Hiện nay Italy, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc đang là những nước có dịch virus Vũ Hán bùng phát nghiêm trọng nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục. Điều trùng hợp là các quốc gia này không phải đều nằm gần Trung Quốc, nhưng đều có mối quan hệ thân thiết với Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ)…
Cuối năm 2019, dịch viêm phổi mới bùng phát tại thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc thuộc miền trung Trung Quốc. Khi thế giới đang hân hoan chào đón thập kỷ mới, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lựa chọn cách bưng bít thông tin cuộc khủng hoảng dịch bệnh cho đến khi không thể che giấu được nữa.
Gần hai tháng sau khi chính quyền Trung Quốc thừa nhận sự bùng phát của dịch bệnh và sự tồn tại của chủng virus gây bệnh, thì trận đại dịch đã lan rộng khắp toàn cầu. Số người nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc hiện đang ở con số hàng trăm nghìn với hơn 10.000 người tử vong. Các thị trường chứng khoán lao dốc, trong khi các chuyên gia cảnh báo về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Một loạt các yếu tố đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây lan nhanh chóng của chủng virus corona này. Quá trình toàn cầu hóa đã khiến con người xích lại gần hơn, nhưng lại làm tăng nguy cơ dẫn đến một trận đại dịch có quy mô toàn cầu.
Tuy nhiên, các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc đều có chung một đặc điểm: có quan hệ lợi ích hoặc thân với chính quyền ĐCSTQ.
Khủng hoảng y tế, hiểm họa chính trị
Dưới ảnh hưởng chính trị hoặc kinh tế từ Trung Quốc, nhiều công ty, tổ chức và chính trị gia nước ngoài, bao gồm cả các tổ chức quốc tế đã đứng về phía ĐCSTQ, tiếp tay cho chế độ suy đồi và nhắm mắt làm ngơ trước những tội ác không kể xiết của chính quyền Bắc Kinh.
Trong những thập kỷ gần đây, ĐCSTQ đã mở rộng đáng kể sức mạnh trong các vấn đề kinh tế và địa chính trị. Lừa dối thế giới bằng một câu chuyện về “sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc”, chính quyền cộng sản này đã dụ dỗ các chính phủ nước ngoài và các công ty quốc tế đầu tư vào những thị trường phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.
Nhưng ĐCSTQ chưa bao giờ từ bỏ hệ tư tưởng đấu tranh giai cấp và kiểm soát độc tài. Từ vụ thảm sát Thiên An Môn cách đây 30 năm, hay cuộc đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999, cho đến các cuộc đàn áp có hệ thống đối với tất cả các tín ngưỡng, tư tưởng độc lập ngày nay, tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc chỉ ngày một tồi tệ hơn.
Bản chất thực sự của ĐCSTQ và chủ nghĩa cộng sản đã được Thời báo The Epoch Times phơi bày từ lâu. Cách đây 15 năm, Epoch Times đã xuất bản một loạt bài Cửu Bình (Chín Bài Bình luận về Đảng Cộng sản), thổi bùng lên phong trào thoái Đảng ở Trung Quốc. Kể từ năm 2004 đến nay, đã có hơn 350 triệu người thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.
Nhìn vào mối liên hệ giữa các nơi thân ĐCSTQ và những nơi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi là điểm nóng của đại dịch virus Vũ Hán, chúng ta dễ dàng thấy được kết cục nguy hiểm mà những quốc gia hoặc tổ chức liên minh với ĐCSTQ phải đối mặt.
Ngoài Trung Quốc đại lục, nơi lây nhiễm dịch Vũ Hán nghiêm trọng nhất là Italy, Iran, Hàn Quốc và Nhật Bản. Về địa lý, không phải tất cả các quốc gia này đều nằm gần Trung Quốc, nhưng tất cả đều có lợi ích sâu rộng ở Trung Quốc.
Italy, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc kể từ ngày 10/3, là quốc gia G7 đầu tiên (và duy nhất) ký kết ủng hộ Sáng kiến Một vành đai Một con đường. Trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế đang suy yếu, Italy cũng đã tìm cách chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc để bán các loại hàng hóa xa xỉ.
Thế nhưng dịch bệnh bùng phát đã buộc Rome phải đặt quốc gia vào tình trạng phong tỏa toàn quốc, khiến cho những triển vọng trên càng trở nên xa vời. Italy cũng đã ký kết thành lập các thành phố kết nghĩa với Trung Quốc. Các thành phố Milan, Venice và Bergamo đều nằm trong số này. Và giờ thì các thành phố này là những khu vực bị virus tấn công mạnh nhất.
Tại Trung Đông, Iran đã ghi nhận sự gia tăng đột biến số ca bệnh, đặc biệt là các quan chức chính phủ.
Chính quyền Iran có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc kể từ năm 2016 và thân với Bắc Kinh từ nhiều năm trước đó. Iran đã vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế khi nhập khẩu nguyên liệu cấm vận từ Trung Quốc, đồng thời tiếp tục bán dầu cho nước này. Nước Cộng hòa Hồi giáo đã này cũng đã cho phép thực hiện các chuyến bay đến và rời khỏi khỏi 4 thành phố lớn của Trung Quốc cho đến cuối tháng 2.
