[ChanhKien.org]
Nguyên văn
子曰:「寧武子(1),邦有道,則知(2);邦無道,則愚(3)。其知可及也;其愚不可及也。」(《論語‧公冶長第五》)
Hán Việt
Tử viết: “Ninh Vũ Tử, bang hữu đạo, tắc trí; bang vô đạo, tắc ngu. Kỳ trí khả cập dã; kỳ ngu bất khả cập dã.”
(Luận ngữ, chương 5 Công dã tràng)
Phiên âm
Zǐ yuē: “Níng wǔzi, bāng yǒu dào, zé zhī; bāng wúdào, zé yú. Qí zhī kě jí yě; qí yúbùkějí yě.”
Chú âm
子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「寧ㄋㄧㄥˊ武ㄨˇ子ㄗ˙ (1),邦ㄅㄤ有ㄧㄡˇ道ㄉㄠˋ,則ㄗㄜˊ知ㄓ (2);邦ㄅㄤ無ㄨˊ道ㄉㄠˋ,則ㄗㄜˊ愚ㄩˊ (3)。其ㄑㄧˊ知ㄓ可ㄎㄜˇ及ㄐㄧˊ也ㄧㄝˇ;其ㄑㄧˊ愚ㄩˊ不ㄅㄨˋ可ㄎㄜˇ及ㄐㄧˊ也ㄧㄝˇ。」
(《論ㄌㄨㄣˊ語ㄩˇ ‧公ㄍㄨㄥ冶ㄧㄝˇ長ㄔㄤˊ第ㄉㄧˋ五ㄨˇ》)
Chú thích
1. Ninh Vũ Tử “寧武子”: là người họ Ninh tên Du, là đại phu (bác sỹ) nước Vệ, Vũ là thụy hiệu (tên được đặt sau khi qua đời). Ninh âm đọc như chữ “ninh”.
2. Tri “知”: là thông tỏ, có kiến thức trí tuệ, hiển lộ phẩm chất đạo đức, tài năng mà được người ta biết đến và sử dụng.
3. Ngu “愚”: hiển thị như ngu muội vô tri (cũng không để tâm khi người khác cười mình là ngu ngốc).
Giải nghĩa
Khổng Tử nói: “Ninh Vũ Tử, khi nước có kỷ cương luân lý, thì ông hãy hiển lộ phẩm chất đạo đức tài năng, không cần phải che dấu để người ta biết mà còn sử dụng; khi nước luân lý đạo đức bại loạn, ông không cần hiển lộ phẩm chất đạo đức tài năng để người ta không biết mà dùng, vì vậy ông sẽ biểu hiện giả như người ngu muội vô tri. Ông hiển lộ tài năng cho người ta biết để dùng là việc mà nhiều người có thể làm thế được; Còn ông che dấu không để lộ tài năng, biểu hiện ra như là người ngu muội vô tri, là việc mà người bình thường khó liễu giải và cũng khó làm được”.
Nghiên cứu phân tích
Tại sao khi đất nước vô đạo thì Ninh Vũ Tử che dấu không để lộ tài năng mà biểu hiện ra giống như là người ngu muội vô tri? Tại sao người bình thường khó liễu giải và cũng khó làm được? Thử nghĩ xem khi đất nước vô đạo, một vị vua hôn quân cầm quyền, tiểu nhân đắc thế, triều đình và quan lại toàn là những kẻ cầu danh, cầu lợi, tranh quyền đoạt thế, có lẽ những người lớn lên trong hoàn cảnh xã hội theo những trào lưu ấy, bị ô nhiễm bởi thùng thuốc nhuộm ấy, đã không còn cảm nhận được mức độ bại hoại của đạo đức, chính là như thế mà bị cuốn trôi theo những thói hư xấu, hoàn toàn không có cách nào lý giải việc truy cầu danh lợi và việc làm rạng rỡ tổ tông có cái gì không đúng!
Giống như câu ngạn ngữ “Không nhận ra diện mạo chân thực của núi Lư Sơn, là bởi vì chính thân đang ở trong núi”. Chỉ có những kẻ sĩ có chí có thể thoát ra khỏi thế tục, đặt tâm ngoài thế tục, mới có thể tại trong thế giới hỗn loạn này mà điềm nhiên giữ gìn sự thuần khiết của bản thân, vững tâm bất động, ở trong bùn bẩn mà không bị ô nhiễm, thủy chung như nhất.
