, hiếm khi ảnh hưởng đến con người.
Điều này đã thay đổi với biến chủng 2.3.4.4b của virus H5N1.
Biến chủng này đáng lo ngại vì đặc điểm lây nhiễm lan tràn thường xuyên. Lây nhiễm lan tràn là tình trạng một loại virus từ một vật chủ bình thường nhảy vào một loài vật chủ mới hoặc loài khác, ví dụ từ chim nhảy sang ngựa hoặc gia súc.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).Kể từ tháng 12 năm 2023, biến chủng 2.3.4.4b có độc lực cao của virus H5N1 đã được báo cáo tình trạng lây lan trong bò sữa ở nhiều tiểu bang Hoa Kỳ.
Từ đầu năm nay, một số con bò đã sản xuất ít sữa hơn và ăn ít hơn. Sau đó có các kết quả xác nhận rằng biến chủng clade 2.3.4.4b của virus H5Nx có mặt trong cả mẫu sữa và mẫu dịch mũi của bò. USDA đã báo về tình trạng bùng phát biến chủng này ở bò lần đầu tiên.
Các bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng của USDA vào tháng 12 tiết lộ rằng có cùng một chủng virus được tìm thấy ở những con bò sữa không có liên hệ với những đàn bò bị nhiễm bệnh. Điều này cho thấy rằng sự lây truyền ở bò đã bắt đầu một cách âm thầm và những con bò không có triệu chứng có khả năng đã góp phần vào sự lây lan nhanh chóng của virus.
Tính đến ngày 28 tháng 5, có 67 đàn bò bị nhiễm virus H5N1 ở chín tiểu bang. Mặc dù số lượng đàn bò bị nhiễm bệnh thấp nhưng điều này có thể chỉ ra rằng đây không còn chỉ là một tình trạng lây nhiễm lan tràn mà là một sự mở rộng đáng kể về sự ưu tiên vật chủ. Mối lo ngại tiếp theo chính là khi nào một đợt bùng phát quy mô lớn sẽ xảy ra.
Hơn nữa, vì bò sữa thường sống gần con người, nhiễm trùng ở bò cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Khả năng “nhảy” sang người
Mặc dù nhiễm cúm gia cầm ở người rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.
Trong 20 năm qua, đã có các trường hợp nhiễm virus H5N1 ở người lẻ tẻ. Có 888 bệnh nhân nhiễm bệnh dẫn đến 463 ca tử vong được báo cáo tại 23 quốc gia. Phần lớn các trường hợp này xảy ra ở Ai Cập, Indonesia và Việt Nam. Dựa trên dữ liệu thu thập bởi Tổ chức Y tế Thế giới, các trường hợp này tạo ra tỷ lệ tử vong tích lũy hơn 50%.
Do phần lớn các trường hợp trên rải rác ở châu Á nên mãi đến gần đây, tình trạng này vẫn không nhận được sự chú ý của công chúng các nước phương Tây.
Vào tháng 4 năm 2022, một trường hợp công nhân chăn nuôi gia cầm ở Colorado nhiễm bệnh đã được xác nhận và người này sau đó đã hồi phục. Đây là trường hợp nhiễm H5N1 lây từ gia cầm sang người đầu tiên ở Hoa Kỳ.
Trường hợp thứ hai ở Hoa Kỳ xuất hiện vào cuối tháng 3. Một công nhân trang trại sữa ở Texas có các triệu chứng viêm kết mạc xuất huyết cả hai mắt và được xác nhận bị nhiễm biến chủng 2.3.4.4b của virus H5N1. Người ta không có triệu chứng hô hấp và đã hồi phục hoàn toàn trong vài ngày.
Tuy nhiên, đây là trường hợp không tiếp xúc với chim bệnh hoặc chim chết nhưng đã có tiếp xúc gần với bò sữa bị bệnh. Những con bò này có sản lượng sữa giảm, giảm thèm ăn kèm sốt và mất nước gợi ý tình trạng nhiễm virus H5N1.
Đây là báo cáo đầu tiên ở Hoa Kỳ về tình trạng virus cúm gia cầm H5N1 có độc lực cao nghi ngờ lây từ loài động vật có vú sang người.
Những trường hợp này đã cảnh báo các nhà khoa học với gợi ý rằng virus có thể đã có khả năng lây lan giữa các loài động vật có vú và có thể lây nhiễm cho người.