Các cảnh quay video của công dân Iran gợi nhớ đến thảm kịch diễn ra tại thành phố Vũ Hán. Nhân viên y tế kiệt sức, bệnh nhân tuyệt vọng và túi đựng xác người bệnh sắp thành hàng trên sàn bệnh viện.
Các số liệu được chính quyền Iran công bố cho thấy số trường hợp tử vong và số ca được xác nhận nhiễm virus corona của nước này chỉ xếp sau Italy. Thậm chí có khả năng quy mô thực sự của vụ dịch ở Iran vẫn chưa được báo cáo đầy đủ. Dựa theo số liệu sẵn có, tờ The Washington Post vào ngày 5/3 đã dẫn lời một nhà dịch tễ học ước tính rằng số người thực sự bị nhiễm bệnh ở Iran có thể lên tới 28.000, nhiều gấp khoảng 5 lần so với báo cáo của chính quyền nước này.
Tại Hàn Quốc, công chúng ngày càng chỉ trích Tổng thống Moon Jae-in vì từ chối cấm du khách Trung Quốc nhập cảnh trên diện rộng, thay vào đó ông Moon Jae-in chỉ chặn những người đã tới tỉnh Hồ Bắc – vùng tâm chấn của dịch bệnh ở Trung Quốc.
Hơn 1,4 triệu người dân Hàn Quốc đã ký một bản kiến nghị gửi tới Nhà Xanh kêu gọi luận tội ông Moon. Văn bản kiến nghị có nội dung, “Nhìn phản ứng của ngài Moon Jae-in đối với bệnh dịch mới, chúng tôi cảm thấy ông giống Tổng thống Trung Quốc hơn là của Hàn Quốc”.
Bài học từ lịch sử
Ngược lại những nước kể trên, mặc dù có vị trí nằm gần kề và có liên hệ kinh doanh rộng khắp với Trung Quốc, nhưng Đài Loan xuất hiện số ca nhiễm virus khá ít.
Vào ngày 26/1, trường Đại học John Hopkins xác định Đài Loan là nước có nguy cơ lây lan dịch bệnh cao thứ hai bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, tại Đài Loan các biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ đã chứng minh là có hiệu quả.
Các quan chức Đài Loan bắt đầu lên máy bay và đánh giá hành khách ngay từ ngày 31/12/2019, sau khi chính quyền Vũ Hán lần đầu xác nhận sự bùng phát của đại dịch.
Đầu tháng 2, Đài Loan ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với các công dân nước ngoài đã đến thăm Trung Quốc. Tính đến ngày 10/3, chỉ có 47 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona tại Đài Loan. Hòn đảo tự trị này được coi là một hình mẫu kiểm soát dịch bệnh Vũ Hán, mặc dù liên tục bị từ chối tham gia vào WHO – một tổ chức vốn thân với ĐCSTQ.
Như nhà bình luận về vấn đề Trung Quốc Hoàng Hà (Heng He) nói, Đài Loan hiểu rõ chính quyền ĐCSTQ và có thể là quốc gia duy nhất rút ra bài học từ dịch SARS năm 2003, vốn cũng bắt đầu ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó tại Hồng Kông, nơi hàng triệu cư dân vừa xuống đường phản đối hành động của chính quyền Bắc Kinh nhằm bòn rút quyền tự do, dân chủ của người Hồng Kông, dịch bệnh cũng đã chịu khuất phục.
Ngược lại, Nhật Bản dù không gần Trung Quốc về mặt địa lý, nhưng lại đặt lợi nhuận lên trên sự an toàn. Với hàng triệu người Trung Quốc đến Nhật Bản mua sắm và tham quan hàng năm, quốc gia này đã tỏ ra chậm chạp trong việc đóng cửa biên giới với khách du lịch Trung Quốc. Kết quả, Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên báo cáo các ca bệnh bên ngoài Trung Quốc và số người nhiễm bệnh đã tăng lên đến hơn 1.000.
Gần đây, ĐCSTQ đã cố gắng mô tả các biện pháp kiểm soát hà khắc nhằm ngăn chặn dịch bệnh là một thành tựu của chính quyền độc tài này. Tuy nhiên các ghi chép trong lịch sử Trung Hoa lại cho thấy nhiều thế kỷ qua, bệnh dịch và những thiên tai khác đều là điềm báo cho sự sụp đổ của các triều đại.
Lấy lịch sử làm gương, rõ ràng có thể thấy đại dịch Vũ Hán là một tai họa liên quan đến ĐCSTQ và 70 năm cai trị tàn bạo của chính quyền này. Ngày nay, thế giới dường như đã trở thành một cộng đồng được kết nối cùng nhau. Bất kỳ quốc gia, tổ chức, cá thể nào quá thân cận hay tin vào sự lừa dối của ĐCSTQ, dường như đều phải nếm trái đắng vì chính mối liên hệ này.
tinhhoa.net / theepochtimes.com