Khi đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành trên thế giới, không một ai muốn “tiếp xúc gần” với người nào bị nhiễm virus. Hễ có ca bệnh mới nào được báo cáo thì người thân và đồng nghiệp của người nhiễm bệnh là những người bị cách ly trước tiên.
Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi xuất hiện biến thể Delta. Ở Trung Quốc, đã có nhiều ca lây nhiễm khi mọi người xếp hàng chờ xét nghiệm virus. Trong số những người bị nhiễm bệnh có hai cháu bé 2 tuổi và 8 tuổi ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, nơi bệnh nhân đầu tiên (“bệnh nhân số 0”) nhiễm biến thể Delta được phát hiện trong đợt bùng phát gần đây nhất ở Trung Quốc.
Nhiều câu hỏi về vấn đề tiếp xúc gần vẫn để ngỏ. Lấy ví dụ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố “bệnh nhân số 0” ở Nam Kinh là một nhân viên mặt đất, đã vào trong máy bay để làm vệ sinh chuyến bay từ Nga tới Nam Kinh. Chính quyền không thể giải thích tại sao mà không một hành khách nào bị nhiễm trong suốt chuyến bay kéo dài 9 giờ đồng hồ từ Nga tới Nam Kinh, nhưng nhân viên vệ sinh này lại bị nhiễm sau chỉ 30 phút dọn vệ sinh máy bay, rồi làm phát tán virus ra toàn thành phố.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm nổi bật một số ví dụ về những người tiếp xúc với những bệnh nhân Covid-19 nhưng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Điều này cho thấy virus có thể phát tán theo một cách nào đó mà khoa học hiện đại không thể giải thích và có thể có những giải pháp tốt hơn vắc-xin, đặc biệt là khi virus đang đột biến rất nhanh.
Hai người bạn cùng phòng mà người nhiễm, người không
Cô Lương Quỳnh Dư ở Đài Loan tu luyện Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Trong suốt đại dịch, chồng cô làm việc ở nước ngoài, mà ở đó ngày nào cũng có rất nhiều ca mới được ghi nhận.
Lo lắng cho sự an toàn của chồng và đã chứng kiến huyền năng chữa bệnh của Pháp Luân Công ở nhiều người, cô Lương hàng ngày đều gọi điện thoại cho chồng mình và nhắc anh ghi nhớ chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Nhưng chồng cô vốn là một người vô thần nên không để tâm tới lời khuyên của cô.
Bà của cô Lương cũng khuyên chồng cô làm như vậy. Vì không muốn phụ lòng bề trên, anh đã niệm chín chữ chân ngôn này trong cuộc điện thoại.
Cô Lương Quỳnh Dư (bên phải) và bà của cô đang luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công.
Lúc ấy, bạn cùng phòng, cũng là đồng nghiệp của chồng cô Lương, đang bị ho nhiều, thỉnh thoảng gần như không thở được. Tình trạng này kéo dài đến gần một tháng.
Một hôm, khi chồng cô đang nói chuyện với cô qua điện thoại thì công ty của anh thông báo anh không được quay về ký túc xá.
Chồng cô băn khoăn: “Chuyện gì đã xảy ra thế này? Tôi bị nhiễm bệnh rồi sao?”
Cô Lương trấn an chồng mình không cần phải lo lắng. Cô nói: “Anh cứ liên tục niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’, rồi anh sẽ ổn thôi.”
Cô ngạc nhiên khi chồng cô đồng ý ngay, không chút do dự. Có thể anh ấy quá lo lắng, sợ có thể bị lây nhiễm từ người bạn cùng phòng.
Hôm sau, công ty của chồng cô thông báo người bạn cùng phòng của anh đúng là đã nhiễm bệnh. Anh và bạn cùng phòng ở cùng nhau gần như 24 giờ mỗi ngày, sống cùng ký túc xá và làm việc cùng nhau. Cả hai người dùng chung hệ thống điều hòa không khí, chung phòng tắm và thường xuyên ăn uống cùng nhau.
Chồng cô Lương sau đó bị đưa đi cách ly. Cả anh và bạn cùng phòng đều được xét nghiệm ba tuần một lần. Anh thì luôn âm tính trong khi bạn cùng phòng của anh xét nghiệm đến lần thứ tư vẫn là dương tính.
Chồng cô Lương vô cùng biết ơn Pháp Luân Công. Sau khi trở về Đài Loan, anh đã ghi danh vào lớp học 9 ngày và xem các video bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công và bắt đầu đọc nhiều sách Đại Pháp, trong đó có cuốn Chuyển Pháp Luân.
