Một nghiên cứu của Đại học Stanford nhận thấy, các protein gai vẫn còn tồn tại trong cơ thể tới 60 ngày sau khi tiêm chủng. Dưới đây là một số biện pháp giảm thiểu rủi ro và sửa chữa DNA.
Có một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vaccine COVID-19 và protein gai có thể ảnh hưởng đến DNA của con người. Vậy làm thế nào chúng ta có thể giảm thiểu tổn thương do protein gai gây ra và sửa chữa DNA của mình?
Chúng ta thấy, tác động của protein gai trong vaccine mRNA COVID-19 đối với sức khỏe con người là chủ đề ngày càng được quan tâm nhiều hơn gần đây.
Nghiên cứu dược động học của Pfizer đệ trình lên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho thấy ở động vật, protein gai có trong vaccine phân bố rộng rãi đến nhiều cơ quan khác ngoài vị trí tiêm, bao gồm lá lách, gan, tủy xương, tuyến thượng thận và bạch huyết.
Thí nghiệm này, không thể được tiến hành ở người, do tính chất có hại của việc đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ, nhưng nó có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo. Có nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy sự hiện diện của protein gai trong vaccine ở nhiều cơ quan trong cơ thể.
Vậy thì các thành phần của vaccine sẽ tồn tại trong cơ thể con người bao lâu?
Vào tháng 3 năm 2022, Khoa Bệnh học, Đại học Stanford và các viện nghiên cứu khác đã công bố một báo cáo trên tạp chí Cell, cung cấp dữ liệu sơ bộ về khoảng thời gian vaccine ngừa Covid-19 tồn tại trong cơ thể con người.
Theo báo cáo này, có bảy đối tượng nghiên cứu đều đã được tiêm liều vaccine Pfizer hoặc Moderna mRNA thứ hai. Nang hạch (Germinal Center) lympho của họ được sinh thiết với thời gian cách quãng đều đặn. Nang hạch là khu vực chức năng rất quan trọng của các hạch bạch huyết ở người và là khu vực nơi các tế bào B hoạt động, tạo ra kháng thể.
Nếu một số thành phần của vaccine mà còn sót lại ở đây, chúng sẽ có thể ức chế các tế bào miễn dịch gây ra các bệnh tự miễn.
Kết quả xét nghiệm cho thấy mRNA của vaccine được phát hiện trong hạch bạch huyết bằng phương pháp lai tại chỗ (in-situ hybridization) từ ngày thứ 7 sau khi tiêm vaccine cho đến ngày thứ 60.
Từ ngày 16 đến ngày thứ 60 sau khi tiêm chủng, các protein gai được phát hiện vẫn còn tồn tại trong các hạch bạch huyết của đối tượng nghiên cứu.
Vì nghiên cứu này chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian hai tháng nên vẫn chưa có dữ liệu về thời gian dài nhất vaccine có thể tồn tại trong cơ thể là bao lâu. Nhưng nhờ nghiên cứu này, người ta biết rằng vaccine sẽ tồn tại trong các hạch bạch huyết của cơ thể ít nhất hai tháng sau khi tiêm chủng. Đó có thể là lý do tại sao nhiều người gặp phải phản ứng bất lợi với vaccine COVID-19 trong thời gian vài tháng sau khi tiêm.
Vaccine mRNA làm thay đổi DNA của con người
Như đã đề cập trước đó, các protein gai có thể gây ra nhiều loại tổn thương khác nhau cho các tế bào miễn dịch của cơ thể, bao gồm các bệnh tự miễn, tê liệt, đột tử và các tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Trên thực tế, các protein gai có thể gây ra tổn thương sâu hơn. Người ta phát hiện ra rằng virus SARS-CoV-2 và vaccine mRNA có thể ảnh hưởng đến gen tế bào, tích hợp vào bộ gen và thay đổi mã di truyền của sự sống con người.
Làm thế nào vaccine mRNA tích hợp được vào bộ gen? Đây vẫn còn là một bí mật. Có lẽ điều này liên quan đến việc protein gai gây tổn hại cho khả năng tự sửa chữa của DNA tế bào.