Nếu một loại virus H5N1 độc lực cao phát triển được khả năng lây lan dễ dàng cho người, trong đó bao gồm cả khả năng lây từ người sang người, điều này sẽ có tác động đáng kể đến dân số con người nếu đến tỷ lệ tử vong cao đã quan sát được trong các trường hợp trước đây.
Vì đây là hai trường hợp duy nhất được xác nhận ở Hoa Kỳ về việc lây truyền từ bò sang người, mức độ của tình trạng nhiễm trùng tương tự và tỷ lệ tử vong vẫn chưa được biết rõ.
Sự lây nhiễm lan tràn từ loài này sang loài khác thường xảy ra tự nhiên qua chuỗi thức ăn. Ví dụ, quá trình có thể xảy ra khi chim bị nhiễm bệnh bị các loài khác ăn thịt. Tuy nhiên điều này thường xảy ra ở quy mô nhỏ, không giống như các trường hợp lan rộng ở bò sữa Hoa Kỳ.
Điều gì đã gây ra hiện tượng virus “nhảy” từ loài khác sang bò gần đây? Đó có phải là một hiện tượng tự nhiên, ngẫu nhiên như trong quá khứ hay là có các yếu tố liên quan khác?
Tăng cường khả năng lây truyền qua khí dung
Các virus H5N1 gốc không lây truyền dễ dàng giữa các loài động vật có vú.
Khoảng một thập kỷ trước, hai nhà virus học, Yoshihiro Kawaoka từ Đại học Wisconsin ở Madison và Ron Fouchier của Trung tâm Y tế Erasmus ở Hà Lan, đã làm thế giới lo lắng khi tiến hành các nghiên cứu tăng cường chức năng nguy cơ cao trên virus H5N1.
Quá trình này rất phức tạp. Ví dụ, một virus H5N1 đột biến được tạo ra mang đột biến gene PB2 E627K. Sau đó, đột biến này được truyền qua chồn 10 lần. Sau khi có tổng cộng năm đột biến, virus H5N1 đột biến có khả năng lây truyền qua khí dung hoặc các giọt hô hấp.
Những đột biến này chỉ được tìm thấy trong tự nhiên, nhưng chưa bao giờ tất cả đột biến đều nằm trong cùng một chủng. Hơn nữa, việc thao tác trong phòng thí nghiệm và tăng cường khả năng lây truyền qua khí dung đã dẫn đến khả năng gây ra đại dịch.
Vào năm 2011, Paul Keim, một nhà di truyền học vi sinh và là chủ tịch Hội đồng Tư vấn Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ về An ninh Sinh học (NSABB) đã bày tỏ lo ngại sau khi xem xét các nghiên cứu. Ông Keim nói với Tạp chí Science rằng: “Tôi không thể nghĩ ra được một sinh vật gây bệnh nào khác đáng sợ hơn như thế này”. Sau nhiều năm nghiên cứu bệnh than, ông nói thêm: “Tôi không nghĩ rằng bệnh than đáng sợ hơn so với cái này”.
Việc công bố các đột biến chính này cho phép những người khác tái tạo đột biến trong phòng thí nghiệm của họ và đánh dấu sự bắt đầu của câu chuyện đáng lo ngại về virus H5N1.
Biến chủng 2.3.4.4b của virus H5N1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2013.
Thao tác trong một phòng thí nghiệm của Trung Quốc
Vào ngày 1 tháng 4 năm 2021, một dự án ba bên được khởi xướng bởi Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Trung Quốc bao gồm USDA, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Quốc gia Hoa Kỳ, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Gia cầm Đông Nam (SEPRL) ở Georgia, Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) và Viện Roslin ở Vương quốc Anh.
USDA tài trợ một khoản trợ cấp trị giá 1 triệu đô la cho dự án này. SEPRL và Viện Roslin cung cấp chuyên môn về gen miễn dịch học gia cầm và phân tích hệ phiên mã của virus.
Các thí nghiệm thực tế được thực hiện trong phòng thí nghiệm CAS của Trung Quốc. Có thể có lý do cụ thể để chọn địa điểm này.
Chúng tôi sẽ giải thích thêm sau, dự án này cũng là một nghiên cứu tăng cường chức năng (GOF).
