Nhiều người hoàn toàn nhận thức được rằng lười vận động và ăn quá nhiều là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì, nhưng các yếu tố khác cũng góp phần vào. (Raw Pixel)
Trong một nghiên cứu từ năm 2017 đến trước thời điểm đại dịch bùng phát vào năm 2020, 41,9% dân số trưởng thành ở Hoa Kỳ cho biết họ không chỉ bị thừa cân mà còn béo phì, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).
Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn kéo theo các vấn đề xã hội và kinh tế.
Ví dụ, một đánh giá vào năm 2017 được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng (Mỹ) cho biết vào năm 2014, ước tính tác động của béo phì đối với nền kinh tế toàn cầu là khoảng 2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 2,8% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.
Nguyên nhân béo phì
Nhiều người hoàn toàn nhận thức được rằng lười vận động và ăn quá nhiều là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì, nhưng các yếu tố khác cũng góp phần vào.
1. Tăng cân vì thiếu ngủ
Các nghiên cứu hiện nay đã phát hiện ra rằng ngủ thiếu giấc có thể cản trở quá trình tiết hormone, làm rối loạn phần não kiểm soát sự thèm ăn và ảnh hưởng đến hiệu quả trao đổi chất của cơ thể, do đó làm tăng nguy cơ béo phì.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cell Biochemistry and Function vào tháng 8 năm 2012 đã xác định ảnh hưởng của việc thiếu ngủ đối với những thay đổi về trao đổi chất và nội tiết, bao gồm:
- Giảm dung nạp glucose và độ nhạy insulin.
- Tăng nồng độ về đêm của cortisol.
- Giải phóng hormone tăng trưởng của nhiều peptide hơn.
- Giảm mức độ leptin.
- Tăng cảm giác đói và thèm ăn. Điều này có thể khiến chúng ta ăn quá nhiều, đồng thời làm giảm ham muốn di chuyển để đốt cháy lượng calo dư thừa vì chúng ta cảm thấy mệt mỏi hơn.
Một nghiên cứu vào năm 2019 về người Latinh được công bố trên Tạp chí Chest. Dự án nghiên cứu mối quan hệ giữa thời lượng giấc ngủ và bệnh béo phì ở 2.156 người Latinh từ 18 đến 64 tuổi, họ phát hiện rằng việc giảm một giờ ngủ có liên quan đến tỷ lệ béo phì tăng 4,1%, bao gồm tỷ lệ béo phì vùng bụng tăng 3,6%.
2. Cân nặng tăng lên do căng thẳng và áp lực
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (Hoa Kỳ), việc tiếp xúc với tình trạng căng thẳng cao kéo dài có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến sự thèm ăn và quá trình trao đổi chất. Căng thẳng cũng có thể khiến một người chọn thực phẩm và đồ uống không lành mạnh.
3. Thuốc cũng có thể gây tăng cân
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (Hoa Kỳ), một số loại thuốc như thuốc tránh thai, hormone và thuốc chống trầm cảm đều có tác dụng phụ, vốn có thể dẫn đến tăng cân và béo phì.
4. Ăn uống thất thường
Do công việc hoặc lịch trình bận rộn, một số người không thể duy trì thói quen ăn uống đúng giờ. Đôi khi họ ăn nhiều hơn, đôi khi ít hơn, bỏ bữa hoặc thậm chí ăn quá nhiều.
Trên một chương trình Youtube, ông Hu Naiwen, một bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc nổi tiếng của Đài Loan, cho biết việc duy trì thói quen này sẽ làm gián đoạn quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể, đồng thời ảnh hưởng đến trung tâm thần kinh của vùng dưới đồi, khiến nó không thể gửi tín hiệu no đúng thời điểm, có thể khiến bạn ăn quá no.