Các gen của cơ thể có vai trò rất quan trọng, nó nắm giữ mật mã của sự sống. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý đến việc protein gai gây tổn hại cho DNA.
Vậy, ta có thể làm gì để giảm thiểu thiệt hại do protein gai gây ra? Trước khi đề cập đến vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về DNA, cấu trúc quan trọng và bí ẩn nhất trong cơ thể con người—một cấu trúc mà nhiều người còn chưa thực sự hiểu.
Trong nhiều thập kỷ qua, nghiên cứu về DNA đã đạt được nhiều bước đột phá, không chỉ về mặt cấu trúc, hóa sinh mà còn về các hiện tượng và kiểu mẫu khác.
Những đặc tính tuyệt vời của DNA
- Các đoạn DNA có thể vật chất hóa trong nước mà không cần nguyên liệu thô
Giáo sư Luc Montagnier, nhà virus học người Pháp, từng đoạt giải Nobel vì phát đã hiện ra virus HIV gây bệnh AIDS. Ông đã thực hiện một thí nghiệm về DNA, được công bố trên Journal of Physics: Conference Series (JPCS).
Giáo sư Montagnier đặt một ống nghiệm kín A chứa DNA của Mycoplasma pirum (một loại vi sinh vật) vào một lồng mu – kim loại (để ngăn các thiết bị điện tử nhạy cảm), bên cạnh một ống nghiệm kín B chứa nước cất. Ống nghiệm B không chứa bất kỳ nguyên liệu thô cơ bản nào có thể được sử dụng để tạo thành DNA.
Ông đặt một cuộn dây điện từ bằng đồng xung quanh ống nghiệm A và B với dòng điện cường độ thấp dao động ở tần số 7Hz và giữ chúng ở nhiệt độ phòng.
Sau 18 giờ, một sự kiện đáng kinh ngạc đã xảy ra: DNA được phát hiện có trong ống nghiệm kín B, vốn ban đầu chỉ chứa nước và không có vật liệu DNA, và trình tự DNA này giống tới 98% so với DNA trong ống nghiệm A.
Để kiểm tra độ tin cậy của thí nghiệm, Giáo sư Montagnier đã lặp lại nó 12 lần và kết quả thu được đều giống hệt nhau.
Ngoài Mycoplasma pirum, giáo sư Montagnier còn lặp lại thí nghiệm này với DNA từ một loại vi khuẩn khác, Borrelia burgdorferi (gây bệnh Lyme) và kết quả vẫn giống hệt như vậy.
Sau đó, nhà khoa học người Nga Peter Gariaev, một chuyên gia về di truyền sóng, đã lặp lại thí nghiệm giống hệt và công bố kết quả trên Tạp chí DNA Decipher vào năm 2014.
Có một tiêu chí quan trọng để xác định độ tin cậy của các định luật khoa học là khả năng tái lập (lặp lại). Đó là khả năng tạo ra cùng một kết quả với những người tiến hành thí nghiệm khác nhau, những phòng thí nghiệm khác nhau và những nguyên liệu thô khác nhau.
Cả Giáo sư Montagnier và Giáo sư Gariaev đều kết luận rằng các đoạn DNA có thể được tạo ra dưới tác dụng của trường điện từ, một loại năng lượng. Và điều này chỉ ra rằng DNA có đặc tính của năng lượng.
- DNA “ăn tia laser” và hình ảnh ảo của nó
Giáo sư Peter Gariaev tiếp tục tiến hành các thí nghiệm trên DNA có liên quan khác.
Ông từng chiếu một chùm tia laser yếu, đơn tần số, lên một mẫu DNA đặt trong một cuvet (dụng cụ đựng mẫu để đo trong máy quang phổ) bằng thạch anh trong suốt, không cản tia laser và phát hiện ra rằng DNA hoạt động giống như một miếng bọt biển hấp thụ tia laser và “ăn” nó.
Sau đó, khi giáo sư chuẩn bị kết thúc thí nghiệm, ông chuyển cuvet thạch anh chứa mẫu DNA sang một bên. Đúng lúc này, một chuyện chấn động đã xảy ra: dù DNA đã được lấy đi nhưng vòng xoáy ánh sáng vẫn quay tại chỗ, như thể DNA vẫn còn bên trong cuvet.