Các nghiên cứu GOF về virus cúm gia cầm đã gây ra sự chỉ trích rộng rãi từ cộng đồng khoa học Hoa Kỳ kể từ năm 2011. Richard Ebright, một nhà sinh học phân tử và giám đốc phòng thí nghiệm tại Viện Vi sinh vật Waksman, cũng nói với Tạp chí Science: “Không bao giờ nên làm việc này”. Từ góc độ an toàn sinh học, các nhà khoa học đã bày tỏ lo ngại rằng một virus mới được tạo ra thông qua nghiên cứu có thể thoát ra khỏi phòng thí nghiệm hoặc các kẻ khủng bố sinh học có thể tận dụng kết quả được công bố để làm vũ khí sinh học cho mục đích làm điều ác..
Tại Hoa Kỳ, các thí nghiệm tăng cường chức năng liên quan đến cúm, virus corona gây hội chứng hô hấp Trung Đông và virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng đã bị cấm từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 12 năm 2017. Lệnh cấm đã được Viện Y tế Quốc gia (NIH) dỡ bỏ vào ngày 19 tháng 12 năm 2017.
Các phòng thí nghiệm Trung Quốc thường có đủ năng lực kỹ thuật nhưng phải cóthách thức lớn do các quy định an toàn sinh học tương đối lỏng lẻo.
Gần đây, cựu giám đốc CDC, bác sĩ Robert Redfield đã tuyên bố: “Tôi nghĩ cúm gia cầm sẽ là nguyên nhân của một đại dịch lớn. Ở đây họ đang dạy cho virus này cách lây nhiễm nhiều hơn cho con người”.
Một loại virus lây lan nhanh và nghiêm trọng
Các nhà khoa học Trung Quốc không phản đối việc thực hiện các nghiên cứu tăng cường chức năng nhiều nguy cơ trên virus cúm gia cầm.
Ví dụ, trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Science vào tháng 5 năm 2013, các nhà khoa học do Chen Hualan tại Viện Nghiên cứu Thú y Harbin ở Harbin, Trung Quốc dẫn đầu, đã kết hợp virus H5N1 có độc lực cao nhưng không dễ lây truyền với chủng cúm lợn H1N1 rất dễ lây lan, đã lây nhiễm cho hàng triệu người vào năm 2009.
Ít nhất ba khía cạnh của thiết kế nghiên cứu dự án hợp tác ba bên này cho thấy bản chất tăng cường chức năng rõ ràng của nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể khó nhận ra điều này nếu không đọc kỹ nội dung.
Một vấn đề quan trọng ở đây là phương pháp tiến hành “chuyển đoạn nối tiếp”. Quá trình nghiên cứu chuyển đoạn nối tiếp được các nhà khoa học công nhận rộng rãi là một công cụ cho các nghiên cứu tăng cường chức năng.
Chuyển đoạn nối tiếp là phương pháp nuôi và tái tạo virus từ tế bào này sang tế bào khác hoặc từ động vật này sang động vật khác. Những nghiên cứu này có nguy cơ cao tạo ra các đột biến có thể dẫn đến khả năng lây truyền lớn hơn, độc lực cao hơn và truyền nhiễm từ động vật sang người. Các đột biến mạnh hơn có thể được chọn lọc cho lần chuyển đoạn tiếp theo.
Trong bản đề xuất, các nhà khoa học của CAS chịu trách nhiệm đo lường “sự phù hợp,” chỉ ra kết quả của một quá trình nhiễm trùng virus là phát triển nhanh hay chậm và dẫn đến bệnh nặng hay nhẹ. Mẫu sẽ được thu thập trước và sau mỗi vòng chuyển đoạn để xác định các mẫu lây truyền và độc lực. Điều này làm tăng khả năng tạo ra các chủng H5N1 đột biến có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn cùng với khả năng lây truyền nhanh hơn.
Manh mối thứ hai liên quan đến các mô hình động vật được các nhà nghiên cứu này cẩn thận chọn để tái tạo virus: vịt trời, ngỗng Trung Quốc và chim cút Nhật Bản.
Vịt trời là loài vịt di cư và phân bố rộng khắp trên Trái đất và có thể lai tạo với 63 loài khác. Đây là một vật chủ không có triệu chứng mang nhiều virus cúm gia cầm, có thể cho phép nhiều virus đột biến tái tổ hợp.
Virus cúm là các virus RNA lớn, đơn sợi bao gồm một bộ gen tám đoạn. Đặc điểm độc đáo của bộ gen virus chỉ ra rằng virus có thể dễ dàng tái tổ hợp với nhau, dẫn đến sự tổ hợp các bộ gen khác nhau, đặc biệt khi có một điều kiện hoàn hảo là nhiều loại virus khác nhau cư trú trong cùng một vật chủ.
