Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
篤初(1)誠美,慎終 (2)宜令。榮業 (3)所基,籍甚 (4)無竟 (5)。
Bính âm:
篤 (dǔ) 初 (chū) 誠 (chéng) 美 (měi),
慎 (shèn) 終 (zhōng) 宜 (yí) 令 (lìng)。
榮 (róng) 業 (yè) 所 (suǒ) 基 (jī),
籍 (jí) 甚 (shèn) 無 (wú) 竟 (jìng)。
Chú âm:
篤 (ㄉㄨˇ) 初 (ㄔㄨ) 誠 (ㄔㄥˊ) 美 (ㄇㄟˇ),
慎 (ㄕㄣˋ) 終 (ㄓㄨㄥ) 宜 (ㄧˊ) 令 (ㄌㄧㄥˋ)。
榮 (ㄖㄨㄥˊ) 業 (ㄧㄝˋ) 所 (ㄙㄨㄛˇ) 基 (ㄐㄧ),
籍 (ㄐㄧˊ) 甚 (ㄕㄣˋ) 無 (ㄨˊ) 竟 (ㄐㄧㄥˋ)。
Âm Hán Việt:
Đốc sơ thành mỹ,
Thận chung nghi lệnh.
Vinh nghiệp sở cơ,
Tịch thậm vô cánh.
Giải thích:
1. Nghĩa của chữ:
Đốc (篤): thật thà, trung thực, trung hậu, một lòng, hết lòng, một lòng một dạ.
Sơ (初): ban đầu, bắt đầu, khởi đầu.
Thành (誠): thành thật, chân thực, trung thực, xác thực.
Mỹ (美): đẹp.
Thận (慎): cẩn thận.
Chung (終): kết thúc, cuối cùng, hết, suốt, cả, trọn.
Nghi (宜): cần phải.
Lệnh (令): tốt, tốt đẹp.
Vinh (榮): phồn vinh, tươi tốt.
Nghiệp (業): sự nghiệp.
Sở (所): trợ từ.
Cơ (基): căn bản. Chỉ các đức hạnh được nhắc đến ở phần trước như: trung, hiếu, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Tịch (籍): thanh danh, tiếng tăm.
Thậm (甚): vô cùng, rất, lắm.
Vô (無): không có.
Cánh (竟): thông thường viết là “cảnh” 境, biên giới.
2. Nghĩa của từ:
(1) Đốc sơ (篤初): Một sự khởi đầu chắc chắn, khởi đầu làm hết lòng, làm đến nơi đến chốn.
(2) Thận chung (慎終): hoàn thành công việc một cách cẩn thận.
(3) Vinh nghiệp (榮業): sự nghiệp vĩ đại.
(4) Tịch thậm (籍甚): thanh danh lan xa, tiếng lành đồn xa.
(5) Vô cánh (無竟): vô bờ bến.
Lời dịch tham khảo:
Bất kể là khi mới khởi đầu đi học, lập nghiệp, rèn luyện phẩm hạnh, tu đức, chúng ta đều mang theo cái tâm lo lắng và nỗ lực hết mình để thực hiện. Một khởi đầu tốt như vậy tất nhiên là rất tốt, nhưng có thể bền bỉ, kiên trì tới cùng, gặt hái được kết quả viên mãn, tốt đẹp vậy thì càng tốt hơn.
Những đức hạnh tốt đẹp được nói đến ở phần trước bao gồm: trung, hiếu, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… chính là nền tảng tạo dựng sự nghiệp của chúng ta, có những nền tảng (cơ sở) này, lại có thể quán triệt (thi hành, thực hiện) từ đầu đến cuối, có thể giúp bạn nổi danh bốn biển, lưu lại tiếng thơm muôn đời.
Câu chuyện văn tự:
Ở đây chúng ta giới thiệu về chữ “Đốc” 篤 cho mọi người cùng biết nhé!