Thí nghiệm này cho thấy DNA không chỉ hấp thụ photon, mà còn có thể có các đặc tính của một trường năng lượng có hiệu ứng tồn dư nằm trong vùng nhìn thấy được của mắt người. Đây là những gì các nhà khoa học gọi là hiệu ứng ảo ảnh của DNA.
Năng lượng điện từ của DNA cũng có thể được nước “ghi nhớ”, vì trường điện từ tần số thấp của nó vẫn còn có thể phát hiện được trong dịch lọc nước, sau khi loại bỏ vi khuẩn chứa DNA.
Những thí nghiệm này minh họa từ những góc độ khác nhau rằng DNA không chỉ là một cấu trúc phân tử mà còn có các đặc tính của trường năng lượng điện từ và lượng tử.
Cuốn sách “Ý thức lượng tử của bộ gen sóng ngôn ngữ: Lý thuyết và thực hành” của giáo sư Gariaev có nêu trong phần giới thiệu rằng điều này “đặt nền móng cho một lĩnh vực khoa học mới – đó là nghiên cứu và ứng dụng bản chất lượng tử và điện từ của bộ gen, như một sự tiếp diễn toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát trao đổi chất tức thời trên toàn bộ một cơ thể”.
Những khám phá mới này mở đường cho những gì nhân loại đã mơ ước từ lâu: “chữa bệnh từ xa và không cần phẫu thuật, tái tạo nội tạng, kéo dài đáng kể tuổi thọ của con người” và nhiều công dụng khác nữa.
Chúng ta thường cho rằng cơ thể con người có một trường năng lượng sinh học. Những thí nghiệm khoa học này cho thấy DNA của con người có đặc tính năng lượng điện từ và DNA là một thể năng lượng. Khi đó, việc cơ thể con người có một trường năng lượng điện từ là điều đương nhiên.
Có nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau, đều nhất quán với nhau và chứng minh rằng cơ thể con người có một trường năng lượng.
Cơ thể người có năng lượng – Ý nghĩ, tình cảm có thể làm thay đổi năng lượng và DNA
Các nhà sinh lý học cũng phát hiện ra rằng cơ thể con người có thể phát ra các electron và photon một cách tự nhiên, tạo ra ánh sáng mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Năm 1939, Semyon Kirlian, một kỹ thuật viên ở Liên Xô cũ, đã phát minh ra một kỹ thuật gọi là “Nhiếp ảnh Kirlian”. Khi sử dụng kỹ thuật này, một người được đặt trong một trường điện từ, các electron và photon phát ra từ cơ thể con người có thể được chụp ảnh thông qua sự kích thích của trường điện từ.
Năm 1995, nhóm của nhà vật lý người Nga Konstantin Korotkov đã phát minh ra Kỹ thuật chụp ảnh Kirlian kỹ thuật số đầu tiên – Gas Discharge Visualization (GDV).
Trong hình ảnh GDV, một người khỏe mạnh hay điềm tĩnh sẽ có trường năng lượng mạnh mẽ với viền ngoài tròn đều. Tuy nhiên, khi ai đó bị kích động về mặt cảm xúc, trường năng lượng dường như mọc ra “gai nhọn”. Khi một người có vấn đề về sức khỏe, trường năng lượng sẽ xuất hiện những lỗ hổng, khoảng trống và những bất thường khác. Người ta thấy, những bất thường về năng lượng khác nhau đó, có sự tương ứng với các cơ quan, nội tạng khác nhau, qua đó phản ánh nguồn gốc của bệnh tật.
Ngoài ra còn có một hình ảnh hấp dẫn khác, cho thấy nhạc rock and roll có hại cho cơ thể con người. Khi một người chỉ có vấn đề nhỏ về cảm xúc mà nghe nhạc rock, trường năng lượng của anh ta lại bị tổn hại rõ rệt hơn.
Cảm xúc của con người có thể thay đổi trường năng lượng của cơ thể và tâm trí con người cũng có thể thay đổi trạng thái của DNA.
