[ChanhKien.org]
Nguyên văn
子曰:“富与贵,是人之所欲也,不以其道得之,不处也;贫与贱,是人之所恶也,不以其道得之,不去也。君子去仁,恶乎成名?君子无终食(1)之间违仁,造次(2)必于是,颠沛(3)必于是。” (《论语·里仁第四》)
Hán Việt
Tử viết: “Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã; bần dữ tiện, thị nhân chi sở ố dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khứ dã. Quân tử khứ nhân, ố hô thành danh? Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân, tháo thứ tất ư thị, điên bái tất ư thị”. (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”)
Phiên âm
Zǐ yuē:“Fù yǔ guì, shì rén zhī suǒ yù yě, bù yǐ qí dào dé zhī, bù chù yě; pín yǔ jiàn, shì rén zhī suǒ è yě, bù yǐ qí dào dé zhī, bù qù yě. Jūnzǐ qù rén, è hū chéng míng? Jūnzǐ wú zhōng shí zhī jiān wéi rén, zào cì bì yú shì, diān pèi bì yú shì.” (“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”)】
Chú âm
子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“富ㄈㄨˋ与ㄩˇ贵ㄍㄨㄟˋ,是ㄕˋ人ㄖㄣˊ之ㄓ所ㄙㄨㄛˇ欲ㄩˋ也ㄧㄝˇ,不ㄅㄨˋ以ㄧˇ其ㄑㄧˊ道ㄉㄠˋ得ㄉㄜˊ之ㄓ,不ㄅㄨˋ处ㄔㄨˋ也ㄧㄝˇ;贫ㄆㄧㄣˊ与ㄩˇ贱ㄐㄧㄢˋ,是ㄕˋ人ㄖㄣˊ之ㄓ所ㄙㄨㄛˇ恶ㄜˋ也ㄧㄝˇ,不ㄅㄨˋ以ㄧˇ其ㄑㄧˊ道ㄉㄠˋ得ㄉㄜˊ之ㄓ,不ㄅㄨˋ去ㄑㄩˋ也ㄧㄝˇ。君ㄐㄩㄣ子ㄗˇ去ㄑㄩˋ仁ㄖㄣˊ,恶ㄜˋ乎ㄏㄨ成ㄔㄥˊ名ㄇㄧㄥˊ?君ㄐㄩㄣ子ㄗˇ无ㄨˊ终ㄓㄨㄥ食ㄕˊ(1)之ㄓ间ㄐㄧㄢ违ㄨㄟˊ仁ㄖㄣˊ,造ㄗㄠˋ次ㄘˋ(2)必ㄅㄧˋ于ㄩˊ是ㄕˋ,颠ㄉㄧㄢ沛ㄆㄟˋ(3)必ㄅㄧˋ于ㄩˊ是ㄕˋ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》
Chú thích
1. 终食 (chung thực): Thời gian của một bữa cơm (ý chỉ thời gian ngắn ngủi).
2. 造次 (tháo thứ): Vội vàng, cấp bách.
3. 颠沛 (điên bái): Ví von thói đời suy thoái, hỗn loạn hoặc những chướng ngại trong đời người.
Diễn nghĩa
Khổng Tử nói rằng: “Giàu có và phú quý là điều mà ai ai cũng mong muốn, nhưng nếu không đạt được một cách chính đáng thì người quân tử sẽ không hưởng thụ nó; bần cùng và thấp hèn là điều mà ai ai cũng chán ghét, nhưng nếu không có cách nào để thoát khỏi nó một cách chính đáng thì người quân tử cũng sẽ không cố thoát ra. Người quân tử mà xa rời nhân đức, thì sao còn có thể gọi là quân tử nữa? Người quân tử không xa rời nhân đức dù là trong đoạn thời gian ngắn ngủi như một bữa cơm, tức là ngay cả khi vội vàng, cấp bách nhất hay khi phải sống lang bạt kỳ hồ cũng nhất định phải chiểu theo nhân đức mà hành sự.
Nghiên cứu và phân tích
Hầu hết mọi người đều không cam chịu sống cuộc sống bần cùng khốn khó, lang bạt kỳ hồ, mà luôn hy vọng có được cuộc sống phú quý an nhàn. Nhưng điều này phải đạt được bằng những phương pháp và con đường chính đáng. Nếu không thì người quân tử thà sống thanh bần chứ không hưởng thụ phú quý. Cho đến hôm nay, loại quan niệm này vẫn giữ được giá trị riêng rất đáng coi trọng. Nếu như con người có thể đạt được phú quý hoặc trốn tránh nghèo khó bằng những phương cách bất nghĩa, ai ai cũng thích gì làm nấy, không điều ác nào không làm, thì cuối cùng sẽ dẫn đến các loạn tượng xã hội tràn ngập lòng ích kỷ và thảm cảnh đạo đức nhân loại bị huỷ diệt, tiêu vong!