Một số người chỉ đơn giản là ăn khi họ ở gần những người khác đang ăn, hoặc thèm ăn vặt ngay cả khi họ đã no, v.v. Tình trạng ăn liên tục khi no sẽ làm chậm trung tâm cảm giác no. Nếu điều này trở thành thói quen, cơ thể sẽ mất khả năng cảm thấy no ngay cả khi dạ dày đã đầy.
Quan điểm của y học cổ truyền về béo phì: Thận trọng với các phương pháp giảm cân
Y học cổ truyền cho rằng béo phì là do cơ thể suy nhược khi không giải phóng được nước và chất béo, do đó tích tụ bên trong cơ thể.
Trong nhiều cuốn sách kinh điển của y học cổ truyền, cuốn “Fu Qing Zhu Gynecology” (tạm dịch: “Phụ khoa của Fu Qing-Zhu”) chủ yếu ghi lại các chẩn đoán và điều trị đối với các bệnh phụ khoa nhưng nó cũng đề cập đến bệnh béo phì.
Trong sách viết: “Những người béo phì bị thiếu hụt khí (năng lượng sống) ở một dạng nào đó, họ có nhiều đờm và tiết nước bọt nhiều hơn… Sự thiếu hụt bên trong này làm suy giảm khí và cản trở sự vận chuyển bình thường của nước. Khi tình trạng ẩm ướt đọng lại giữa dạ dày và ruột, nó sẽ ức chế quá trình sản xuất tinh chất đồng thời tạo ra nước bọt”.
Nghĩa là những người béo phì tích tụ quá nhiều nước trong cơ thể. Ở bề ngoài, trông họ có vẻ cường tráng nhưng nội khí yếu, nước không thể thải hết ra ngoài nên đọng lại bên trong, dẫn đến béo phì. “Đờm” và “thủy” được đề cập ở đây không phải là nước như y học hiện đại nhìn nhận mà là nước trong ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ).
Y học cổ truyền tin rằng ngũ hành cấu thành nên cơ thể con người, vì vậy các chất được chuyển hóa trong cơ thể như máu, dịch mô, nước tiểu, chất béo và tủy, đều được bao gồm trong “thủy”. Khoa học hiện đại cũng tin rằng 70% cơ thể người là nước, điều này khớp với lý thuyết của y học cổ truyền.
Bác sĩ Hu cho biết có rất nhiều phương pháp giảm cân hiện đại, chẳng hạn như theo đuổi chế độ ăn ketogenic giúp giảm lượng tinh bột nạp vào cơ thể và tăng chất béo cũng như protein. Người ta còn áp dụng chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật. Mặc dù tất cả phương pháp này đều giúp giảm cân, nhưng chúng có thể gây ra vấn đề sức khỏe khác.
Giảm một bữa mỗi tuần để đạt mục tiêu giảm cân
Để vừa giảm cân hiệu quả vừa duy trì cân bằng dinh dưỡng, bạn có thể áp dụng cách đơn giản sau: Mỗi tuần chọn bỏ một bữa và ăn uống bình thường trong khoảng thời gian còn lại.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý nghĩa là đều đặn cả về thời gian và số lượng cho cả ba bữa ăn hàng ngày với sự cân bằng dinh dưỡng. Bỏ bữa một tuần không có nghĩa là bạn có thể ăn thoải mái bất cứ thứ gì bạn thích vào những thời điểm khác.
Bác sĩ Hu giải thích rằng khi bạn ngừng ăn một bữa, trong khi chịu đựng cơn đói, các tế bào chứa chất béo sẽ giải phóng leptin, chất này có thể giúp kiểm soát sự thèm ăn và điều chỉnh quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, cho phép trung tâm cảm giác no hoạt động.
Dinh dưỡng tổng thể sẽ không bị ảnh hưởng khi bạn chỉ bỏ một bữa và ăn các bữa cân bằng trong thời gian còn lại.
Theo Weber Lee từ The Epoch Times
Chấn Hưng biên dịch
Bạn bình luận gì về tin này?
NTD Việt Nam