Hơn nữa, chim cút Nhật Bản có sự biểu hiện kép hai thụ thể virus cúm gia cầm của cả loài chim và loài động vật có vú. Đây là một vật chủ lý tưởng, giúp sau một loạt các thử nghiệm chuyển đoạn, các chuyên gia có thể xác định được biến chủng nào thích nghi với thụ thể của động vật có vú hơn so với thụ thể của chim.
Vì vậy, thiết kế nghiên cứu này hỗ trợ cho việc chọn lọc được một chủng virus H5N1 đột biến có tăng cường khả năng thích nghi với vật chủ động vật có vú cùng với độc lực hoặc khả năng lây truyền cao hơn.
Đây là công nghệ thiết kế nghiên cứu để đạt được mục đích tăng cường chức năng, trong đó mục tiêu nghiên cứu là tăng cường giám sát, theo dõi, sự phù hợp và các nghiên cứu về vaccine.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn dự định sử dụng virus sống để thử vịt trời bằng virus cúm gia cầm có độc lực thấp trước, sau đó là virus có độc lực cao.
Bởi vì virus cúm gia cầm rất dễ tái tổ hợp, việc tái tổ hợp bộ gen giữa các chủng virus cúm gia cầm có độc lực cao và thấp có thể tạo ra các virus cúm tái tổ hợp mới với khả năng thích nghi vật chủ và độc lực không thể dự đoán trước được.
Do đó, điều này khiến khả năng tạo ra đột biến tăng cường chức năng mới sẽ cao hơn..
Kể từ năm 2021, biến chủng 2.3.4.4b của virus cúm gia cầm H5N1 đã có sự bùng nổ về mặt địa lý ở các loài chim hoang dã và gia cầm trên khắp Châu Á, Châu Âu, và Châu Phi và lan sang Châu Mỹ vào cuối năm 2021.
Phản hồi với sự chỉ trích
Từ lâu đã có nhiều sự chỉ trích về các nghiên cứu tăng cường chức năng. Một số thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về việc hợp tác với Trung Quốc trong nghiên cứu cúm gia cầm.
Trong một bức thư ngày 12 tháng 4, những nghị sĩ này cho biết: “Chúng tôi lo lắng bởi các báo cáo gần đây về sự hợp tác của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) với Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) liên kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) trong nghiên cứu cúm gia cầm”.
Các nghị sĩ nói thêm rằng: “Nghiên cứu được tài trợ bởi tiền thuế của người dân Mỹ này có thể tạo ra các chủng virus mới nguy hiểm trong phòng thí nghiệm đe dọa đến an ninh quốc gia và sức khỏe cộng đồng của chúng ta”.
Khi được Tạp chí Science phỏng vấn vào tháng Hai, nhà nghiên cứu chính của chương trình trên đã phủ nhận rằng họ có kế hoạch thực hiện các nghiên cứu tăng cường chức năng. Tuy nhiên, phương pháp thí nghiệm thực hiện sẽ là “truyền virus in vivo qua vịt trời và loài ngỗng Trung Quốc để dự đoán sự tiến hóa trong vật chủ tự nhiên”.
Wenjun Liu, nhà khoa học chính tại CAS tham gia vào nghiên cứu này đã nhấn mạnh rằng chính phủ Trung Quốc có các quy định nghiêm ngặt về an toàn phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, lập luận này còn xa mới thuyết phục được người khác vì ngay cả một phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4, mức độ an toàn cao nhất cũng có thể có những vấn đề nghiêm trọng về tuân thủ an toàn như Viện Virus học Vũ Hán và COVID-19.
Việc đình chỉ tài trợ gần đây cho nhà khoa học Peter Daszak, chủ tịch EcoHealth Alliance đã gửi một tín hiệu rõ ràng rằng người dân không tin tưởng vào các nghiên cứu virus học liên quan đến các phòng thí nghiệm do chính phủ Trung Quốc kiểm soát.
Tăng cường độc lực
Độc lực của virus H5N1 trong vật chủ động vật đã tăng lên.
Trong một nghiên cứu năm 2023 được công bố trên Tạp chí Cell, các nhà nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh và Trung tâm Nghiên cứu Vaccine của NIH,đã sử dụng mô hình khỉ đuổi dài hiện có của họ để kiểm tra hiệu quả của vaccine H5N1.