Câu hỏi mở rộng
1. Bài này đề cập đến việc chúng ta nên đối mặt một cách đúng đắn với “phú quý” và “nghèo khó” như thế nào?
2. Bạn có cái nhìn như thế nào về “người giàu” và “người nghèo”?
3. Bạn hiểu như thế nào về câu “quân tử vô chung thực chi gian vi nhân”? Trong những thời khắc then chốt một niệm của con người có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cả nghìn dặm, bạn có thể đưa ra ví dụ để nói rõ không?
4. Bạn đã từng nghe câu “nhất thất túc thành thiên cổ hận” (tạm dịch: một sai lầm có thể trở thành nỗi hận nghìn năm”) chưa? Có thể thấy rằng nhất tư nhất niệm của con người là vô cùng quan trọng, bình thường bạn tự yêu cầu bản thân làm một đứa trẻ tốt, một thanh niên tốt như thế nào (bất kể là bạn ở vào hoàn cảnh tốt hay xấu)? Hãy đưa ra ví dụ để chia sẻ.
Tài liệu đọc hiểu
Đỗ Phủ lo cho nước lo cho dân
Vào mùa xuân năm 761 công nguyên, với sự giúp đỡ của người thân và bè bạn, Đỗ Phủ đã dựng được một căn nhà tranh bên suối Hoán Hoa ở Thành đô. Ở được vài tháng trong ngôi nhà mới, bỗng một hôm ông tận mắt chứng kiến từng lớp từng lớp cỏ tranh trên mái nhà bị gió thu thổi phăng đi. Những sợi cỏ bị gió thổi không rơi xuống quanh nhà, mà cuốn theo chiều gió bay qua sông rồi rụng lả tả như mưa ở khắp nơi.
Những sợi cỏ bay cao thì bị mắc trên ngọn cây không lấy xuống được; bay thấp thì rơi xuống mặt nước hoặc chỗ bùn lầy, cũng không nhặt lại được. Phần cỏ rơi xuống chỗ đất bằng khô ráo có thể mang về để lợp lại lên mái nhà thì bị một đám trẻ con từ thôn phía Nam chạy ra nhặt lấy ngay trước mặt nhà thơ rồi chạy tuốt vào trong rừng trúc. Nhà thơ tay chân yếu đuối đuổi không kịp, miệng lưỡi khô khan hét không nổi, đành chậm rãi đi bộ về nhà, tựa vào cây gậy trong tay mà buồn bã than thở một mình.
Nỗi khổ về nhà cửa còn chưa nguôi ngoai thì lại thêm cảnh mưa dột. Thật là nhà đổ lại gặp phải mưa nửa đêm! Gió vừa ngừng thổi thì những đám mây tối đen như mực kéo đến khiến trời đất trở nên âm u mù mịt. Mái nhà thiếu cỏ bị mưa dột xuống khắp nhà; chăn vải không đủ ấm làm cho trẻ nhỏ ngủ không yên giấc, không ngừng quẫy đạp khiến chăn cũng bị rách; nhà cửa ẩm ướt, đầu giường không có chỗ nào khô ráo nên khung cảnh càng trở nên lạnh lẽo thê lương.
Vốn đã bị mất ngủ trong thời gian dài vì những nỗi đau và nỗi lo cho nước cho dân từ sau loạn An Sử, tình cảnh hiện tại lại càng khiến Đỗ Phủ phải thức trắng đêm. Trong mưa to gió lớn ngồi chờ trời sáng, màn đêm lạnh lẽo dường như cũng trở nên dài hơn!
Mặc dù ở trong hoàn cảnh tuổi cao sức yếu, nghèo khó không người nương tựa, vất vả không nói nên lời cùng những nỗi lo âu mất ngủ, nhưng nhà thơ không chỉ nghĩ cho riêng mình, mà ông lại liên tưởng đến hàng nghìn vạn hàn sĩ trong thiên hạ cũng đang giống như mình, ông mong muốn tìm thấy một ngôi nhà rộng lớn với hàng nghìn vạn gian để giúp họ tránh được tình cảnh khổ sở hiện tại của mình, còn bản thân mình dù có phải chết cóng một mình cũng không hối tiếc. Điều này thể hiện rõ tấm lòng nhân ái vĩ đại và nhân cách cao thượng của nhà thơ.
Chính nhờ tư tưởng đáng quý này, mà những lời ông mô tả về hoàn cảnh khổ sở của bản thân càng có nội hàm thâm sâu rộng lớn hơn, bởi đó không chỉ là lời bộc bạch của ông về chính mình, mà đó còn là lời nói thay cho hàng nghìn vạn hàn sĩ ở trong hoàn cảnh tương tự. Và cũng chính nhờ phẩm chất cao thượng lo cho nước nghĩ cho dân, lo nghĩ vì người khác mà rất nhiều những tác phẩm thơ ca của ông đã được lưu truyền thiên cổ. Có lẽ không phải là nhà thơ đã sáng tác ra những vần thơ hay mà chính là thiện niệm đã bồi dưỡng nên một nhà thơ tài!
Dich từ: https://www.zhengjian.org/node/48868
ChanhKien.org