Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư dạ dày cao nhất, lên tới 80%. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư dạ dày giai đoạn I đã lên tới 98,1%, vượt xa các nước. (Zappys Technology Solutions Flickr – CC BY 2.0 DEED)
Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư dạ dày cao nhất, lên tới 80%. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư dạ dày giai đoạn I đã lên tới 98,1%, vượt xa các nước.
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày là gì?
1. Không chú ý đến chế độ ăn uống
Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư dạ dày là do chế độ ăn uống kém, người xưa có câu: “Bệnh từ miệng mà vào”. Nếu bạn thường ăn đồ cay, nhiều dầu mỡ, nướng, chiên… tiêu thụ quá nhiều sẽ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra các tổn thương và bệnh tật.
Các thực phẩm dạng này cũng tiềm ẩn một số chất có thể gây ung thư dạ dày, vì vậy bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý.
2. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
Nhiều bệnh nhân viêm dạ dày nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Do không có phương pháp điều trị hiệu quả chống lại vi khuẩn này, nên có thể dẫn đến tình trạng viêm dạ dày trầm trọng hơn, thậm chí phát triển thêm vết loét dạ dày hoặc các tình trạng khác. Lúc này, chứng loạn sản có thể tiến triển thành ung thư.
Vì vậy, nếu phát hiện nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, bạn nên tích cực điều trị để loại bỏ chúng càng sớm càng tốt.
3. Bệnh tiền ung thư dạ dày
Các bệnh về dạ dày như viêm teo dạ dày mãn tính, loét dạ dày, polyp dạ dày, u lympho dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh tiền ung thư này là rất quan trọng để ngăn ngừa ung thư dạ dày.
4. Yếu tố địa lý, môi trường
Có sự khác biệt rõ ràng trong sự phân bố của ung thư dạ dày theo địa lý và môi trường. Trong số các bệnh nhân ở những khu vực có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao, lượng selen hấp thụ vào cơ thể thường thấp hơn so với những người ở khu vực bình thường. Điều này cho thấy yếu tố địa lý và môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong tỷ lệ mắc ung thư dạ dày.
Tại sao tỷ lệ chữa khỏi ung thư dạ dày ở Nhật Bản lên tới 80%?
Theo Globocan-2018, số ca mắc ung mới ung thư dạ dày tại Việt Nam là 17.527, chiếm 10,6% số ca ung thư mới. Tỷ lệ này vẫn thấp so với Nhật Bản là 29,85%. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày ở Việt Nam lại rất cao, ước tính khoảng 15.000 trường hợp tử vong do căn bệnh này mỗi năm, tức hơn 80%.
Cũng cùng con số đó, nhưng Nhật Bản lại là quốc gia có tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư dạ dày cao nhất, lên tới 80%. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư dạ dày giai đoạn I đã lên tới 98,1%, vượt xa các nước.
Công nghệ điều trị (phẫu thuật và hóa trị) ung thư của các nước gần như giống nhau. Vậy sự khác biệt là gì?
Thực tế, phần lớn các trường hợp phát hiện ung thư dạ dày ở Nhật Bản đều ở giai đoạn đầu. Theo đó, tỷ lệ chẩn đoán sớm ung thư dạ dày ở Nhật Bản cao tới 50% đến 70%.
Trong khi đó, tại Việt Nam, 70% số người bị ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, điều này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng điều trị thành công, cũng như làm giảm đáng kể cơ hội sống sót của bệnh nhân.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư dạ dày?
1. Giải tỏa căng thẳng
Căng thẳng là nguyên nhân quan trọng gây ra ung thư dạ dày, y học cổ truyền cho rằng căng thẳng quá mức có thể dễ dàng gây ra suy nhược cơ thể, làm suy giảm khả năng miễn dịch của con người, rối loạn nội tiết và lắng đọng các chất axit trong cơ thể.
Áp lực quá mức cũng có thể gây ra căng thẳng về tinh thần, dẫn đến hiện tượng độc hỏa xâm nhập, ứ tắc khí huyết. Vì vậy, bạn nên học cách giải tỏa căng thẳng và duy trì thái độ tích cực trong cuộc sống hàng ngày.
2. Ăn uống đúng cách
Thói quen ăn uống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự xuất hiện của ung thư dạ dày.
Người ta khuyến cáo rằng nên ăn ít thực phẩm giàu chất béo và nhiều calo, thay vào đó, bổ sung nhiều rau và trái cây tươi sẽ cung cấp một lượng lớn chất xơ.
Đồng thời, kiểm soát lượng muối ăn vào và hạn chế các thực phẩm nướng, chiên, ngâm chua hoặc nấu chín quá lâu, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
3. Đừng ăn quá nhiều
Nếu bạn luôn ăn quá nhiều hoặc nhịn ăn quá mức, dạ dày có thể bị khó chịu, điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Vì vậy, để ngăn ngừa ung thư dạ dày, mọi người nên chú ý không nên ăn quá nhiều và chỉ nên ăn no từ 70 đến 80% mỗi bữa.
4. Không hút thuốc và uống ít rượu
Mặc dù bản thân rượu không phải là chất gây ung thư nhưng rượu mạnh có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tổn thương mô niêm mạc và thúc đẩy quá trình hấp thụ chất gây ung thư, nếu uống rượu và hút thuốc cùng lúc sẽ có hại hơn.
Vì rượu có thể tăng cường tính thẩm thấu của màng tế bào, từ đó tăng cường khả năng hấp thụ chất gây ung thư trong khói thuốc.
5. Tập thể dục
Bất kỳ bệnh nào cũng có thể được ngăn ngừa bằng cách tập thể dục.
Tập thể dục làm tăng thể lực, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể nói chung, cải thiện khả năng kháng bệnh và giảm sự xuất hiện của bệnh tật. Vì vậy, để hình thành thói quen sinh hoạt tốt, bạn không chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống mà còn phải chú ý đến những lợi ích mà việc tập luyện mang lại cho cơ thể.
Theo Wang He – Aboluowang
Bảo Vy biên dịch
NTD Việt Nam