Trong nghiên cứu này, một liều khí dung hít vào với 5.1 log10 đơn vị hình thành mảng (PFU) đã gây sốt cao và bệnh hô hấp cấp tính ở bốn trong số sáu con khỉ, dẫn đến cái chết của những con khỉ này. PFU là một phương pháp đo tải lượng virus.
Dựa trên các báo cáo trước đây, có thể so sánh với trong các nghiên cứu được thực hiện từ năm 2001 đến 2014 trên khỉ đuôi dài, khi những con khỉ này được tiêm liều cao H5N1 (6.5–7.8 log10 PFU) qua các đường khác nhau (mũi, họng, miệng và mắt), chúng thường mắc bệnh nhẹ và chỉ có 2 trong số 49 con khỉ chết do nhiễm trùng,
So với các nghiên cứu được thực hiện từ 10 đến 23 năm trước, một liều virus thấp hơn nhiều được sử dụng trong nghiên cứu năm 2023 đã gây ra tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều (một nửa) của khỉ. Điều này cho thấy rằng độc lực của virus H5N1 đã tăng lên đáng kể.
Phải chăng lịch sử đang lặp lại?
Khi chúng tôi xem xét lại thời gian của các nghiên cứu GOF vào năm 2012 và 2021 và các đợt bùng phát virus cúm gia cầm H5N1 ở các loài chim và động vật có vú vào năm 2013 và 2021, rõ ràng là có một mối quan hệ thời gian gần gũi những thời điểm này..
Nghiên cứu về virus cúm gia cầm và các đợt bùng bệnh cúm ở chim và bò cũng nhắc nhở chúng ta về cuộc tranh luận gay gắt về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.
Một quan điểm dựa trên bằng chứng về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 cho rằng virus corona có nguồn gốc từ dơi, trước đây không gây hại cho con người nhưng hiện tại đã có khả năng lây nhiễm cho con người thông qua sự thao tác trong phòng thí nghiệm.
Một điều đặc biệt quan trọng là phải xem xét trọng tâm hiện tại của hoạt động nghiên cứu khoa học sau khi trải qua một giai đoạn đầy thách thức và chưa từng có do COVID-19. Một số phòng thí nghiệm do chính phủ Trung Quốc kiểm soát vẫn đang tạo ra nhiều virus nguy hiểm hơn và cho phép virus lây lan trên quy mô lớn dưới danh nghĩa chuẩn bị cho đại dịch. Điều này đặt ra câu hỏi liệu chính phủ này có thực sự giúp đỡ con người hay không, hay chính họ đang tạo ra nhiều bệnh tật hơn..
Những sự thật và hoàn cảnh đáng báo động này cho thấy chúng ta cần lập tức có một các cuộc điều tra kỹ lưỡng các phòng thí nghiệm Trung Quốc và khả năng liên quan của những phòng thí nghiệm này với đợt bùng phát cúm gia cầm H5N1.
Trong quá trình theo đuổi tiến bộ khoa học và nghiên cứu các phương pháp hiệu quả bảo vệ con người như phát triển vaccine, động lực cơ bản đằng sau những nỗ lực này thường là sự cạnh tranh công nghệ. Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể đã tạo ra nhiều vấn đề cho nhân loại hơn là tìm ra giải pháp..
Trong nhiều bài viết về sức khỏe của The Epoch Times, chúng tô đã nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để ngăn ngừa đại dịch hoặc tránh nhiễm virus là tập trung vào việc cải thiện sức khỏe của chính chúng ta. Trong đó bao gồm các biện pháp như duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên và bảo vệ khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể.
Chỉnh sửa virus để tăng cường khả năng lây truyền và độc lực rồi nghiên cứu tiềm năng gây ra đại dịch của loại virus này chỉ làm tăng thêm nỗi sợ hãi chứ không phải giải quyết vấn đề.
Trớ trêu thay, một số công nghệ hiện đại có thể có những tác động tiêu cực rộng lớn với xã hội. Khả năng thực hiện nghiên cứu GOF của các nhà khoa học không cho thấy sự cần thiết của nghiên cứu này.
Đã đến lúc chúng ta cần phải tỉnh táo.
Thêm thông tin về virus cúm gia cầm
Có bốn loại virus cúm: A, B, C và D. Dựa trên những hiểu biết hiện tại của chúng ta, chỉ có type A mới có thể gây ra các đại dịch toàn cầu. Đại dịch có thể xảy ra khi một virus cúm có khả năng sự lây truyền lâu dài từ người sang người trong một quần thể miễn dịch hạn chế đối với virus. Trong lịch sử, ba loại virus cúm A đã gây ra đại dịch ở người là: H1N1 (1918), H2N2 (1957) và H3N2 (1968).