Hai vợ chồng y tá ở Vũ Hán không bị nhiễm bệnh
Một học viên Pháp Luân Công khác sống ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, từng là tâm chấn của đại dịch. Con gái và con rể của bà đều làm y tá tại một bệnh viện lớn ở Vũ Hán. Con rể của bà làm việc ở khoa cấp cứu. Vào giai đoạn cao điểm của đại dịch, đôi vợ chồng trẻ này hàng ngày phải tiếp xúc với một lượng lớn bệnh nhân Covid. Một số đồng nghiệp của họ đã nhiễm bệnh. Hai vợ chồng họ cũng rơi vào trạng thái căng thẳng cực độ.
Ngày 18 tháng 1 năm 2020, một tuần trước Tết Nguyên Đán, học viên này đã mời con gái và con rể tới dùng bữa tối. Thấy con rể căng thẳng, bà đã lại nhắc con rể và con gái niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Bà cũng nói sâu hơn về Pháp Luân Công và vạch trần những tuyên truyền phỉ báng của ĐCSTQ. Hai vợ chồng con gái bà tỏ ra rất quan tâm.
Bởi vì hai vợ chồng từ lâu đã thoái khỏi các tổ chức của ĐCSTQ và nhớ niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” nên họ luôn giữ được an toàn trong suốt đại dịch mặc dù phải tiếp xúc gần với nhiều bệnh nhân Covid trong bệnh viện.
Một người con gái khác của học viên này là bác sỹ tại một bệnh viện khác ở Vũ Hán, cũng có trải nghiệm tương tự. Cô được chỉ định làm việc ở phòng khám cảm sốt trong một tháng, hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều bệnh nhân, trong đó có cả những người đã nhiễm virus. Giống như em gái mình, cô cũng để tâm tới lời khuyên của mẹ và cô vẫn an toàn khỏe mạnh.
Những người sống sót ở Vũ Hán
Một học viên khác ở Vũ Hán cho biết một số ít người đã chú ý tới bệnh dịch này ngay khi nó mới bùng phát vào cuối năm 2019 vì sự che đậy của ĐCSTQ. Thêm vào đó, Tết Nguyên Đán đang tới nên có quá nhiều người đi thăm hỏi nhau và tiệc tùng. Như cha của người học viên này, hầu như ngày nào cũng tiệc tùng, đôi khi là với hàng chục, thậm chí hàng trăm người, liên tục cho tới khi thành phố phong tỏa vào ngày 23 tháng 1 năm 2020.
Ông Bao, một người bạn của người cha, đã tham dự hai bữa tiệc cùng bạn bè thời đại học vào đầu tháng 1 năm 2020. Vì một người bạn của ông Bao đã nhiễm bệnh nên cả hai vợ chồng ông đều bị nhiễm. Sau đó, vợ chồng ông Bao đã qua đời.
Vì ngày nào cũng đọc nhiều bản tin như vậy trên WeChat, cha của học viên này thành ra vô cùng lo lắng. Mặc dù không phải là một học viên Pháp Luân Công nhưng ông ủng hộ Pháp Luân Công và đã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. Cả ông và gia đình ông đều coi việc ông sống sót sau bao nhiêu buổi tiệc như thế là một điều kỳ diệu.
Một đại gia đình hơn 30 người tránh được tai họa
Nhiều sự việc tương tự cũng diễn ra ở vùng nông thôn. Bài viết “Dịch viêm phổi Vũ Hán không thể lây nhiễm trong gia đình chúng tôi” trên Minh Huệ đã kể về một trường hợp như thế. Tác giả cho biết đại gia đình của cô có hơn 30 người ở cùng làng. Trong đó, hơn 20 người đã tập trung để ăn tất niên vào ngày 24 tháng 1 năm 2020, một ngày sau khi Vũ Hán phong tỏa.
Ngày hôm sau, người anh họ tên Thao của tác giả đã bị sốt và liên tục ho. Hai ngày sau, ông được chẩn đoán nhiễm virus corona. Tác giả đã viết: “Không giống như anh họ Thao của tôi, mọi người trong gia đình đều ủng hộ Pháp Luân Công và đã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ”. Nhưng riêng anh Thao, vì bị lừa dối bởi những tuyên truyền phỉ báng mà có lần đã công kích Pháp Luân Công ở nơi công cộng.
Lần này, khi người viết lại nói chuyện với Thao, anh đã nghiêm túc lắng nghe. Anh hỏi về Pháp Luân Công. Người viết đã giải thích rằng các học viên Pháp Luân Công mong muốn sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành những người tốt hơn nữa nhưng ĐCSTQ, vốn là chính quyền dối trá và tàn bạo, đã bức hại Pháp Luân Công. Bởi vậy, thoái ĐCSTQ và các tổ chức của nó giúp người ta quay về với các giá trị truyền thống, và sẽ được nhận phúc báo. Anh Thao đồng ý và niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Anh đã hết sốt vào chiều hôm đó và sớm bình phục rồi xuất viện.