Một người có danh tiếng có năng lực, khi đất nước vô đạo, nếu muốn hòa vào dòng đời ô hợp, thì thường rất khó làm được, thậm chí còn dễ bị ràng buộc bởi danh tiếng, bị tâm tật đố tiểu nhân, bị cuốn nhập vào dòng xoáy quyền lực, rất khó có thể ứng phó mà không bị ảnh hưởng bởi sự đấu đá hỗn loạn của tranh đấu chính trị giữa các phe phái. Ninh Vũ Tử có thể thích ứng với thiên thời, thế cuộc mà động tĩnh tùy nghi, hơn nữa hành vi có tiết độ, vì thế mà ông ấy có thể kiên định chính đạo, thủy chung như nhất. Đạo lý này có mấy người có thể hiểu được? Có mấy người có thể làm được?
Câu hỏi mở rộng
1. Truy cầu thỏa mãn nổi danh nổi tiếng, kim tiền tư lợi, dục vọng ham thích là điều thường tình của con người, còn về những quy phạm luân lý đạo đức thì con người hiện nay lại coi đó là những thứ trên bề mặt có thể có, có thể không.
Có nhiều người càng truy cầu thỏa mãn cá nhân vô hạn độ, thì họ lại càng muốn phá bỏ những quy phạm đạo đức bị người hiện đại chán ghét này. Đối với những người này mà nói, thì đạo đức lương tâm, chân thành thiện lương, khắc kỷ phục lễ, đã trở thành quá viển vông, rất không thực tế và rất khó hiểu. Nếu người dạng này chiếm ưu thế trong xã hội thì họ sẽ ngày càng coi trọng cuộc sống vật chất, rời xa văn minh tinh thần, đến lúc toàn bộ xã hội sẽ cho rằng sự truy cầu nhằm thỏa mãn lợi ích cá nhân vô hạn độ ấy có gì là không đúng đâu? Đó chẳng giống như đất nước đến hồi vô đạo ư? Chẳng phải là toàn bộ các hệ thống tiêu chuẩn giá trị của xã hội đều bị đảo lộn?
Khi này những người kiên định chính đạo, coi nhẹ danh lợi, không bị trôi theo dòng đời ô nhiễm thì trong con mắt mọi người thành là người ngu muội vô tri nhất? Những người như vậy chẳng phải sẽ chịu áp lực rất lớn? Nhưng chẳng phải họ chính là hy vọng cho kiến tạo lại mới xã hội tương lai sao? Họ chẳng phải giống như bông sen thanh cao yêu kiều trong thế nhân ô trọc sao? Người như vậy chẳng phải là rất khó tìm sao? Bạn có thể đưa ra ví dụ những người như vậy trong xã hội.
2. Khi đất nước có đạo, hãy cống hiến tài năng để mang lại lợi ích cho người dân và xã hội; khi đất nước vô đạo, ẩn giấu tài năng, giữ vững đạo nghĩa, xa rời khỏi những cám dỗ danh lợi. Bạn cho rằng cân nhắc làm như thế chủ yếu nhằm để làm gì?
Tham khảo
Khi xã hội nhân tâm tư tâm ít, chú trọng đạo đức, thì xã hội sẽ ổn định; trong bối cảnh thiên thời và nhân hòa đó, người dân vốn sẽ được hưởng địa lợi, phúc phận; người có tài năng, lợi kỷ lợi nhân cũng sẽ không vi phạm thiên ý, đạo đức, nhân tâm.
Ngược lại, khi xã hội nhân tâm tư tâm nhiều, khinh thường đạo đức, xã hội sẽ họa loạn, thiên tai nhân họa sẽ đến, người dân lúc này sẽ không đáng được hưởng địa lợi và phúc phận nữa; vì vậy người có tài năng, nếu như không thận trọng lời nói hành vi, mà còn muốn mưu cầu tư lợi hoặc muốn mưu cầu phúc lợi cho đại chúng, thì chính là vi phạm thiên ý, đạo đức, nhân tâm, sẽ bị trời trừng phạt, đây há chẳng phải là tự làm tự chịu sao? Nếu như khi con người thực sự nghĩ rằng có thể càng khinh thường đạo đức thì lại càng có phúc lợi, vậy thì chính là đã đến lúc Thiên-Địa-Nhân-Tâm đều bị họa loạn rồi.
Câu chuyện lịch sử
Nhân nghĩa nặng hơn lợi
Trong “Chiến Quốc sách-Tề sách tứ” có câu chuyện: “Phùng Hoan làm khách của Mạnh Thường Quân”, Mạnh Thường Quân của nước Tề trong thời kỳ Chiến Quốc, ông là người yêu thích kẻ sĩ nên trong nhà luôn có hàng nghìn khách, trong đó có một người tên là Phùng Hoan. Phùng Hoan ở nhà Mạnh Thường Quân gõ kiếm mà hát: “Trường Thang về thôi! Thức ăn không có cá, đi ra ngoài không có xe, chẳng có gì giúp nhà”, vì vậy Phùng bữa ăn đã có cá, ra ngoài có xe đi, phụ mẫu của Phùng cũng được Mạnh Thường Quân chiếu cố.