Virus cúm A được phân loại thành hàng chục phân nhóm dựa trên hai loại glycoprotein trên bề mặt của virus.
Glycoprotein thứ nhất là hemagglutinin (H), cho phép virus liên kết với một thụ thể bề mặt tế bào là axit sialic và xâm nhập vào tế bào. Tên của glycoprotein này xuất phát từ đặc tính có thể làm các tế bào hồng cầu kết lại thành khối. Glycoprotein thứ hai là neuraminidase (N), một protein và enzyme có thể phá hủy các thụ thể bằng cách phá vỡ các liên kết glycosid của axit neuraminic, giúp giải phóng các hạt virus mới từ các tế bào bị nhiễm. Sự cân bằng chức năng của hai thụ thể H và N có thể ảnh hưởng đến sự lây truyền, sự thích nghi với vật chủ và độc lực của các chủng cúm.
Tổng cộng có 19 protein H (H1–H19) và 11 protein N (N1–N11) đã được xác định. Sự kết hợp của H và N được sử dụng để đặt tên cho một virus cúm. Virus H5N1 có H loại 5 và N loại 1, vì vậy tên của chủng virus này là H5N1.
Tên gọi “H5Nx” chỉ về các loại thụ thể neuraminidase (N) khác nhau (như N1, N2, N6, N8) được kết hợp với protein H5.
Một “biến chủng” giống như một nhánh trên cây phả hệ của virus. Trong một họ virus, một biến chủng là một nhóm virus từ một tổ tiên chung với các đặc điểm tương tự. Biến chủng 2.3.4.4b bao gồm nhiều virus như H5N1, H5N2, H5N5, H5N6 và H5N8.
Năm phân nhóm của virus cúm gia cầm A là H5, H6, H7, H9 và H10 có thể gây nhiễm trùng ở người.
Bird flu viruses are classified as either low or highly pathogenic avian influenza based on the disease severity they trigger.
Các virus cúm gia cầm được phân loại là cúm gia cầm có độc lực thấp hoặc cao dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh mà chúng gây ra.
The H5 and H7 subtypes are highly pathogenic. Specifically, A(H5N1) and A(H7N9) viruses have caused most of the avian influenza A viral infections reported in people.
Các phân nhóm H5 và H7 có độc lực cao. Cụ thể, các virus A(H5N1) và A(H7N9) đã gây ra hầu hết các nhiễm trùng virus cúm gia cầm A được báo cáo ở người.
Các loại virus HPAI A(H5N6) và LPAI A(H9N2) cũng đã gây ra nhiễm trùng ở người trong những năm gần đây.
Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng và Tiến sĩ Xiaoxu Sean Lin
Theo The Epoch Times
Đức Nhân biên dịch
Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng (Yuhong Dong), bác sĩ y khoa và tiến sĩ, phụ trách chuyên mục Sức khỏe của The Epoch Times. Và là cựu chuyên gia khoa học y tế cao cấp và lãnh đạo cảnh giác dược tại Trụ sở chính của Novartis ở Thụy Sĩ. Bà đã từng đoạt giải thưởng Novartis trong bốn năm. Bà có kinh nghiệm nghiên cứu tiền lâm sàng về virus học, miễn dịch học, ung thư học, thần kinh học và nhãn khoa, đồng thời cũng có kinh nghiệm lâm sàng về bệnh truyền nhiễm và nội khoa. Bà lấy bằng bác sĩ và tiến sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tiến sĩ Xiaoxu Sean Lin là trợ lý giáo sư tại Khoa Khoa học Y sinh tại Đại học Feitian ở Middletown, New York. Tiến sĩ Lin cũng là nhà phân tích và bình luận thường xuyên cho Epoch Media Group, VOA và RFA. Ông từng là nhà vi trùng học của Quân đội Hoa Kỳ và cũng là thành viên của Ủy ban về Mối nguy hiểm Hiện tại: Trung Quốc.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times. Epoch Health hoan nghênh các cuộc thảo luận chuyên nghiệp và thân thiện. Để gửi ý kiến, vui lòng làm theo các hướng dẫn và gửi qua biểu mẫu của chúng tôi tại đây.
NTD Việt Nam