“Đốc” 篤 kết hợp từ chữ Mã 馬 và thanh trúc 竹 . Là một chữ kết hợp hội ý và hình thanh. Xuất hiện sớm nhất trong chữ Tiểu triện, viết là “ ”. Nghĩa gốc là “Mã hành đốn trì” (ngựa đi thong thả, chậm rãi), để đầu chạm đất gọi là đốn 頓, tiến lên chậm rãi gọi là trì 遲. Nhưng chúng ta biết rằng, khi ngựa đi chậm rãi, bước chân của nó rất ổn định và vững chãi, đầu của nó liên tục ngước lên, bốn vó không ngừng chạm đất, phát ra tiếng trúc trúc (lộc cộc) có tính quy luật, cho nên Đốc có âm trúc (một trong Bát âm: Thạch – Thổ – Kim – Mộc – Trúc – Bào – Ti – Cách). Cảnh tượng “Mã hành đốn trì” như vậy, khiến người ta có một cảm giác ung dung tự tại không vội vã, thẳng tiến không lùi, bởi vậy cổ nhân thường dùng “Đốc hành” (thiết thực thi hành), “Đốc tín” (một lòng tin tưởng, hết lòng tin theo), “Đốc thực” (ngay thẳng, thật thà, chân thành, vững vàng, chắc chắn), “Đốc học” (chăm học, siêng học, chuyên tâm học tập), để hình dung việc làm đến nơi đến chốn, đòi hỏi người hoặc việc đạt được thực sự cầu thị. Bởi vì là “ Thực sự cầu thị ” nên có thể giúp bạn làm mọi việc đều rất tốt, dần dần theo thời gian các kỹ nghệ trở nên thuần thục hơn. Cho nên “Đốc” lại có nghĩa rộng là “Tinh chuyên” 精專 (dốc lòng, chuyên tâm, tập trung tinh thần), cổ nhân nói: “Tẫn lực mạc như đôn đốc” (hết sức chi bằng đôn đốc), chính là nói làm việc tận tâm tận lực mặc dù rất quan trọng, nhưng chuyên tinh (chuyên tâm, tập trung tinh thần) càng quan trọng hơn. Bởi vậy, khi chúng ta đi học nhận được sự giáo dục, dạy bảo, nhất định phải học được thành thạo một nghề (nhất nghệ tinh), sau đó “Đốc hành”, suốt đời không ngừng rèn luyện, qua thời gian lâu, bạn sẽ hiểu được nhiều hơn người khác, làm được tốt hơn, trở thành một chuyên gia trong nghề, tự nhiên sẽ thành người xuất sắc, nổi bật trong xã hội, vì phục vụ cho nhiều người hơn nữa mà có được thanh danh tốt.
Đào sâu suy ngẫm:
Câu chuyện của Nhạc Dương Tử
Thời Chiến Quốc, có một người tên là Nhạc (Âm Nguyệt) Dương Tử, anh ta cưới một người vợ vô cùng tài đức. Có một lần, anh ta nhặt được một khối vàng trên đường liền mang về nhà. Vợ anh ta nói rằng: “Thiếp nghe nói người có chí hướng không uống nước Đạo Tuyền (tên của một dòng suối cổ ở đông bắc huyện Tứ Thủy, tỉnh Sơn Đông trong thời Xuân Thu. Người ở đó nói rằng năm xưa một toán ăn trộm đã chiếm dụng con suối này, nên gọi nó là Đạo Tuyền, suối của kẻ trộm); người liêm khiết, không nhận đồ người khác khinh miệt bố thí. Khối vàng này lai lịch không rõ, chàng thế nào lại cầm về nhà?” Nhạc Dương Tử nghe xong cảm thấy rất xấu hổ, liền đem vàng trả lại chỗ cũ.
Sau đó, Nhạc Dương Tử đi học nơi xa, hơn một năm mới trở về. Lúc về đến nhà, vợ anh ta đang dệt vải, thấy chồng đột nhiên trở về, liền hỏi: “Chàng đã học xong rồi sao?” Nhạc Dương Tử lắc đầu đáp: “Chưa đâu! Bởi vì ta rất nhớ nàng, cho nên về thăm một chuyến”. Vợ Nhạc Dương Tử nghe xong liền lấy ra một cây kéo, đi đến trước khung cửi, nói với Nhạc Dương Tử: “Miếng vải này là từng sợi từng sợi tơ mà dệt thành thốn, thành xích, thành trượng, thành thất. Nếu như bây giờ thiếp đem nó cắt đứt đi, vậy là tấm vải không thể dùng được nữa, như thế rất nhiều thời gian bị lãng phí một cách vô ích, chuyện này cũng giống như chàng đi học ở bên ngoài, cũng là cần phải chuyên tâm học tập, tháng ngày tích lũy kiến thức, mới có thể có thành tựu, nếu bỏ dở nửa chừng, không phải cũng là uổng phí hết thời gian sao?” Nhạc Dương Tử nghe vợ nói những lời này vô cùng cảm động, chàng quay trở lại tiếp tục đi học, mãi đến bảy năm sau học thành tài mới trở về quê nhà.
Bởi vì Nhạc Dương Tử khổ học thành công, mà được Ngụy Văn Hầu khen ngợi, liền mời anh ta ra làm quan để có thể phát huy sở trưởng, vì quốc gia mà cống hiến một phen.
1. Câu chuyện trên nói cho chúng ta rằng, bất luận là đi học, hay làm việc gì đi chăng nữa thì đều cần phải làm đến nơi đến chốn, tập trung toàn tâm mới có thể thành công. Bạn có biết câu chuyện nào khác giống như câu chuyện này không? Hãy kể ra để mọi người cùng chia sẻ được không?
2. Vợ của Nhạc Dương Tử muốn anh ta đem vàng nhặt được trả lại chỗ cũ, làm như vậy có đúng hay không? Tại sao?
3. Tại sao từ nhỏ chúng ta đã cần phải đến trường đi đọc? Môn học nào mà bạn cảm thấy hứng thú nhất? Có thể nói cho mọi người biết nguyên nhân vì sao không?
4. Tại sao rất nhiều người không thể làm một việc đến nơi đến chốn, thường xuyên bỏ dở nửa chừng, bạn biết nguyên nhân vì sao không? Làm thế nào để cải thiện việc này nhỉ? Bạn có thể nói ra cho mọi người cùng nhau chia sẻ được không?
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43625
Ngày đăng: 11-12-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org