Có một ngày, Mạnh Thường Quân có thông báo hỏi ý kiến tất cả khách đang ở trong phủ: “Có ai biết về tính toán sổ nợ và quản lý tiền bạc, có thể thay tôi đến đất Tiết thu nợ được không?”. Phùng Hoan viết lên tờ thông báo: “Tôi có thể”. Thế là Mạnh Thường Quân cử Phùng Hoan đi thu nợ, trước lúc đi, ông hỏi: “Sau khi đã thu xong toàn bộ nợ, thì dùng tiền đó để mua thứ gì mang về?” Mạnh Thường Quân nói: “Xem nhà tôi thiếu thứ gì thì mua cái đó”. Phùng nhanh chóng đi xe ngựa đến Tiết Thành, cử người đi triệu tập tất cả những người cần trả nợ đến để đối chiếu khế ước nợ. Đối chiếu khế ước nợ xong, Phùng Hoan giả truyền lệnh rằng Mạnh Thường Quân ban tặng các khoản nợ đó cho tất cả mọi người, hãy đốt khế ước nợ đi, mọi người thảy đều vui mừng đồng thanh hô vạn tuế.
Ngay sau đó Phùng Hoan lại cấp tốc quay trở về đô thành nước Tề, sáng sớm tinh mơ đã xin vào gặp Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân thấy rất kỳ lạ sao Phùng lại quay về nhanh thế, liền mặc y phục trang trọng đội mũ quan để tiếp kiến Phùng, hỏi: “Đã thu hồi hết các khoản nợ chưa, sao lại về nhanh thế?” Phùng Hoan đáp: “Thưa ngài đã thu xong hết rồi”. Mạnh Thường Quân lại hỏi: “Vậy dùng tiền đó mua được những gì mang về?” Phùng Hoan nói: “Ngài đã nói trong nhà thiếu cái gì thì mua cái đó, nên tôi đã cân nhắc thấy trong phủ của ngài đã đầy ngọc ngà châu báu, chó ngoan, ngựa tốt đầy đàn, gia súc đầy chuồng, trong nhà cũng nhiều mỹ nữ. Thứ mà trong phủ của ngài thiếu chính là ‘nhân nghĩa’, vì vậy tôi thay ngài mua ‘nhân nghĩa’ ấy”. Mạnh Thường Quân lại hỏi: “Làm thế nào để mua được ‘nghĩa’”? Phùng Hoan đáp: “Như hiện nay ngài chỉ có một vùng đất Tiết nho nhỏ, nhưng đã không thể chăm sóc bảo hộ trăm họ ở đó, mà lại dùng cách của thương nhân để thu lợi tức của người dân ở đó, nên tôi đã tự mình giả truyền mệnh lệnh của ngài cho đốt hết các khế ước vay nợ, bách tính hết thảy đều vui mừng đồng thanh hô vạn tuế, đó chẳng phải là tôi đã mua ‘nghĩa’ cho ngài sao!” Mạnh Thường Quân dù không vui nhưng đành phải nói: “Được rồi, hãy quên đi!”.
Năm sau, Tề Mẫn Vương nói với Mạnh Thường Quân: “Ta không dám sử dụng các đại thần của tiên vương làm đại thần của ta”. Mạnh Thường Quân đành phải quay về sống ở đất được phong ấp tại Tiết Thành. Khi cách đất Tiết Thành 100 dặm, thì thấy bách tính đã dìu dắt già trẻ lớn bé ra khỏi thành trăm dặm chờ đợi và nghênh đón Mạnh Thường Quân. Lúc ấy Mạnh Thường Quân mới nói với Phùng Hoan rằng: “Tiên sinh đã thay tôi mua ‘nghĩa’, đến hôm nay tôi Điền Văn này (tên của Mạnh Thường Quân) mới tận mắt thấy”.
Tấm lòng nhân nghĩa không giống như tiền bạc hoặc của cải vật chất thể hiện thực tại có thể sờ thấy được, nhìn thấy được, cho nên khi Phùng Hoan lấy một lượng lớn tài vật để “mua” nhân nghĩa cho mình thì Mạnh Thường Quân rất không vui. Khi Mạnh Thường Quân bị Tề Vương giáng chức phải quay về đất Tiết, thì mới nhận ra những gì bỏ ra, tưởng như bị mất trước đây thì ngày nay đã nhận được phúc báo gấp bội. Thật sự là “Nhân nghĩa nặng hơn lợi!”.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868
Ngày đăng: 16-01-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org