Năm 1996, Tiến sĩ Glen Rein, nhà hóa sinh tại Đại học London, Anh quốc, đã công bố một bài viết tại Diễn đàn Quốc tế về Khoa học mới tổ chức tại Denver, Colorado. Trong đó, ông chỉ ra rằng ý định của con người có thể ảnh hưởng đến việc xoắn và tháo xoắn của hai chuỗi đơn tạo nên chuỗi xoắn kép DNA.
Cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA giống như dây điện thoại kiểu cũ. Khi một gen trên DNA cần được thể hiện, DNA sẽ tháo xoắn; và khi gen (DNA) hoàn tất quá trình sao chép, nó sẽ cuộn trở lại dạng chuỗi xoắn kép. Trạng thái xoắn hoặc tháo xoắn của DNA có thể đo đạc được bằng một loại dụng cụ vật lý.
Trong thí nghiệm, Tiến sĩ Rein đã tách DNA khỏi tế bào nhau thai người, chuyển nó vào trong nước. Sau đó, ông yêu cầu một số cá nhân thử dùng suy nghĩ cố gắng xoắn hoặc tháo xoắn DNA. Người ta phát hiện ra rằng tỷ lệ thay đổi trạng thái DNA bởi tác động của ý định có chủ tâm là từ 2% đến 10%, đây là một sự thay đổi lớn đáng kể so với mức 1,1% ở nhóm đối chứng không có ý định chủ tâm. Thí nghiệm này cho thấy tâm trí con người có thể thay đổi trạng thái xoắn hoặc tháo xoắn của DNA.
DNA có đặc tính của năng lượng. Vì vậy, nếu suy nghĩ có thể thay đổi trạng thái xoắn hoặc tháo xoắn của DNA thì về mặt lý thuyết chúng cũng có thể thay đổi trường năng lượng của cơ thể.
Cải thiện trường năng lượng, đảo ngược các tổn thương do protein gai gây ra
Như đã nói ở trên, các protein gai của virus SARS-CoV-2 và vaccine có thể gây tổn thương sâu sắc cho cơ thể, ảnh hưởng đến DNA, và có khả năng làm thay đổi trường năng lượng sinh học của cơ thể. Để khắc phục hoàn toàn tổn thương DNA do protein gai gây ra, cần có phương pháp tiếp cận theo hướng năng lượng sinh học.
Tiến sĩ David Hawkins, một bác sĩ tâm thần hàng đầu của Mỹ, qua nhiều thập kỷ nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có sự tương ứng giữa tần số rung động năng lượng với các trạng thái cảm xúc và tinh thần khác nhau ở con người.
- Xấu hổ, đổ lỗi, tuyệt vọng, bi quan, lo lắng, tham lam, căm ghét và khinh miệt – những suy nghĩ này mang lại năng lượng tiêu cực, có hại cho cuộc sống và không có lợi cho việc cải thiện tác dụng phụ của vaccine.
- Năng lượng chuyển sang tích cực khi lòng can đảm được tạo ra.
- Năng lượng tích cực được tạo ra bởi những cảm xúc khẳng định, tin tưởng, lạc quan, tha thứ, hiểu biết, tình yêu và hòa bình.
- Năng lượng cao nhất là ý thức trọn vẹn hoặc sự giác ngộ.
Có câu nói rằng: “Với những người thực sự có vấn đề về sức khỏe thì 70% là do tâm lý và 30% là về thể chất”. Ngay cả, khi có những tác dụng phụ sau khi tiêm chủng, vẫn có thể cải thiện chúng ở mức độ sâu hơn thông qua một trạng thái tinh thần tốt.
Khí công truyền thống (bao gồm cả thiền định), ở phương Tây được gọi là chánh niệm, là một phương pháp rèn luyện sức khỏe.
Một bộ phận của phương pháp này là điều hòa tâm trí, loại bỏ phiền nhiễu và làm cho tâm trí tích cực, bình tĩnh hơn để có thể thúc đẩy quá trình chữa lành bằng cách điều chỉnh trường sinh học của cơ thể.