Vợ anh Thao, chị Tingtin vào Pháp Luân Công và thường xuyên đọc các sách Đại Pháp. Thỉnh thoảng, chị nghe Minh Huệ Radio và luyện công. Sau khi anh Thao bi nhiễm virus, chị đã giúp anh ăn uống và tắm giặt. Mặc dù tiếp xúc gần với anh nhưng chị vẫn khỏe mạnh. Những người thân khác của anh Thao như con trai, cháu trai và nhiều người khác cũng có mặt tại bữa tất niên đó, nhưng tất cả đều khỏe mạnh.
Người viết đã viết: “Khi hàng xóm hỏi ‘Tại sao bệnh dịch lại không lây nhiễm cho gia đình chị vậy?’ Chúng tôi biết khi nghe theo lương tâm và ủng hộ những người vô tội thì chúng tôi sẽ được phúc báo.”
“Ôn dịch có mắt”
Một ví dụ khác là ở tỉnh Hồ Bắc. Trong bài viết “Xem ra viêm phổi Vũ Hán thực sự có mắt” đăng trên Minh Huệ, tác giả đã nói rằng vợ của cháu trai và con trai của dì đã bị nhiễm virus corona. Sau khi niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” thì cả hai người họ đều đã bình phục. Nhưng chú của cô lại không may mắn như vậy.
Thực ra, ngay trước Tết Nguyên đán 2020, người chú này đã mang về nhà một bức tranh mười thống soái của ĐCSTQ và treo nó lên. Vì nhiều người biết rõ ĐCSTQ xấu ác thế nào và đã thoái xuất khỏi các tổ chức của nó, vợ ông (người dì của tác giả) đã bảo ông hạ bức ảnh đó xuống và bỏ đi. Nhưng ông đã không nghe. Ngày hôm sau, con trai nhỏ của ông bị chẩn đoán nhiễm virus. Khi vợ ông nói về việc thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ, ông vẫn không chịu nghe. Sau đó, ông đã nhiễm bệnh và qua đời chỉ trong vài ngày.
Các cán bộ làng yêu cầu đưa người dì tới nơi khác cách ly, nhưng bà muốn được cách ly tại nhà nhà. Nhân viên khử trùng không dám vào trong nhà, mà yêu cầu bà tự khử trùng nhà và đem thùng rác ra. Bà vẫn tiếp tục niệm chín chữ chân ngôn. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy bà hoàn toàn khỏe mạnh.
Nhiều cán bộ làng đã tò mò vì điều này. Một số người dân trong làng nói rằng họ tin bệnh dịch này có mắt và biết nó cần phát tán ở nơi đâu.
Mối tương quan giữa thân thể và ý thức
Mãi mấy năm gần đây, khoa học hiện đại mới bắt đầu nghiên cứu về mối liên hệ giữa ý thức và thân thể. Trong khi đó, thời cổ đại, đặc biệt là ở Trung Quốc, đã hiểu rõ về mối liên hệ này. Mọi người, nhìn chung, đều tin “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.
Với niềm tin ấy, hơn 380 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Họ đã nhận ra những tác hại mà chính quyền này đã gây ra cho người dân trong mỗi cuộc vận động chính trị của nó, như Cải cách Ruộng đất vào những năm 1950, Nạn đói lớn (1956-1961), Cách mạng Văn hóa, Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn (1989) và nhiều cuộc vận động khác nữa. Năm 1999, ĐCSTQ phát động cuộc bức hại hàng triệu học viên Pháp Luân Công. Cuộc bức hại này vẫn chưa hề chùng xuống sau 22 năm. Nhiều học viên đã bị giam giữ, tra tấn và cầm tù. Một số học viên đã bị đưa vào các trại lao động cưỡng bức, bị chà đạp tinh thần, thậm chí trở thành nạn nhân của tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
Năm ngoái, một báo cáo Minh Huệ nghiên cứu 36 trường hợp nhiễm virus từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020. 100% những người này, đến từ 6 dân tộc và 6 quốc gia, đã có tiến triển tốt khi niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. 10 trong 11 người đã khỏi, một người có cải thiện.
Trong Hoàng Đế Nội Kinh, một trong những cuốn sách Trung y cổ đại trứ danh có viết: “Chính khí tồn tại bên trong, tà khí không thể xâm nhập”. ĐCSTQ là mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới; nó biến các học viên Pháp Luân Công thành nhóm lớn nhất bị bức hại vì đức tin của họ. Bất kỳ ai ủng hộ những học viên Pháp Luân Công vô tội đều sẽ được phúc báo.
Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại từ tháng 7 năm 1999. Trên đây là một băng rôn với nội dung “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Đối với việc dán những băng rôn kiểu như vậy thì người ta có thể bị bắt và giam giữ trong nhiều năm.
Các học viên Pháp Luân Công diễu hành ở bên ngoài Trung Quốc nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại tại Trung Quốc.