Tiến sĩ Beverly Rubik, một nhà sinh lý học, đã thực hiện một khảo cứu sơ bộ về tác động của khí công lên trường năng lượng của con người, bằng cách chụp ảnh GDV ở ngón giữa bàn tay của bệnh nhân Parkinson trước và sau khi họ tập khí công (trong y học cổ truyền Trung Quốc, ngón giữa tương ứng với bộ não con người). Người ta phát hiện ra rằng, trước khi tập khí công, hình ảnh GDV của bệnh nhân bị hư hỏng, không đều; và sau khi tập luyện khí công, chúng trở nên hoàn thiện và đều đặn hơn rất nhiều.
Về mặt lý thuyết, nếu chúng ta có thể điều chỉnh chủ định trong quá trình luyện tập khí công, tăng cường suy nghĩ tích cực, cải thiện trường sinh học, thì khả năng chữa bệnh tổng thể, bao gồm cả khả năng tự sửa chữa DNA, khả năng đề kháng tổn thương sẽ tự nhiên được nâng cao.
4 con đường để giảm nhẹ các tổn thương do protein gai gây ra cho cơ thể
FDA, CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh) và WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) vẫn chưa công bố bất cứ bài báo, hoặc báo cáo nào thừa nhận tác động tiêu cực của vaccine COVID-19 đối với sức khỏe con người (vào thời điểm bài báo này được viết). Sau đây, chúng tôi liệt kê một số cách để giúp cơ thể tăng cường khả năng tự phục hồi, khôi phục khả năng miễn dịch bị tổn thương, dựa trên những các hiểu biết sẵn có về cơ chế bệnh lý, các quan sát lâm sàng và các thí nghiệm khoa học.
Trước đây chúng tôi đã từng mô tả các cách để có thể:
Đây là phương pháp thứ tư, có thể nâng cao năng lượng tích cực của cơ thể, điều chỉnh suy nghĩ, tư duy hoặc ý định tâm linh của chúng ta, sửa chữa DNA và loại bỏ độc tính di truyền. Niệm chín chữ Hán đã chữa khỏi chứng khó thở trầm trọng ở một phụ nữ 73 tuổi và nhiều bệnh nhân khác cũng báo cáo tác dụng tương tự. Chúng ta cũng có thể sử dụng các bài tập đứng và thiền định để điều chỉnh trường năng lượng của cơ thể và thanh lọc cơ thể khỏi các chất độc hại một cách sâu sắc và toàn diện hơn, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Có nhiều phương pháp giải độc ở các cấp độ khác nhau và chúng ta có thể sử dụng chúng một cách có chọn lọc tùy theo tình trạng cụ thể của mình để có thể phục hồi sức khỏe cho cơ thể.
Theo The Epoch Times
Quân Dương biên dịch
Tác giả: Yuhong Dong
Tiến sĩ Yuhong Dong là người phụ trách chuyên mục y tế cấp cao của The Epoch Times. Bà là cựu chuyên gia khoa học y tế cấp cao và lãnh đạo trong lĩnh vực Cảnh giác dược tại trụ sở chính của Novartis ở Thụy Sĩ và là người bốn lần đoạt giải Novartis. Bà có kinh nghiệm nghiên cứu tiền lâm sàng về virus học, miễn dịch học, ung thư, thần kinh và nhãn khoa, đồng thời có kinh nghiệm lâm sàng về bệnh truyền nhiễm và nội khoa. Bà cũng có bằng bác sĩ y khoa và tiến sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tham khảo:
SARS–CoV–2 Spike Impairs DNA Damage Repair and Inhibits V(D)J Recombination In Vitro (nih.gov)
Materialization of DNA fragment and Wave Genetics in Theory & Practice. DNA Decipher Journal, May 2014, Volume 4, Issue 1, pp. 01-56. https://wavegenetics.org/docs/Publikacii_za_rubezhom.pdf
Lingvistiko-wave gene. Theory and practice – Wave geneticsWave genetics
https://www.laskow.net/uploads/5/7/6/4/57643809/consciousintentionondna.pdf
NTD Việt Nam